Top 6 bài suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa
Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên
- 1. Hình ảnh nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
- 2. Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên ngắn gọn
- 3. Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa
- 4. Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên - mẫu 1
- 5. Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên - mẫu 2
- 6. Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
- 7. Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật anh thanh niên
Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong bài viết sau đây của Hoatieu sẽ giúp các bạn cảm nhận rõ hơn về vẻ đẹp lao động của nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
- Top 8 bài phân tích nhân vật anh thanh niên siêu hay
- Top 5 bài đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa hay nhất
Suy nghĩ về anh thanh niên trong lặng lẽ Sa Pa - Có thể nói trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật anh thanh niên đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về đức tính chân thành, nồng hậu trong cuộc sống đầy tin yêu cùng với sự cống hiến hết mình cho công việc. Hình ảnh nhân vật anh thanh niên chính là biểu tượng của vẻ đẹp lao động trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Sau đây là một số bài văn mẫu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa hay và chi tiết giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm.
1. Hình ảnh nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
Anh thanh niên là nhân vật chính trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn nguyễn Thành Long. Anh làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cổ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Thông qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, ta có thể thấy hình tượng nhân vật anh thanh niên nổi bật lên với những vẻ đẹp sau:
a) Một người yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm trong công việc
- Một người yêu nghề, dám chấp nhận hi sinh:
+ Chấp nhận sống và làm việc trong một hoàn cảnh, môi trường đặc biệt: trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo.
+ Coi công việc như một người bạn: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?...Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn chết mất".
+ Tìm thấy những ý nghĩa trong công việc: "báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu".
+ Tự hào và hạnh phúc bởi anh không chỉ giúp ích cho lao động mà cả trong chiến đấu: Phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng.
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc:
+ Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, không có ai dám sát xong anh vẫn luôn tự giác, tận tụy: Mỗi ngày đều bốn lần đi "ốp" để báo về nhà, không ngần ngại những đêm mưa tuyết,...
+ Tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, đúng giờ giấc và chính xác đến từng phút: Anh đếm từng phút trong cuộc gặp gỡ vì sợ hết ba mươi phút.
+ Anh luôn hoàn thành xuất sắc công việc của mình.
=> Nhận xét: Anh thanh niên là hiện thân cho những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước thêm giàu đẹp.
b) Một người có tinh thần lạc quan và yêu tha thiết cuộc sống
- Anh biết tạo ra niềm vui trong cuộc sống của mình bằng việc trồng đủ các loài hoa rực rỡ để làm đẹp cho ngôi nhà mình ở; nuôi gà, nuôi ong để làm giàu nguồn lương thực cho mình.
- Luôn tự trau dồi bản thân bằng cách đọc qua sách, để nâng cao hiểu biết và chất lượng cuộc sống.
- Không chỉ sắp xếp xếp, tổ chức công việc một cách khoa học,mà ngay trong cuộc sống anh cũng thật gọn gàng, ngăn nắp : Một căn nhà ba gian sạch sẽ khiến ông họa sĩ phải trầm trồ và bất ngờ.
=> Nhận xét: Tinh thần lạc quan đã làm điểm tựa vững bền giúp anh chủ động vượt lên hoàn cảnh còn nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần và tìm được niềm vui , ý nghĩa của cuộc sống.
c) Một con người chân thành, cởi mở và hiếu khách
- Thể hiện ở nỗi thèm người, muốn được nhìn ngắm, trò chuyện với con người. Vì thế, anh đã lấy khúc cây chắn ngang đường để dừng những chuyến xe hiếm hoi.
- Khi gặp được người thì anh mừng đến mức tất tả, cuống cuồng như không kiềm được cảm xúc: "Anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến", "Người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ".
- Anh là một người thân thiện, cởi mở ngay cả với những người mới gặp lần đầu : niềm nở, hồ hởi không giấu lòng, pha trà, tặng hoa và cả quà ăn đường.
- Trân trọng từng giây từng phút gặp gỡ: Đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu.
- Anh quan tâm, chu đáo đến cả những người tình cờ gặp gỡ và sẵn sàng yêu thương, sẻ chia: Nghe bác lái xe kể về việc vợ mình bị bệnh, anh đã lặng lẽ đi tìm củ tam thất để bác gái ngâm rượu uống.
=> Nhận xét: Anh thanh niên xứng đáng trở thành biểu tượng cho phẩm chất và con người nơi mảnh đất Sa Pa.
d) Một con người khiêm tốn
- Công việc của anh đang làm góp một phần quan trọng cho những bước chuyển mình của đất nước: phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu. Nhưng anh lại cho những đóng góp của mình là vô cùng nhỏ bé so với bao người khác.
- Khi ông họa sĩ xin ký họa chân dung, anh từ chối, e ngại : "Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đánh cho bác vẽ hơn".
* Qua những nét phác họa của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên hiện lên thật chân thực, sinh động, đẹp đẽ. Giữa thiên nhiên im lặng, hắt hiu, giữa cái lặng lẽ muôn thuở của Sa Pa đã vang lên những âm thanh trong sáng, những sắc màu lung linh của những con người lao động mới như anh.
2. Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên ngắn gọn
Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành long là một chàng trai 27 tuổi. Ở một cái độ tuổi thanh xuân phơi phới nhưng anh lại sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây mù và cây cỏ. Sống ở nơi vô cùng heo hút và vắng vẻ nhưng anh luôn hoàn thành tốt công việc của mình bởi anh hiểu rằng, công việc mình làm tuy nhỏ bé nhưng liên quan đến công việc chung của đất nước, của mọi người. Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng trong anh luôn thể hiện sự nồng nhiệt, lòng hiếu khách và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngoài ra, anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé, anh vẫn còn thua ông bố vì chưa được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường đánh giặc. Khi ông hoạ sĩ kí hoạ chân dung, anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn anh nhiều (ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét...). Tóm lại, chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc.
3. Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long (1925-1991) là một trong những cây bút văn xuôi nổi tiếng từ giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại. Chuyến đi Lào Cai mùa hè năm 1970 đã giúp nhà văn cho ra đời một tác phẩm ấn tượng “Lặng lẽ Sa Pa” in trong tập “Giữa trong xanh”. Tác phẩm đã tôn lên nét đẹp vốn có của thiên nhiên Sa Pa, và đặc biệt là làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những con người đang lặng lẽ làm việc cống hiến cho đất nước, trong đó có nhân vật anh thanh niên.
Tâm hồn anh thanh niên trẻ trước tiên đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc vất vả nhiều gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ và cô gái từ miền xuôi lên, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay, anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”, không có một bóng người. Công việc hàng ngày của anh là “đo gió, đo mưa, đo chấn động mặt đất” rồi ghi chép lại, gọi báo về trung tâm qua máy bộ đàm. Anh rất yêu công việc của mình dù nhiều đêm anh phải đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”.
Thế nhưng, trong anh thanh niên bao giờ cũng là một nét lạc quan đáng nể phục. Anh quan niệm:“khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”, “Công việc của cháu gian khổ thế đấy,chứ cất nó đi,cháu buồn đến chết mất”. Sống một mình, anh coi công việc là lẽ sống, và cũng là một người bạn giống như sách vậy. “Lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà”, anh không hề đơn độc mà ngược lại, anh luôn duy trì được sự lạc quan trong đời sống thường ngày. Nhờ sự lạc quan ấy mà dù có vất vả, anh vẫn hoàn thành công việc của mình rất xuất sắc. Anh có công lớn khi phát hiện đám mây khô giúp quân ta lập chiến công trên cầu Hàm Rồng. Anh cảm thấy hạnh phúc vì mình làm tốt công việc chứ không hề mong đợi được vinh danh. Sự hy sinh thầm lặng cùng tinh thần trách nhiệm của anh thanh niên thật xứng đáng được nể phục.
Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn, công việc vất vả nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, biết sắp xếp lo toan cho cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh khéo léo, sạch sẽ và có trách nhiệm với chính cuộc sống của bản thân. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh trò chuyện cùng bác lái xe và các hành khách cho vơi bớt nỗi nhớ nhà. Khác với nhiều người sẽ cảm thấy cô đơn, anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và dành sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu, sự nhiệt tình cùng lòng mến khách của anh đã gây được thiện cảm đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ. Anh vui vì được đón khách, được nói chuyện, niềm vui ấy mãnh liệt đến mức nét mặt, cử chỉ của anh đều toát ra vẻ vui mừng niềm nở. Anh rất tự nhiên kể về công việc, đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa Pa lặng lẽ. Lần gặp đầu tiên, anh hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết. Bó hoa cho cô gái, nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu…tuy nhỏ nhưng đó là tấm lòng chân thành của anh. Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý tốt bụng mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng chân thành tận tình đáng quý.
Trong công việc đã có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại luôn hết mực khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình chỉ là bình thường, nhỏ bé so với bao người khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già muốn phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay. Anh thấy mình chưa xứng đáng và hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn mình: đó là “ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn, to hơn; đó là “người cán bộ nghiên cứu sét, 11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”. Dù còn trẻ tuổi, anh thanh niên vẫn rất nặng tình nặng nghĩa với mảnh đất và con người Sa Pa nơi đây và đồng thời thấm thía sự hy sinh thầm lặng của nhưng con người ngày đêm cống hiến cho đất nước như anh.
Với một cốt truyện khá nhẹ nhàng, tuy không có tình tiết cao trào, nhưng những chi tiết chân thực tinh tế, ngôn ngữ đối thoại sinh động, nhà văn Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa Pa yên bình lặng lẽ. Tiếp xúc với anh thanh niên, người hoạ sỹ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà đến tầm tuổi này ông vẫn chưa hiểu hết được, cô kỹ sư trẻ âm thầm trong lòng bao cảm mến bâng khuâng và cả sự ngưỡng mộ với anh.
Qua truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, nhà văn dường như muốn nhắn nhủ các thế hệ, những con người Việt Nam đừng bao giờ quên những con người đã và đang âm thầm phấn đấu, hy sinh và cống hiến cho đất nước. Ông cũng đã làm nổi bật lên được nét đẹp phẩm chất đáng quý của họ thông qua nhân vật anh thanh niên: lạc quan, trách nhiệm, khiêm tốn và cần mẫn nhiệt tình. Thật đáng để chúng ta trân trọng, ngưỡng mộ và noi theo.
4. Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên - mẫu 1
Nhắc đến Sa Pa, ta nghĩ ngay đến một khu du lịch nghỉ mát lớn của cả nước. Và vì thế, nhắc đến Sa Pa là nhắc đến sự nghỉ ngơi, hưởng thụ. Nhưng với “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành Long đã cho ta biết đến một Sa Pa hoàn toàn ngược lại: Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm cống hiến cho đất nước. Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm là một người tiêu biểu trong số đó. Anh đã để lại trong lòng người đọc một niềm yêu mến và cảm phục sâu sắc.
Không yêu mến, cảm phục sao được một con người cởi mở, thân thiện, ngăn nắp... và đặc biệt là say mê, yêu quý và có trách nhiệm với công việc của mình như thế!
Mở đầu tác phẩm, anh hiện lên qua câu chuyện của bác lái xe với người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Đó là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, một mình làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn mét. Nhưng trước hết, điều gây ấn tượng mạnh cho độc giả là chuyện "thèm người" của anh chàng "cô độc nhất thế gian" kia. Không phải anh ta "sợ người" mà lên làm việc ở đây, trái lại, anh ta từng chặt cây ngáng đường ngăn xe dừng lại để được gặp người "nhìn trông và nói chuyện một lát".
Lên đỉnh Yên Sơn, người họa sĩ và cô kĩ sư được gặp một con người "tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ". Anh ta sống trong "một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách". Sự cô độc không làm anh trở nên cộc cằn, cẩu thả. Trái lại, nó càng làm nổi bật những đức tính hiếm có ở chàng trai trẻ này. Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một người yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán. Anh nồng nhiệt chào đón những người khách bất ngờ của mình; cởi mở giới thiệu về công việc, ngợi ca những người bạn cũng đang say mê miệt mài với công việc ở Sa Pa. Lòng yêu người của anh đã được thể hiện phần nào ở những chi tiết trước đó: đào củ tam thất biếu vợ bác lái xe, “thèm người” đến mức hạ cây ngang đường để xe dừng lại mà nói chuyện với mọi người dăm ba phút... nhưng những người khách mới vẫn không khỏi xúc động về những gì anh mang tới cho họ. Khi hai người khách trở về, ngoài những quả trứng “của nhà có được” anh còn tặng họ cả những bông hoa rực rỡ. Hoá ra anh cũng vô cùng mộng mơ và lãng mạn!
Nhưng không dừng lại ở đó, anh tiếp tục khiến người đọc cảm động, ngạc nhiên và khâm phục về những gì anh nghĩ về công việc và những gì anh đã làm đã hiến dâng cho cuộc sống.
Anh là một chàng thanh niên, đã hai mươi bảy tuổi nhưng chưa có người yêu. Anh chấp nhận rời xa cuộc sống đô thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bỏ với công việc. Một công việc phức tạp, vất vả: "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Qua những lời tâm sự của anh về công việc ta đã phần nào hình dung được sự khó khăn, nguy hiểm của công việc. Chẳng những phải dậy đúng giờ “ốp” - vốn vẫn rất thất thường - mà phải đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết của thiên nhiên: gió, bão, tuyết, hoang thú,... Và đáng sợ hơn nữa là sự cô độc. Cùng với áp lực công việc, cái đó có thể giết chết con người bằng bệnh trầm cảm, tự kỉ nhưng anh thanh niên đã chiến thắng tất cả để giữ được một trái tim ấm áp, một tinh thần lạc quan, yêu đời. Anh triết lí về công việc của mình: "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: "bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài". Còn cô kĩ sư, với cô cuộc sống của người thanh niên là "cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp", anh mang lại cho cô "bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên". Và người đọc, chắc hẳn cũng có những cảm nhận như thế về nhân vật đặc biệt này.
Cùng với những người kĩ sư trồng rau, nhà khoa học nghiên cứu sét,... anh thanh niên đã trở thành biểu tượng cho những con người đang hăng say lao động cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Ra đời năm 1970, giữa lúc miền Bắc đang hăng say sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ, nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” đã thực sự trở thành biểu tượng cho những anh hùng lao động đồng thời động viên, cổ vũ tinh thần lao động, sản xuất của nhân dân miền Bắc.
Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.
5. Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên - mẫu 2
Gấp lại truyện ngắn “Lặng lẽ Sa pa ” của Nguyễn Thành Long lòng ta cứ xao xuyến vấn vương trước vẻ đẹp của những con người, trước những tình cảm chân thành, nồng hậu trong một cuộc sống đầy tin yêu. Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục. Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Công việc hàng ngày của anh là “đo gió, đo mưa, đo chấn động mặt đất”rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình. Anh quan niệm: “khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? ”Anh hiểu rõ: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà ”. Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà.
Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu, lòng mến khách, nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ. Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh, toát lên qua nét mặt, cử chỉ:anh biếu bác lái xe củ tam thất, mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ, hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà”, hồn nhiên kể về công việc, đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ. Khó người đọc nào có thể quên, việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết.Bó hoa cho cô gái, nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu… Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng, tận tình đáng quí.
Công việc vất vả, có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao ngừơi khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay. Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn mình: “Không, không, bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. ”Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn, to hơn. Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét, 11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”… Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa pa, thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước.
Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng, những chi tiết chân thực tinh tế ,ngôn ngữ đối thoại sinh động Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa lặng lẽ.Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên, khiến người hoạ sỹ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kỹ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng …
Với truyện ngắn này, phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu.
6. Suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn trong trẻo, nhẹ nhàng, giàu chất thơ và ý nghĩa của nhà văn Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970. Truyện ngắn đã truyền tải được một ý nghĩa rất hay về hình ảnh đẹp của những con người lao động thông qua việc xây dựng được những nhân vật đẹp như: Ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh lái xe…Đặc biệt nhất đó là nhân vật anh thanh niên.
Anh thanh niên trẻ là cán bộ khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Anh là “người cô độc nhất thế gian”, một mình làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng bốn bề mây phủ cây phong, lạnh rét. Anh cô độc đến thèm người và luôn nhớ người, bởi anh sinh ra có gia đình, cha mẹ, quê hương, làm sao không thèm, không nhớ? Nỗi nhớ khiến anh phải chặt cây chắn đường để được gặp người. Anh đã làm quen được với bác lái xe từ đó. Lần này qua bác lái xe, anh lại được làm quen với ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, niềm vui ấy càng tiếp thêm cho anh tình yêu cuộc sống hơn bao giờ hết.
Công việc mỗi ngày của anh là: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất” nhằm dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất và chiến đấu. Công việc tuy không khó nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao. Qua những lời tâm sự của anh về công việc ta đã phần nào hình dung được sự khó khăn, nguy hiểm của công việc. Chẳng những phải dậy đúng giờ “ốp” – vốn vẫn rất thất thường – mà phải đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết của thiên nhiên: gió, bão, tuyết, hoang thú,… Và đáng sợ hơn nữa là sự cô độc. Cùng với áp lực công việc, những điều đó có thể giết chết một con người bằng bệnh trầm cảm, tự kỉ nhưng anh thanh niên đã chiến thắng tất cả để giữ được một trái tim ấm áp, một tinh thần lạc quan, yêu đời.
Công việc thì vô cùng gian khổ là vậy, phải làm việc ở nơi thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng anh luôn coi công việc là niềm vui của mình, tự giác trong công việc. Anh triết lí về công việc của mình: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” và “ nếu không có nó thì cháu buồn đến chết mất”. Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Anh chưa bao giờ lơ là công việc, anh luôn đề ra cho mình những nhiệm vụ công tác và luôn cố gắng vượt mọi thử thách khó khăn để đạt được kết quả tốt nhất. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn, chính vì vậy anh ý thức được tinh thần trách nhiệm của mình đối với công việc. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: “bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chăng đường dài”. Còn cô kĩ sư, với cô cuộc sống của người thanh niên là “cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp”, anh mang lại cho cô “bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên”. Và người đọc, chắc hẳn cũng có những cảm nhận như thế về nhân vật đặc biệt này.
Hơn nữa anh thanh niên còn tự biết tạo niềm vui cho cuộc sống của mình bằng cách: Anh còn đọc sách ngoài giờ làm việc, anh nuôi gà trồng hoa…Anh tạo cho mình một cuộc sống ngăn nắp ở trạm khí tượng, phong phú về cả vật chất lẫn tinh thần, một cuộc sống chủ động, làm chủ mình và có ích cho đời. Chúng ta không chỉ yêu mến anh thanh niên ở sự chủ động trong cuộc sống; trong tinh thần say mê, có trách nhiệm với công việc; sự cởi mở, chân thành mà anh dành cho mọi người mà còn bởi anh luôn là một người rất khiêm tốn, luôn đề cao người khác. Khi được ông họa sĩ khen ngợi và tỏ ý muốn vẽ chân dung anh nhưng anh một mực từ chối vì anh cảm thấy sự đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Anh luôn say sưa ca ngợi mọi người, anh nói thành thực: “Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét mới một mình hơn cháu…Hay là bác vẽ đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu…”
“ Trong cái im lặng của Sa pa” thì anh thanh niên như một âm thanh trong trẻo phá tan sự im lặng đáng sợ đó. Tác giả Phạm Thành Long đã thực sự rất thành công khi xây dựng một hình ảnh đẹp- anh thanh niên. Anh thanh niên là một tấm gương sáng cho thê hệ trẻ học tập về phong cách sống và làm việc đầy trách nhiệm, say mê, nhiệt huyết và lạc quan, yêu đời.
7. Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật anh thanh niên
Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là hình ảnh đẹp về người lao động mới xã hội chủ nghĩa. Anh thanh niên mang trong mình đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của con người của cuộc sống mới. Ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm với công việc. Nói về hoàn cảnh sống và công việc của anh. Theo lời bác lái xe thì anh là người ”cô độc nhất thế gian” bởi đã mấy năm anh sống một mình trên đỉnh núi Yên sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây núi lặng lẽo, công việc của a là đo gió, đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất…. rồi ghi chép lại và báo về trung tâm, dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày. Đây là một công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ chính xác cao và có tinh thần trách nhiệm cao” nửa đêm đúng giờ opps thì dù mưa tuyết giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy làm việc đã quy định: "4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối lại 1 giờ sáng” công việc đòi hỏi tính chính xác theo đúng thời gian lại rất gian khổ, anh phải đối chọi với thời tiết vô cùng khắc nghiệt, xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài chỉ trực đợi mình ra là ào ào xông tới”. Nhưng cái gian khổ nhất với anh là phải vượt qua sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng trên đỉnh núi cao không một bóng người, đây là một hoàn cảnh đặc biệt. Anh chính là hình ảnh tiêu biểu cho những con người lao động mới đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm 70 cuối thế kỷ XX, cuộc sống đẹp đẽ và sự cống hiến hi sinh thầm lặng của anh thanh niên khiến ta trân trọng và cảm phục.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Cự Giải
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
- Top 11 bài phân tích Vội vàng của Xuân Diệu
- Cảm nhận bài thơ Vội vàng hay nhất
- Phân tích 13 câu đầu bài Vội vàng siêu hay
- Cảm nhận 13 câu đầu bài Vội vàng hay chọn lọc
- Phân tích khổ cuối bài Vội vàng
- Cảm nhận khổ thơ cuối bài Vội vàng
- Phân tích Vội vàng khổ 1 hay nhất
- Phân tích Vội vàng khổ 2 siêu hay
- Kết bài Vội vàng hay chọn lọc
- Mở bài Vội vàng siêu hay
- Phân tích bài thơ Tự tình siêu hay
- Top 10 bài phân tích Tây Tiến của Quang Dũng hay nhất
- Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến hay chọn lọc
- Top 10 bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chọn lọc
- Top 11 bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 2 Tây Tiến hay chọn lọc
- Cảm nhận đoạn 3 Tây Tiến hay nhất
- Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất
- Phân tích bức tranh thiên nhiên Tây tiến hay nhất
- Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến
- Phân tích Việt Bắc hay nhất chọn lọc
- Phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu hay
- Phân tích Câu cá mùa thu hay chọn lọc
- Phân tích Nhàn hay nhất
- Phân tích Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích tâm trạng nhân vật Liên hay và xúc tích
- Cảm nhận cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc về đêm hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn hay chọn lọc
- Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm trong tác phẩm Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích giá trị nhân đạo trong Hai đứa trẻ hay nhất
- Tóm tắt Hai đứa trẻ siêu hay
- Kết bài Hai đứa trẻ hay nhất
- Phân tích Chữ người tử tù đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích truyện Tấm Cám đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích nhân vật An Dương Vương đầy đủ nhất
- Phân tích nhân vật ông Hai hay nhất
- Phân tích Làng Kim Lân đầy đủ và chọn lọc
- Phân tích Chiếc lược Ngà chọn lọc nhất
- Cảm nhận Câu cá mùa thu hay nhất
- Phân tích bài thơ Tỏ lòng hay nhất
- Cảm nhận về Tiểu đội xe không kính hay nhất
- Phân tích Bài ca ngất ngưởng hay nhất
- Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất
- Phân tích bài thơ Đất nước hay chọn lọc
- Phân tích Cảnh ngày hè hay nhất
- Phân tích bài thơ Đồng chí hay nhất
- Phân tích Sóng đầy đủ và chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
- Phân tích khổ 5 6 bài Sóng hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích 3 khổ cuối bài Sóng hay chọn lọc
- Cảm nhận 3 khổ thơ cuối bài Sóng hay nhất
- Mở bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng Sóng hay nhất
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng
- Phân tích nét truyền thống và hiện đại trong bài thơ Sóng siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Sóng siêu hay
- Phân tích khổ 5 6 7 bài Sóng hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Bếp lửa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ về mẹ hay nhất
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà
- Phân tích Hạnh phúc của một tang gia hay nhất
- Phân tích Người lái đò sông Đà hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng Giêng hay nhất
- Tóm tắt Lặng lẽ Sapa ngắn gọn xúc tích
- Tóm tắt Chí Phèo ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi ra tù
- Phân tích nhân vật Chí Phèo ngắn gọn
- Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở
- Phân tích diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo hay chọn lọc
- Phân tích truyện ngắn Chí Phèo hay sâu sắc
- Phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo siêu hay
- Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo sâu sắc nhất
- Cảm nghĩ về tình bạn hay chọn lọc
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ hay chọn lọc
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang siêu hay
- Thuyết minh về hoa mai ngày Tết siêu hay
- Thuyết minh về cây hoa đào hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Ánh trăng siêu hay
- Thuyết minh về cây bút bi siêu hay
- Hãy kể về 1 kỉ niệm sâu sắc trong lòng em (10 mẫu)
- Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam hay nhất
- Phân tích Độc Tiểu Thanh kí siêu hay
- Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học
- Thuyết minh về cái phích nước siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc nón lá hay chọn lọc
- Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến siêu hay
- Viết đoạn văn về bạn thân bằng tiếng Anh
- Cảm nghĩ về mùa xuân siêu hay
- Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương siêu hay
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước siêu hay
- Thuyết minh về ngày Tết cổ truyền siêu hay
- Thuyết minh về cái quạt siêu hay
- Thuyết minh về cái kính hay nhất
- Kể về một người thân của em hay nhất
- Thuyết minh về thể thơ lục bát hay chọn lọc
- Thuyết minh về chiếc cặp sách siêu hay
- Kể về một việc tốt mà em đã làm
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (7 mẫu)
- Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du siêu hay
- Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết hay chọn lọc
- Tả cảnh mùa xuân hay chọn lọc
- Bài văn kể về mẹ hay nhất
- Thuyết minh về bánh chưng hay và ngắn gọn
- Phân tích Vợ chồng A Phủ cực hay
- Cảm nhận Vợ chồng A Phủ siêu hay
- Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân hay nhất
- Tóm tắt Vợ chồng A Phủ hay nhất
- Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị cực hay
- Phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
- Cảm nhận về nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ
- Top 37 mẫu mở bài Vợ chồng A Phủ hay
- Phân tích nhân vật A Phủ hay chọn lọc
- Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Cảm nhận nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân siêu hay
- Cảm nhận của em về sức sống tiềm tàng của Mị trong đêm tình mùa xuân
- Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
- Phân tích Phú sông Bạch Đằng siêu hay
- Phân tích Lưu biệt khi xuất dương hay nhất
- Phân tích Hầu trời siêu hay
- Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích Vợ nhặt hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật bà cụ Tứ hay nhất
- Phân tích nhân vật Thị siêu hay
- Tóm tắt Vợ nhặt ngắn gọn và đầy đủ
- Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt
- Mở bài Vợ nhặt hay nhất
- Kết bài Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt
- Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt siêu hay
- Cảm nhận của anh chị về nhân vật Tràng trong đoạn trích sáng hôm sau
- Cảm nhận về khát vọng sống của người Vợ nhặt (3 mẫu)
- Phân tích nhân vật Tràng sáng hôm sau
- Phân tích đoạn 3 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích đoạn 2 Bình Ngô đại cáo hay chọn lọc
- Phân tích Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Sơ đồ tư duy Bình Ngô đại cáo
- Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo hay nhất
- Phân tích Bình ngô đại cáo đoạn 4 siêu hay
- Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
- Phân tích Chiều tối hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Chiều tối siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối hay chọn lọc
- Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài Chiều tối hay chọn lọc
- Nghị luận văn học Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu cuối bài Chiều tối siêu hay
- Phân tích 2 câu đầu bài Chiều tối siêu hay
- Top 17 mẫu mở bài Chiều tối siêu hay
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
- Top 14 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Nhớ Rừng hay chọn lọc
- Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi hay chọn lọc
- Phân tích Tràng Giang hay nhất
- Phân tích 2 khổ đầu bài Tràng giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bài thơ Tràng giang siêu hay
- Cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Tràng Giang hay chọn lọc
- Phân tích khổ 1 Tràng Giang hay chọn lọc
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang siêu hay
- Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Tràng giang
- Phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
- Thuyết minh về mâm ngũ quả ngày Tết hay chọn lọc
- Mẫu bài viết số 5 lớp 7 đầy đủ 5 đề
- Phân tích bài thơ Ông đồ hay chọn lọc
- Phân tích hình tượng cây xà nu hay chọn lọc
- Phân tích bài thơ Quê hương lớp 8
- Thuyết minh về cây tre siêu hay
- Nghị luận về tinh thần tự học hay chọn lọc
- Phân tích người đàn bà hàng chài siêu hay
- Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa hay chọn lọc
- Tóm tắt Chiếc thuyền ngoài xa hay nhất
- Cảm nhận về nhân vật người đàn bà làng chài hay nhất
- Phân tích 2 phát hiện của nghệ sĩ Phùng hay nhất
- Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Top 29 mẫu mở bài Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích đoạn cuối Chiếc thuyền ngoài xa hay sâu sắc
- Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa siêu hay
- Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài
- Phân tích nhân vật Phùng siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay
- Phân tích khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận khổ 2 3 bài Mùa xuân nho nhỏ hay chọn lọc
- Cảm nhận của em về ước nguyện của tác giả trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hay nhất
- Phân tích Đây thôn Vĩ Dạ hay chọn lọc
- Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn siêu hay
- Viết đoạn văn ngắn về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước
- Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác siêu hay
- Cảm nhận về nhân vật Phương Định hay chọn lọc
- Nghị luận về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về bệnh vô cảm siêu hay
- Phân tích bài thơ Sang thu hay chọn lọc
- Thuyết minh về một món ăn siêu hay
- Phân tích nhân vật cô Hiền trong Một người Hà Nội
- Phân tích bài thơ Từ ấy khổ 1 siêu hay
- Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay chọn lọc
- Viết bài tập làm văn số 6 lớp 8 hay chọn lọc
- Phân tích 12 câu đầu Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu đầu đoạn trích Trao duyên
- Mở bài Trao duyên siêu hay
- Phân tích 8 câu cuối bài Trao duyên hay chọn lọc
- Cảm nhận 8 câu thơ cuối bài Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận 14 câu giữa đoạn trích Trao duyên siêu hay
- Phân tích Trao duyên siêu hay
- Cảm nhận diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong Trao duyên
- Phân tích Chí khí anh hùng siêu hay
- Cảm nhận khổ 1 bài Nói với con siêu hay
- Nghị luận xã hội về tinh thần lạc quan
- Phân tích nhân vật Trương Phi hay chọn lọc
- Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó hay chọn lọc
- Giải thích câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn
- Giải thích câu tục ngữ Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Nghị luận về tình yêu quê hương đất nước siêu hay
- Nghị luận Đây thôn Vĩ Dạ siêu hay
- Phân tích bài thơ Ngắm trăng siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công
- Thuyết minh về một lễ hội ở địa phương em
- Chứng minh câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Chứng minh câu tục ngữ Có chí thì nên
- Chứng minh câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công siêu hay
- Suy nghĩ về những người không chịu thua số phận siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn hay và ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách siêu hay
- Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn (3 mẫu)
- Nghị luận về nghiện game siêu hay
- Cảm nhận về đoạn trích Chí khí anh hùng siêu hay
- Giải thích Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
- Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích siêu hay
- Chứng minh câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm siêu hay
- Nghị luận khuyên bạn học tập chăm chỉ hơn
- Nghị luận về lòng nhân ái hay sâu sắc
- Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
- Nghị luận về đồng cảm và chia sẻ siêu hay
- Tóm tắt tác phẩm Người trong bao siêu hay
- Nghị luận về trang phục và văn hóa hay chọn lọc
- Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lênin học học nữa học mãi
- Hãy nói không với các tệ nạn xã hội siêu hay
- Nghị luận tình thương là hạnh phúc của con người siêu hay
- Nghị luận về lòng bao dung hay chọn lọc
- Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn (4 mẫu)
- Văn mẫu Văn học là tình thương - Bài viết số 7 lớp 8 đề 2
- Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng
- Đoạn văn 200 chữ về suy nghĩ tích cực siêu hay
- Nghị luận nói lời hay làm việc tốt ứng xử đẹp là những nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay
- Chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn chọn lọc
- Nghị luận sống giản dị giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Nghị luận xã hội về dịch Covid19 siêu hay
- Nghị luận học đi đôi với hành siêu hay
- Giải thích câu tục ngữ Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Trình bày suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
- Phân tích 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú
- Nghị luận về hút thuốc lá điện tử ở học sinh
- Nghị luận về ước mơ siêu hay
- Viết đoạn văn về lòng dũng cảm siêu hay
- Nghị luận về lời cảm ơn siêu hay
- Đọc hiểu: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi
- Nghị luận về lối sống có trách nhiệm siêu hay
- Các bài văn nghị luận xã hội lớp 9
- Nghị luận về tác dụng của việc đọc sách siêu hay
- Nghị luận ý nghĩa của cuộc sống hòa bình siêu hay
- Nghị luận về sống cống hiến hay chọn lọc
- Tóm tắt bài Cổng trường mở ra siêu hay
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Tóm tắt bài Sống chết mặc bay ngắn gọn
- Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ siêu hay
- Tóm tắt văn bản Tôi đi học siêu hay
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc ngắn gọn
- Phân tích nhân vật chị Dậu hay chọn lọc
- Phân tích Vào phủ chúa Trịnh hay chọn lọc
- Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
- Nghị luận về sống đẹp siêu hay
- Soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê ngắn gọn
- Kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên
- Thuyết minh về cái kéo siêu hay
- Văn học dân gian là gì?
- Soạn Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, ngắn nhất
- Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn
- Suy nghĩ của em về Bác Hồ kính yêu siêu hay
- Đoạn văn về tình yêu quê hương đất nước hay chọn lọc
- Đoạn văn về tình mẫu tử lớp 8 hay chọn lọc
- Thuyết minh về con trâu siêu hay
- Phân tích Tuyên ngôn độc lập siêu hay
- Ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên siêu hay
- Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về một lối sống lành mạnh
- Thuyết minh về con mèo hay chọn lọc
- Thuyết minh về đồ dùng học tập siêu hay
- Cảm nghĩ về đêm trăng Trung thu siêu hay
- Nghị luận về rác thải nhựa hay chọn lọc
- Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương siêu hay
- Cách trình bày đoạn văn: Diễn dịch - quy nạp - song hành - móc xích - tổng phân hợp
- Soạn văn 8 Xây dựng đoạn văn trong văn bản
- Phân tích Chiếu cầu hiền siêu hay
- Nghị luận xã hội về tính tự ti và tự phụ siêu hay
- Phân tích nhân vật Đăm Săn siêu hay
- Soạn bài Khóc Dương Khuê
- Trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa siêu hay
- Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình siêu hay
- Soạn Bài ca ngắn đi trên bãi cát
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em sau khi học văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát siêu hay
- Phân tích hình tượng vua Quang Trung siêu hay
- Đoạn văn về bạo lực học đường siêu hay
- Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều
- Tóm tắt đoạn trích Uy-lít-xơ trở về hay chọn lọc
- Biểu cảm về thầy cô siêu hay
- Biểu cảm về cây phượng siêu hay
- Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Cảm nghĩ về ngôi trường em đang học cấp 2 siêu hay
Bài viết hay Văn xuôi
Thuyết minh về Nguyễn Trãi lớp 10
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về hậu quả của việc lãng phí thời gian trong cuộc sống
Top 6 bài đóng vai En-ri-cô viết thư trả lời bố hay chọn lọc
Top 10 bài phân tích nhân vật Vũ Nương siêu hay
Nghị luận về tuổi trẻ và tương lai đất nước siêu hay
Top 6 mẫu viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên siêu hay