Đọc hiểu Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều

Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều là một trong số các tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ. Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều mặc dù đã ra đời rất lâu nhưng vẫn giữ vững được những giá trị vô cùng sâu sắc trong cuộc sống. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu đề đọc hiểu văn bản Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều có đáp án chi tiết. Mời các em cùng tham khảo.

Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều đọc hiểu

Tóm tắt truyện Cái chùa hoang ở huyện Đông Triều

Thời nhà Trần, chùa chiền khắp nơi, dân chúng đâu đâu cũng là tăng ni Phật tử. Nhưng sau khi giặc Ngô nổi khói lửa, mười chùa cháy một, hoang tàn xơ xác. Khi giặc rút rồi, dân chúng mới quay lại lập nghiệp. Ở huyện Đông Triều có viên quan Tư Lập về cai quản. Trong 1 năm ấy, huyện xảy ra nạn trộm vặn, âu chỉ cần là những thứ có thể ăn được chúng đều sẽ trộm. Vốn tưởng chỉ là mấy kẻ vặt vãnh nhưng nạn ngày càng tệ hơn. Kinh hãi hơn là khi những tên trộm bị vây bắt chúng lại biến mất một cách kì lạ. Dù đã mời pháp sư tới trấn yểm mà vẫn chẳng thuyên giảm, nghe Vương Tiên sinh ở huyện Kim Thành là người giỏi bói dịch, bèn đến bói một quẻ xem sao. Người này nói Tư Lập hãy đứng ở cửa Nam chờ một người cưỡi ngựa, mặc áo vải săn, đem túi da tên thiếc, người ấy sẽ giúp Tưu Lập diệt được yêu ma. Tư Lập làm theo và quả nhiên gặp được người ấy nhưng người ấy lại nói mình không biết trừ tà. Tư Lập nghĩ người ấy chỉ khiêm tốn nên hết lòng thiết đãi. Đêm đó, người ấy ra ngoài thì bỗng thấy từ dưới ruộng những chiếc bóng lớn hiện lên, chúng ngấu nghiến những con cá trong, ăn cả những cây mía trong vườn nhà dân. Nghe chúng nói chuyện có vẻ là những người được dân thờ phụng. Người ấy bèn giương cung lên bắn trúng cả hai tên. Chúng kêu rên ấm ớ mấy tiếng rồi chạy cả, chừng được mấy chục bước, đều mờ khuất hết. Song còn nghe tiếng cãi nhau làm thức tỉnh cả dân làng. Mọi người mỗi tay một đuốc chia nhau ra tìm, lần theo vết máu tới được ngôi miếu hoang có hai bức tượng xiêu vẹo, trên lưng mỗi bức tượng có ghim tên bắn.Thấy vậy người dân liền hiểu kẻ trộm là ai bèn cùng nhau phá hủy pho tượng. Từ đó không còn thấy yêu ma hoành hành nữa.

Đọc hiểu văn bản Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Đời nhà Trần, tục tin thần quỷ, thần từ, phật tử chẳng đâu là không có. Các chùa như chùa Hoàng Giang, chùa Đồng Cổ, chùa An Sinh, chùa An Tử, chùa Phổ Minh, quán Ngọc Thanh dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng làm ni, nhiều gần bằng nửa số dân thường. Nhất là vùng huyện Đông Triều(1), sự sùng thượng lại càng quá lắm. Chùa chiền dựng lên, làng lớn có đến hơn mười nơi, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu. Bao ngoài bằng rào lũy, tô trong bằng vàng son, phàm người đau ốm, chỉ tin theo ở sự hư vô; gặp các tuần tiết thì đàn tràng cúng vái rất là rộn rịp. Thần, phật xem chừng cũng ứng giáng, nên cầu gì được nấy, linh ứng lạ thường.

Bởi vậy người dân càng kính tin, không dám ngạo mạn. Song đến đời vua Giản Định nhà Trần(2), binh lửa liên miên, nhiều nơi bị đốt; số chùa chiền còn lại mười không được một mà cái số còn lại ấy, cũng mưa bay gió chuyển, đổ ngã xiêu nghiêng, tiêu điều đứng rũ ở giữa áng cỏ hoang bụi rậm. Sau khi quân Ngô(3) lui, dân trở về phục nghiệp, có viên quan là Văn Tư Lập đến trị huyện ấy, thấy những cảnh hoang tàn đổ nát bèn róng rả dân đinh các xã, đánh tranh ken nứa mà sửa chữa lại ít nhiều. Ngồi ở huyện ấy được một năm, thấy dân quanh huyện khổ về cái nạn trộm cắp, từ gà, lợn, ngỗng, ngan đến cá trong ao, quả trong vườn, phàm cái gì có thể ăn được đều bị mất hết. Tư Lập than rằng:

- Ta ở vào địa vị một viên ấp tể, không có cái minh để xét ra kẻ gian, cái cứng để chế phục kẻ ác, vì nhân nhu mà hỏng việc, chính là cái lỗi tự ta.

Song Tư Lập cho rằng những đám trộm cắp vặt ấy, cũng không đến nỗi là đáng lo ngại lắm, nên chỉ sức họ các thôn dân, đêm đêm họ vẫn canh phòng cẩn mật. Trong khoảng một tuần, tuy canh phòng chẳng thấy gì cả, nhưng những việc trộm vặt cũng vẫn như trước. Lâu dần càng không thấy chúng kiêng sợ gì, đến nỗi lại vào bếp để khoắng hủ rượu của người ta, khi mọi người đổ đến vây bắt, thì kẻ gian đã biến đi đằng nào mất, chẳng thấy gì cả. Tư Lập cười mà nói:
- Té ra lâu nay vẫn ngờ oan cho lũ kẻ trộm, kỳ thực đó là lọai ma quỷ, hưng yêu ác quái đó mà thôi. Những sự quấy rối bấy nay, đề tự vật này cả.
Ðó rồi đi mời khắp các thầy phù thủy cao tay, xin bùa yểm trấn. Song càng bùa bèn trừ yểm, sự quấy quắc vẫn tệ hơn trước. Tư Lập cả sợ, họp người dân thôn lại bàn rằng:
- Các người khi trước vẫn thờ Phật rất là kính cẩn, lâu nay vì việc binh hỏa mà đèn hương lễ bái không chăm, cho nên yêu nghiệt hòanh hòanh mà Phật không cứu giúp. Nay sao chẳng đến chùa kêu cầu với Phật, tưởng cũng là một cách quyền nghi, may có thể giúp ích cho mình.

(Trích Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều (Đông Triều phế tự lục) – Nguyễn Dữ)

Câu a: Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? Nêu ít nhất 2 đặc điểm của thể loại truyện đó. (1.0 điểm)

Câu b: (1.0 điểm)

Em hiểu như thế nào là yếu tố kỳ ảo được thể hiện trong truyện? Chỉ ra yếu tố kỳ ảo có trong đoạn trích trên.

Câu c: (1.0 điểm) Xác định lời nói của nhân vật Tư Lập trong đoạn trích trên. Chỉ ra cách Nguyễn Dữ đã sử dụng để dẫn lời nói của nhân vật. Nêu tác dụng của lời dẫn trong đoạn trích.

Câu d: (1.0 điểm) Trình bày cảm nhận của em (5 -7 dòng) sau khi đọc đoạn trích.

Gợi ý

CÂU

YÊU CẦU

PHẦN I

ĐỌC HIỂU

1a

(1điểm)

- Mức tối đa: Thể loại: Truyện truyền kỳ

Đặc điểm:

- Không gian truyền kỳ: Thần, phật xem chừng cũng ứng giáng, nên cầu gì được nấy, linh ứng lạ thường.

- Thời gian truyền kỳ: Đời nhà Trần, tục tin thần quỷ, thần từ, phật tử chẳng đâu là không có.

- Không đạt: HS không trả lời/ trả lời sai hoàn toàn

1b

(1điểm)

- Mức tối đa: HS trả lời:

+ Yếu tố kỳ ảo: Là yếu tố thần linh tạo nên những yếu tố bất thường trong truyện.

+ Yếu tố kỳ ảo trong đoạn trích: Lâu nay vẫn ngờ oan cho lũ kẻ trộm, kỳ thực đó là lọai ma quỷ, hưng yêu ác quái đó mà thôi

- Mức chưa tối đa: HS nêu yếu tố kỳ ảo nhưng không rõ.

- Không đạt: HS không trả lời/ trả lời sai hoàn toàn

1c

(1điểm)

- Mức tối đa: HS trả lời:

+ Lời dẫn trực tiếp: Ta ở vào địa vị một viên ấp tể, không có cái minh để xét ra kẻ gian, cái cứng để chế phục kẻ ác, vì nhân nhu mà hỏng việc, chính là cái lỗi tự ta.

+Tác dụng: Tư Lập là người có tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương dân.

- Không đạt: HS không trả lời/ trả lời sai hoàn toàn

1d

- Mức tối đa: HS trả lời: HS diễn đạt tích cực, đảm bảo một trong các ý sau:

+ Đời sống người dân lúc bấy giờ còn nhiều khó khăn.

+ Tư Lập là người đứng đầu có tấm lòng yêu thương, mong muốn đưa cuộc sống của người dân đến ấm no, hạnh phúc

+ Bản thân cảm thấy sự ngưỡng mộ và cảm phục tài trí của nhân vật Tư Lập.

- Không đạt: HS không trả lời

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.023
0 Bình luận
Sắp xếp theo