Phân tích bài thơ Ngưỡng cửa của Vũ Quần Phương
Phân tích Ngưỡng cửa - Vũ Quần Phương
Vũ Quần Phương là một nhà thơ nổi bật của nền văn học Việt Nam. Bài thơ Ngưỡng cửa là một tác phẩm đẹp mang đậm ý nghĩa về tuổi thơ, về tình cảm gia đình, công lao nuôi dưỡng của cha mẹ khiến cho ai đọc tác phẩm cũng đều có những suy tư và cảm xúc riêng biệt. Sau đây là nội dung bài thơ Ngưỡng cửa cùng với bài văn mẫu phân tích tác phẩm Ngưỡng cửa của nhà thơ Vũ Quần Phương. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Bài thơ Ngưỡng cửa
Đôi nét về tác giả, tác phẩm:
- Vũ Quần Phương là một nhà thơ nổi bật của nền văn học Việt Nam, những thi phẩm của ông mang màu sắc riêng biệt, gần gũi với con người. Những vẫn thơ ngân nga và đầy giản dị, hồn nhiên để lại ấn tượng sâu sắc, thú vị, cái thú vị mà người đọc phải reo lên khi còn bé và trầm ngâm ngẫm nghĩ khi đã trưởng thành. Trong số các tác phẩm đó, bài thơ “Ngưỡng cửa” là một tác phẩm đẹp như vậy. Mang đậm ý nghĩa về tuổi thơ, về tình cảm gia đình, công lao nuôi dưỡng của cha mẹ khiến cho ai đọc tác phẩm cũng đều có những suy tư và cảm xúc riêng biệt.
Nơi này ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
Khi tay bà, tay mẹ
Còn dắt vòng đi men
Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội
Nơi bạn bẻ chạy tới
Thường lúc nào cũng vui
Nơi này đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp
Vẫn đang chờ tôi đi
2. Phân tích tác phẩm thơ Ngưỡng cửa
Nơi ta bắt đầu những bước đi chập chững đầu tiên, nơi ta bắt đầu được đón nhận yêu thương là vòng tay của ông bà, cha mẹ, nhưng còn có một nơi vô cùng gần gũi của tất cả mọi người đó là ngưỡng cửa. Điều này được nhà thơ Vũ Quần Phương tâm sự rất chân tình trong bài thơ “Ngưỡng cửa” của ông.
Vũ Quần Phương là nhà thơ đa tài, bằng ngòi bút tinh tế của mình ông đã ra mắt rất nhiều tác phẩm gây tiếng vang lớn trong nền văn học Việt Nam. Ông không chỉ “nổi” ở mảng thơ viết cho người lớn mà ông còn rất thành công ở mảng thơ thiếu nhi. Thơ thiếu nhi ông viết không nhiều, nhưng trong mỗi bài đều để lại những ấn tượng sâu sắc, thú vị, cái thú vị mà người đọc phải reo lên khi còn thơ bé và trầm ngâm ngẫm nghĩ khi đã trưởng thành. Trong số đó có bài thơ “Ngưỡng cửa” mang đầy màu sắc và ý nghĩa về tình cảm gia đình và công ơn to lớn của những bậc sinh thành.
Ngưỡng cửa vô tri tưởng chừng như bình dị nhưng nó lại được xem như một sự liên kết giữa tình cảm gia đình và thế giới bao la bên ngoài.
“Nơi này ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
Khi tay bà, tay mẹ
Còn dắt vòng đi men”
Mỗi người khi sinh ra, rồi lớn lên, đều quen thuộc với ngưỡng cửa nhà mình. Và, chắc hẳn, ai đã từng cắp sách tới trường, đều không thể không biết tới Ngưỡng của quen thuộc của tác giả Vũ Quần Phương! Bài đọc từ thời ấu thơ ấy, cũng giống như nơi ngưỡng cửa, mà từ đó ta bắt đầu những bước chập chững bước đi đầu tiên, để rồi lớn lên, đi xa, đi xa hơn nữa ... Ngưỡng cửa... nhà mình - ngưỡng cửa cuộc đời. Ngưỡng cửa vô cùng thân thuộc từ những năm tháng đầu đời, từ những bước đi đầu tiên khi còn có “tay bà”, “tay mẹ” dắt ta đi trong sự chăm chút yêu thương. Không những thể “ngưỡng cửa” còn là nơi chứng kiến những vất và lo toan của bố, của mẹ:
“Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội”
Chỉ từng ấy thôi cũng đủ gợi lên hình ảnh vội vàng, tất tả lo toan của bố mẹ lo lắng để nuôi con khôn lớn thành người. Đó là những đêm mất ngủ khi con ốm, con đau. Đó là tình yêu thương, sự hi sinh vô bờ bến của bố mẹ mà chỉ có “ngưỡng cửa” chứng kiến và thấu hiểu. Ngưỡng cửa còn là nơi cất dấu niềm vui của tuổi ấu thơ cùng bè bạn
“Nơi bạn bè chạy tới
Thường lúc nào cũng vui”
“Ngưỡng cửa” còn là nơi nuôi ta khôn lớn, là nơi chứng kiên sự trưởng thành, chắp cánh ước mơ: Ngưỡng của còn là nơi đưa em “buổi đầu tiên đến lớp” để được học bao nhiêu điều hay, gần gũi với bao thầy cô, bạn bè mến thương. Khi ta lớn lên, ngưỡng cửa thân quen cũng là nơi đưa ta đến “những con đường xa tắp” đầy ước mơ và hi vọng đón chờ.
“Nơi này đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp
Vẫn đang chờ tôi đi.”
Ngưỡng cửa thân quen với mỗi người trong gia đình. Vì quá thân quen mà có khi ta chưa kịp nhớ. Hóa ra, từ đó ta lớn lên, đi những bước đầu tiên để trưởng thành để lại bắt đầu cuộc hành trình trên những “con đường xa tắp”. Rất nhiều bạn nhỏ sau khi được học bài thơ, trở về nhà đã bước qua, bước lại chính ngưỡng cửa nhà mình đã cảm thấy đầy thích thú, niềm vui như lan toả. Ngưỡng cửa vô trì dường như đã trở thành điểm kết nối giữa gia đình với thế giới rộng lớn bên ngoài hàng ngày ta tiếp xúc để từ đó nuôi dưỡng ước mơ cho ta bay cao bay xa. Nhưng điều quan trọng nhất mà tác giả muốn nhắc đến chính là cái ngưỡng cửa ấy là nơi xuất phát những bước đi đầu tiên trên con đường học hành, thu lượm học vấn đề thành người. Cái con đường xa tắp kia đang chờ bạn nhỏ bước tiếp những bước quan trọng. Cái ngưỡng cửa ngôi nhà ẩy cũng là nơi xuất phát để bước vào ngưỡng cửa cuộc sống. Vì vậy mà ngưỡng cửa còn có tỉnh tượng trưng. Dù đi đâu, làm gì, thành đạt đến bao nhiêu chăng nữa thì mỗi người đều nhớ lại những bước đi đầu tiên từ “ngưỡng cửa” của nhà mình. Đó cũng là điều nhắn gửi thầm của tác giả bài thơ.
“Ngưỡng cửa” đầy màu sắc và ý nghĩa cao cả của nhà thơ Vũ Quần Phương đã chạm đến tâm hồn của mỗi chúng ta. Qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm những bài học vỡ lòng quý giá đến các em nhỏ về tình cảm gia đình và công lao trời biển của cha mẹ: Trong cuộc đời mỗi con người còn biết bao “ngưỡng cửa” cần phải vượt qua. Mỗi ngưỡng cửa là một thử thách của sự trưởng thành... Đó là những “ngưỡng cửa” ta tự đặt ra, những ngưỡng cửa của cuộc đời. Nhưng chẳng ngưỡng cửa nào giống ngưỡng cửa nhà mình. Ngưỡng cửa nhà mình là nơi đủ sức mạnh yêu thương làm bước đệm cho ta cất bước vào đời, cũng thừa nhẫn nại để đợi chờ bước ta trở về trong một ngày đoàn tụ ấm cúng... Nhà thơ còn muốn gửi gắm tới mỗi chúng ta về những kỉ niệm của tuổi thơ, về quê hương, về gia đình, về những người thân yêu nhất. Đó là cội nguồn sinh dưỡng tâm hồn, tính cách của mỗi con người. Bài thơ lắng lại trong ta bao suy ngẫm: Cần biết trân quý nơi mà ta bắt đầu trên hành trình vạn dặm chinh phục bao điều mới mẻ, lí thú của cuộc sống. Từ đó cho ta thêm trân trọng, yêu quý gia đình, quê hương mình nhiều hơn.
Bài thơ “Ngưỡng cửa” của Vũ Quần Phương còn để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc bởi những hình thức nghệ thuật đặc sắc. Thể thơ ngũ ngôn dễ thuộc, dễ nhớ với những vần thơ bình dị và hồn nhiên nhưng lại ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc dành cho những thiếu nhi về gia đình và cuộc đời. Thơ ông tinh tế, nhạy cảm với những thay đổi của cuộc sống, luôn có cách nói bằng tứ thơ, ngôn từ bình dị nhưng ý tưởng thâm thúy, sâu xa. Dường như ông đã dùng cách cảm của mình để nói giùm nỗi lòng của rất nhiều người vì vậy thơ ông rất được bạn đọc chào đón. Những bài thơ của ông đậm tính nhân văn gắn bó với nhiều thế hệ bạn đọc hôm nay.
Bài thơ “Ngưỡng cửa” của nhà thơ Vũ Quần Phương với rất nhiều thi vị và ý nghĩa sâu sắc đã chạm đến tâm hồn của mỗi chúng ta. Qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm những bài học quý giá đến mỗi người về tình cảm gia đình và công lao trời biển của cha mẹ. Vì lẽ đó bài thơ đã thực sự chinh phục bạn đọc bao thế hệ nhất là các bạn trẻ.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích bài thơ Lời ru của mẹ Xuân Quỳnh
Soạn Phân tích một tác phẩm thơ lớp 9 Cánh Diều
(9 mẫu) Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
Phân tích bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh
Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 9 Cánh Diều
Phân tích truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam
Phân tích truyện ngắn Quê mẹ của Thanh Tịnh
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- (Hay nhất) Soạn bài Mở đầu Ngữ văn 9 Cánh Diều tập 1
- (Mới nhất) Soạn bài Sông núi nước Nam lớp 9 Cánh Diều
- (Chi tiết) Soạn bài Khóc Dương Khuê lớp 9 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt Một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ quốc ngữ lớp 9
- (Ngắn gọn) Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9
- Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 9 Cánh Diều
- Soạn Phân tích một tác phẩm thơ lớp 9 Cánh Diều
- Nói và nghe Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến lớp 9 trang 29
- Soạn bài Cảnh vui của nhà nghèo
- Soạn bài Cảnh ngày xuân lớp 9 Cánh Diều
- Soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 9 Điển cố điển tích Cánh diều
- Thực hành đọc hiểu Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học
- Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 51 lớp 9 Cánh Diều
- Tự đánh giá Lục Vân Tiên gặp nạn Cánh Diều
- Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan độc đáo và tuyệt mĩ
- Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: Thác I- goa-du
- Thực hành Tiếng Việt Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế
- Soạn bài Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông ngắn nhất
Bài viết hay Ngữ văn 9 Cánh Diều
Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 9 Cánh Diều
Em có suy nghĩ gì sau khi học bài Sông núi nước Nam?
Thực hành tiếng Việt 9 Điển cố điển tích Cánh diều
Suy nghĩ của em về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục
Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 51 lớp 9 Cánh Diều
Đọc hiểu Cảnh vui của nhà nghèo