Soạn bài Cảnh ngày xuân lớp 9 Cánh Diều
Soạn Văn 9 Cánh ngày xuân
- 1. Cảnh ngày xuân tác giả tác phẩm
- 2. Chuẩn bị Cảnh ngày xuân
- 3. Đọc hiểu Cảnh ngày xuân
- 4. Trả lời câu hỏi trang 40 Văn 9 Cánh Diều tập 1
- Câu 1. Đoạn trích Cảnh ngày xuân kể lại việc gì? Xác định bố cục của đoạn trích?
- Câu 2: Qua bốn dòng thơ đầu, em hình dung quang cảnh được Nguyễn Du miêu tả như thế nào?
- Câu 3: Lễ hội trong tiết Thanh minh được miêu tả như thế nào trong tám dòng thơ tiếp theo?
- Câu 4: Hãy so sánh bức tranh thiên nhiên ở bốn dòng thơ đầu và sáu dòng thơ cuối, phân tích để thấy được mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của chị em Thuý Kiều trong đoạn trích.
- Câu 5: Khái quát những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (việc sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình ảnh; những biện pháp nghệ thuật chủ yếu; thể thơ lục bát, …).
- Câu 6: Trong đoạn trích trên, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
Cảnh ngày xuân là nội dung bài học trang 37 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Cánh Diều tập 1. Đây là đoạn trích thuộc phần Kim Kiều gặp gỡ (phần sau đoạn Chị em Thúy Kiều). Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ gợi ý soạn bài Cảnh ngày xuân lớp 9 Cánh Diều để các em có thêm gợi ý trả lời các câu hỏi trong bài.
1. Cảnh ngày xuân tác giả tác phẩm
a. Tác giả Nguyễn Du
* Thân thế, thời đại
- Sinh năm 1765, mất năm 1820.
Sinh ra, lớn lên trong thời đại lịch sử nhiều biến động.
- Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An ( nay là tỉnh Hà Tĩnh).
- Cuộc đời nhiều thăng trầm, vốn sống phong phú.
* Sự nghiệp văn học:
- Tác phẩm chữ Hán: Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (132 bài).
- Tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu: Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh.
- Nguyễn Du được suy tôn là đại thi hào của dân tộc, được UNESCO vinh danh và kỉ niệm 250 ngày sinh của ông.
b, Truyện Kiều
- Nguồn gốc cốt truyện: sáng tạo dựa trên tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
- Ngôn ngữ, thể loại: viết bằng chữ Nôm, theo thể loại truyện thơ Nôm.
- Cảm hứng: xót thương cho số phận bi kịch của người phụ nữ, khẳng định vẻ đẹp và giá trị của con người, trân trọng khát vọng chính đáng của họ, tố cáo thực trạng xã hội bất công, ngang trái.
- Giá trị: giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực; nổi bật về hình thức là nghệ thuật xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ và thể thơ, tổ chức cốt truyện…
- Vị trí đoạn trích: nằm ở phần thứ nhất: gặp gỡ và đính ước, đoạn at Kiều cùng hai em đi du xuân, trước khi gặp Kim Trọng.
c, Đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”
- Vị trí: Sau đoạn “Chị em Thuý Kiều”,câu 39-57
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
2. Chuẩn bị Cảnh ngày xuân
- Đoạn trích Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du):
+ Đoạn trích nằm nằm ở phần 1 - Gặp gỡ và đính ước, sau đoạn Nguyễn Du miêu tả tài sắc của hai chị em Thúy Kiều, trước đoạn Kiều gặp mộ Đạm Tiên và Kim Trọng.
+ Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
+ Nhân vật trong đoạn trích là chị em Thuý Kiều.
+ Nội dung:Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.
+ Ý nghĩa: “Cảnh ngày xuân" là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu tính chất tạo hình của Nguyễn Du.
+ Nghệ thuật:
Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, nhiều từ láy miêu tả cảnh vật và tâm trạng con người, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.
Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của hai chị em.
Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình.
3. Đọc hiểu Cảnh ngày xuân
Câu 1: Chú ý việc sử dụng từ ngữ để miêu tả mùa xuân.
- Thời gian: “ngày xuân”, “chín chục đã ngoài sáu mươi” - Ý chỉ thời gian trôi qua thật nhanh, đã bước sang tháng thứ ba.
- Không gian: “thiều quang” - ánh sáng đẹp đẽ của mùa xuân bao trùm không gian.
- Bức tranh thiên nhiên điểm một vài nét nổi bật:
+ “Cỏ non xanh tận chân trời”: không gian bao la tràn ngập sự sống của mùa xuân.
+ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: đảo ngữ nhấn mạnh hình ảnh những bông hoa lê với sắc trắng đặc trưng cho mùa xuân.
Câu 2: Lễ hội mùa xuân được khắc hoạ qua các hình ảnh nào?
- Lễ hội mùa xuân cóhai hoạt động chính của mùa xuân: Lễ tảo mộ và hội đạp thanh.
- Từ ghép (gần xa, yến anh, chị em, ngựa xe, áo quần) kết hợp với các từ láy (nô nức, dập dìu, sắm sửa) có tác dụng gợi nên không khí hội xuân hết sức đông vui, rộn ràng.
- Hình ảnh ẩn dụ: “nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi du xuân như chim én, chim oanh xôn xao, náo nức, tình tứ.
- Hình ảnh so sánh: “Ngựa xe như nước; áo quần như nêm" miêu tả những đoàn người trong hội xuân rất nhộn nhịp; từng đoàn, từng đoàn người chen vai ních cánh đi trẩy hội, đông vui, rộn ràng.
Câu 3: Cảnh vật buổi chiều được miêu tả có gì khác với cảnh buổi sáng?
- Bức tranh mùa xuân trong buổi chiều tà vẫn rất đẹp, rất êm đềm: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một dịp cầu...nhưng đã thấm đẫm tâm trạng của con người
- “Tà tà bóng ngả về tây”: gợi khoản thời gian buổi chiều, gợi sự vắng lặng
- “Chị em thơ thẩn dan tay ra về”: Hội vui kết thúc, con người “thơ thẩn” quay trở về
- Nhiều từ láy được sử dụng: “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”: không chỉ gợi cảnh sắc mà còn gợi tâm trạng con người, đó là nét buồn thương, nuối tiếc
⇒ Bút pháp cổ điển, tả cảnh ngụ tình ⇒ Cảm giác bâng khuâng xen lẫn tiếc nuối bao trùm lên con người và cảnh vật, cũng là dự cảm về một nỗi buồn thương chưa thể lí giải của ngươi thiếu nữ nhạy cảm và sâu lắng.
4. Trả lời câu hỏi trang 40 Văn 9 Cánh Diều tập 1
Câu 1. Đoạn trích Cảnh ngày xuân kể lại việc gì? Xác định bố cục của đoạn trích?
Bố cục: 3 phần
+ P1 : 4 dòng đầu: Khung cảnh ngày xuân.
+ P2 : 8 dòng tiếp theo: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
+ P3 : 6 dòng cuối: Cảnh hai chị em Kiều du xuân trở về.
Chủ đề: Tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thuý Kiều .
Câu 2: Qua bốn dòng thơ đầu, em hình dung quang cảnh được Nguyễn Du miêu tả như thế nào?
Bốn câu đầu: Khung cảnh ngày xuân
- Hai câu thơ đầu vừa nói đến thời gian, vừa gợi được không gian:
+ Thời gian của mùa xuân thấm thoắt trôi mau, đã bước sang tháng ba “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”
+ Không gian: ánh sáng trong veo, không gian trong trẻo cho những “con én đưa thoi”
⇒ Vừa tả cảnh vừa ngụ ý thời gian trôi qua mau
- Hai câu sau miêu tả bức tranh xuân tuyệt mĩ
+ “Cỏ non xanh tận chân trời”: không gian khoáng đạt, giàu sức sống
+ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: Gọi hoa mùa xuân với sắc trắng trong trẻo, thanh khiết, tinh khôi
⇒ Bức tranh mùa xuân sinh động, giàu sức sống
Câu 3: Lễ hội trong tiết Thanh minh được miêu tả như thế nào trong tám dòng thơ tiếp theo?
- Lễ hội mùa xuân hiện lên với Lễ tảo mộ và Hội đạp thanh
- Không khí lễ hội được gợi tả từ hệ thống từ ngữ giàu sức biểu cảm:
+ Các tính từ được sử dụng: “nô nức”, “gần xa”, “ngổn ngang” làm rõ hơn tâm trạng của người đi lễ hội
+ Các danh từ sự vật: “yến anh”, “tài tử”, “giai nhân”, “ngựa xe”, “áo quần”: gợi tả sự tấp nập đông vui của người đi hội
+ Các động từ gợi sự rộn ràng của ngày hội
- Thông qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội của dân tộc
- Lễ và hội giao thoa hài hòa ⇒ nhà thơ yêu quý, trân trọng những vẻ đẹp của quá khứ dân tộc
⇒ Nghệ thuật: bút pháp chấm phá, các từ ngữ được sử dụng đa dạng, linh hoạt, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình...⇒ Bức tranh lễ hội mùa xuân sống động
Câu 4: Hãy so sánh bức tranh thiên nhiên ở bốn dòng thơ đầu và sáu dòng thơ cuối, phân tích để thấy được mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của chị em Thuý Kiều trong đoạn trích.
Bức tranh thiên nhiên trong 4 dòng thơ đầu và 6 dòng thơ cuối đều miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân. Nhưng chúng khác nhau bởi tâm cảnh của con người.
Bức tranh mùa xuân buổi sáng vô cùng sinh động, náo nức, tinh khôi, giàu sức sống với cỏ non, cành hoa lê trắng…
Bức tranh mùa xuân trong buổi chiều tà vẫn rất đẹp, rất êm đềm: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một dịp cầu...nhưng đã thấm đẫm tâm trạng của con người.“Tà tà bóng ngả về tây” gợi khoản thời gian buổi chiều, gợi sự vắng lặng. Hội vui kết thúc, con người “thơ thẩn” quay trở về. Nhiều từ láy được sử dụng: “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”: không chỉ gợi cảnh sắc mà còn gợi tâm trạng con người, đó là nét buồn thương, nuối tiếc. Đây là cảm giác bâng khuâng xen lẫn tiếc nuối bao trùm lên con người và cảnh vật, cũng là dự cảm về một nỗi buồn thương chưa thể lí giải của người thiếu nữ nhạy cảm và sâu lắng.
Câu 5: Khái quát những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (việc sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình ảnh; những biện pháp nghệ thuật chủ yếu; thể thơ lục bát, …).
– Sử dụng hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm, Nguyễn Du không những kể, tả mà còn biểu đạt xuất sắc tâm tư, tình cảm và cảm xúc của nhân vật chính cũng như góc nhìn của ông về thiên nhiên đất trời mùa xuân.
– Sử dụng nhuần nhuyễn bút pháp tả cảnh ngụ tình giúp tác giả lồng ghép được nhiều lớp ý nghĩa trong từng câu thơ.
– Sử dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ,… góp phần tạo ra sự sinh động cho bức tranh cảnh vật và sự đồng cảm của người đọc với nhân vật.
Câu 6: Trong đoạn trích trên, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Có dàn ý) Viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ Ai tư vãn (không chép mạng)
Phân tích đoạn trích Con mèo dạy hải âu bay
Phân tích bài thơ Ngưỡng cửa của Vũ Quần Phương
Nói và nghe Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến lớp 9 trang 29
Trắc nghiệm Câu cá mùa thu
Đọc hiểu Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Phân tích bài thơ Mùa hạ của Xuân Quỳnh
Đọc hiểu vở bi kịch Kim tiền
- (Hay nhất) Soạn bài Mở đầu Ngữ văn 9 Cánh Diều tập 1
- (Mới nhất) Soạn bài Sông núi nước Nam lớp 9 Cánh Diều
- (Chi tiết) Soạn bài Khóc Dương Khuê lớp 9 Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt Một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ quốc ngữ lớp 9
- (Ngắn gọn) Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9
- Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ lớp 9 Cánh Diều
- Soạn Phân tích một tác phẩm thơ lớp 9 Cánh Diều
- Nói và nghe Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến lớp 9 trang 29
- Soạn bài Cảnh vui của nhà nghèo
- Soạn bài Cảnh ngày xuân lớp 9 Cánh Diều
- Soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Cánh Diều
- Thực hành tiếng Việt 9 Điển cố điển tích Cánh diều
- Thực hành đọc hiểu Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Phân tích một đoạn trích tác phẩm văn học
- Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 51 lớp 9 Cánh Diều
- Tự đánh giá Lục Vân Tiên gặp nạn Cánh Diều
- Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan độc đáo và tuyệt mĩ
- Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: Thác I- goa-du
- Thực hành Tiếng Việt Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế
- Soạn bài Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông ngắn nhất
- Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh trang 72
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 9 Cánh Diều
Soạn bài Vịnh Hạ Long: một kì quan độc đáo và tuyệt mĩ
(Chi tiết) Soạn bài Khóc Dương Khuê lớp 9 Cánh Diều
Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 51 lớp 9 Cánh Diều
Thực hành tiếng Việt Một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ quốc ngữ lớp 9
Tự đánh giá Lục Vân Tiên gặp nạn Cánh Diều
Soạn bài Khám phá kì quan thế giới: Thác I- goa-du