Viết đoạn văn về đức tính khiêm nhường

Viết đoạn văn về đức tính khiêm nhường - Khiêm nhường là một đức tính tốt vô cùng quý báu đối với mỗi con người. Trái với kiêu căng tự phụ, khiêm nhường sẽ giúp mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân mình tốt hơn. Trong bài viết này mời các bạn cùng tham khảo đoạn văn 200 chữ về đức tính khiêm nhường, nghị luận về đức tính khiêm nhường để cùng bàn luận về đức tính khiêm nhường của con người.

1. Đoạn văn 200 chữ về đức tính khiêm nhường

Đức tính khiêm nhường, giản dị là một trong những đức tính quý báu mà mỗi người thực sự cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Khiêm nhường là khi mỗi người không kiêu căng tự phụ về những gì mình có, những thành quả mình làm được, sống thực sự chân thành và ham muốn học hỏi nhiều hơn là khoe mẽ. Đức tính này có thể được thể hiện qua cách ăn mặc, qua lời ăn tiếng nói và phong cách thái độ sống. Nhờ có sự khiêm nhường, con người sẽ thực sự có thể học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh. Hơn thế nữa, thái độ sống giản dị khiêm nhường cũng đem đến cho mỗi người những cơ hội để mở mang đầu óc, lắng nghe, tiếp thu những điều hay lẽ phải từ những người xung quanh, tạo được mối quan hệ tốt ở nơi làm việc và học tập. Trái lại là kiêu căng tự phụ sẽ làm cho chúng ta không lắng nghe được từ người khác, từ đó học hỏi bị hạn chế. Không những vậy, thái độ sống khiêm nhường hướng tới những giá trị lâu bền sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng. Tóm lại, đức tính khiêm nhường là đức tính cần thiết mà mỗi người cần trang bị trong cuộc sống.

2. Đoạn văn ngắn về đức tính khiêm nhường

Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình. Đức tính khiêm nhường từ xưa đến nay đã trở thành một trong những đức tính quý báu của con người. Nó không chỉ hiện hữu trong những bài ngày hàng ngày mà nó còn được ông cha truyền lại thông qua những câu ca dao tục ngữ: “khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ. Tự kiêu một tí cũng là thừa”. Khiêm nhường là thái độ kính trên nhường dưới, biết nhìn nhận ưu nhược điểm của bản thân. Biết đánh giá đúng vị trí của bản thân đặt ở đâu từ đó có định hướng để phát triển và hoàn thiện bản thân mình, luôn tiếp thu những ý kiến đóng góp từ người bên ngoài. Bác Hồ của chúng ta là một trong những tấm gương sáng ngời cho đức tính khiêm nhường. Trên cương vị là chủ tịch một nước, đứng trên vạn người nắm trong tay vận mệnh dân tộc, Bác vẫn chọn cho mình nếp nhà sàn đơn sơ với những nông cụ vô cùng giản dị, một mảnh sân nhỏ, một góc vườn để nuôi cá với chiếc mũ cối, dép lốp cao su đã sờn. Đó chính là minh chứng điển hình cho lối sống khiêm tốn, giản dị đến bất ngờ của một con người giữa thiên nhiên đang thầm lặng cống hiến cho đời. Bất kể trong xã hội nào thì khiêm nhường cũng là điều vô cùng cần thiết. Vì nó chính là chìa khóa của thành công, nó thúc đẩy xã hội văn minh và con người sống chan hòa với nhau hơn. Con người sinh ra không có ai là hoàn hảo cả, ai cũng mang trong mình một khuyết điểm nhỏ. Thế nhưng khiêm nhường ở đây không phải hiểu là tự ti nhút nhát mặc cảm bản thân. Mà nó là phạm trù biết nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực vị trí của mình. Biết nắm bắt những cái hay cái đẹp để hoàn thiện và thay đổi mình. Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người. Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh cần rèn luyện để có được các đức tính tốt đẹp.

3. Đoạn văn nghị luận về đức tính khiêm nhường

Khiêm nhường là đức tính tốt của con người, khiêm nhường là không khoe khoang, không đố kỵ, biết lắng nghe người khác hơn và sẵn sàng nhận rồi sửa lỗi sai của mình hay còn nói là biết lắng nghe ý kiến của người khác đóng góp cho mình.

Để nhận biết một người con tính khiêm nhường không thì không khó, bạn chỉ cần nhìn vào tính cách và mối quan hệ xung quanh của họ là sẽ nhận ra. Một người khiêm nhường sẽ hòa nhã với mọi người, từ tốn trong từ lời nói và đặc biệt không đề cao bản thân hay khinh thường người khác. Người khiêm nhường không bao giờ cho rằng mình là nhà vô địch, nó sẵn sàng tiếp thu ý kiến mọi người đóng góp cho mình rồi sẽ sửa những lỗi mà bản thân chưa được.

Nhiều người hiểu nhầm rằng, khiêm nhường là tự hạ thấp mình, là sự tự ti nhưng thực sự điều đó hoàn toàn sai. Khiêm nhường là sẵn sàng tiếp thu những ý kiến đóng góp thiện chí chứ không phải là sẵn sàng nhận những lời chê bai về mình, sẵn sàng phản đáp lại những điều sai trong cuộc sống xung quanh. Mặt khác của khiêm nhường chính là tự mãn, cuộc sống luôn có ai mặt, có người khiêm nhường thì cũng có những người tự mãn. Họ cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ, những việc mình làm chẳng ai làm được và điều đó luôn đúng, luôn không biết lắng nghe ý kiến của người khác đến mình. Người tự mãn luôn bảo thủ như vậy, nếu cứ giữ mãi tính tự mãn trong mình thì chắc hẳn họ không thể tiến xa hơn, họ sẽ thụt lùi và luôn nhìn về vinh quang đã đi qua ở quá khứ.

Vậy nên mỗi người chúng ta cần phải biết chọn cho mình điều tốt đẹp để hướng đến, nếu mải mê tự mãn rồi ngủ sâu trong vinh quang thì sẽ chỉ làm bản thân thụt lùi. Khiêm nhường là một đức tính tốt mà ai trong chúng ta cũng đều cần có.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
17 18.872
0 Bình luận
Sắp xếp theo