(Có dàn ý) Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
Phân tích bài Khát vọng Bùi Minh Tuấn
Khát vọng là một bài thơ rất hay của nhà thơ Bùi Minh Tuấn. Dù đã ra đời rất lâu nhưng ý nghĩa của bài thơ vẫn luôn khơi dậy khát vọng cống hiến trong những người trẻ nói riêng và nhân dân nói chung. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn cùng với một số bài văn mẫu phân tích bài thơ Khát vọng hay và ý nghĩa. Mời các bạn cùng tham khảo.
- Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư
- Phân tích bài thơ Hành quân giữa rừng xuân của Lê Anh Xuân
Bài thơ Khát vọng
KHÁT VỌNG
(Bùi Minh Tuấn)
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
1. Dàn ý phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
Mở bài | Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, nêu ý kiến đánh giá chung về tác phẩm - Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn quê gốc ở vùng đất cách mạng huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.Tên tuổi của ông đã trở nên gần gũi, thân quen với người yêu nhạc. Có những bản nhạc đã ghi sâu vào lòng người như “Bài ca không quên” “Đất nước”, “Dấu chân phía trước”… Nhạc của ông không kỳ bí, không cao siêu, khó hiểu mà rất gần gũi, dễ hát. Ông thường dùng thơ để phổ nhạc, nên lời nhạc ngắn gọn nhưng súc tích, len lỏi sâu vào tâm hồn người nghe. Cuộc sống là nguồn cảm hứng vô tận trong ông, tình yêu quê hương, đất nước là đề tài quen thuộc với ông. - Được sáng tác từ mùa xuân năm 1985, phổ nhạc từ ý bài thơ “ Nhờ Đảng, tôi biết được” của Đặng Viết Lợi, ca khúc “Khát vọng” vẫn luôn giữ được sự tươi mới, hừng hực khí thế và đầy tính thời sự. Ca khúc đã đi vào lòng người nghe mấy chục năm qua khiến lòng ta xốn xang, xao xuyến. |
Thân bài | a. Phân tích nội dung, chủ đề Ca khúc“ Khát vọng” của Bùi Minh Tuấn thể hiện khát vọng hướng tới những tình điều cao đẹp, được cống hiến cho cuộc đời chung. - Ca khúc “ Khát vọng” của Bùi Minh Tuấn là lời ước nguyện chân thành và tha thiết, là những khát khao và lý tưởng cống hiến không mệt mỏi để làm đẹp cho cuộc sống. Cũng là lời nhắc nhở, thúc giục thế hệ trẻ hôm nay phải chọn cho mình lối sống mang đến giá trị trên cơ sở giữ gìn những nét bản sắc của quê hương, dân tộc. + Xuất hiện ở đầu ca khúc, là bốn lần điệp ngữ “hãy sống như…” cộng với kết cấu lặp lại nhấn mạnh lời mong muốn thiết tha của nhạc sĩ dành cho mọi người: Điều thứ nhất hãy sống như chính cuộc đời mà ta đang sống và phải biết trân trọng lịch sử, cội nguồn, truyền thống của cha ông đã đi trước. Đó là lối sống dựa trên đạo lý “uống nước nhớ nguồn” từ bao đời nay của cha ông ta. Điều thứ hai hãy sống giống như những đồi núi vững chãi, thách thức trước khó khăn, gian khổ để vươn đến những tầm cao mới và khẳng định được giá trị của mình. Điều thứ ba hãy sống như biển trào để cảm nhận được những nhịp đập của con sóng và bờ biển rộng bao la, để thấy được bến bờ bao la, vô tận của cuộc đời. Cuối cùng hãy sống với những ước vọng cao đẹp để thấy cuộc đời mênh mông, rộng lớn nhưng có giá trị vô cùng. Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội ……………………………… Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông. -> Đó đều là những khát vọng sống cao đẹp mà nhạc sĩ muốn thế hệ trẻ hướng tới, các điệp ngữ “hãy sống như”… xuất hiện kết hợp với nhịp điệu nhanh, dồn dập, nhấn mạnh khát vọng sống cao đẹp của nhạc sĩ và niềm mong muốn đến cháy bỏng của ông dành cho thế hệ trẻ hôm nay. +Tám câu thơ còn lại tiếp tục mạch cảm xúc về lẽ sống cao đẹp: Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa ……………………………………………. Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư + Lời ca tha thiết, dìu dặt rồi vút cao cùng những câu hỏi tu từ tự vấn lòng và tự vấn người: sao không là gió, là mây để thấy bầu trời bao la; sao không là phù sa để rót mật ngọt cho đời, gieo màu mỡ cho cây cối, hoa lá; sao không là bài ca để ngân nga tình yêu đôi lứa; sao không là mặt trời để gieo hạt nắng vô tư, tự nguyện sưởi ấm cho cuộc đời, xua tan giá lạnh mùa đông; sao không là hạt giống để ươm mầm thành cây và cuối cùng là sao không là đàn chim để gọi bình minh thức dậy…Liên tiếp các điệp ngữ “sao không|”, “và sao” xuất hiện nhấn mạnh những mong mỏi của nhạc sĩ với cuộc đời. Đó đều là những khát vọng và lý tưởng sống cao đẹp, thể hiện mong ước tự nguyện cống hiến cho cuộc đời, là lẽ sống đẹp của tuổi trẻ và con người hôm nay như một lời động viên, thôi thúc con người hãy sống và theo đuổi những mơ ước, những khát vọng của chính bản thân mình. Bài hát nhắc đến những mục đích sống của con người, tưởng chừng như to tát nhưng thực ra, đó đều là những điều bình dị mà ai ai cũng có thể làm được. Đó là sống yêu thương nguồn cội, sống luôn thẳng đầu nhìn về tương lai, để thấy và hòa mình vào với thiên nhiên, với những ước mơ cháy bỏng, và quan trọng nhất là được sống cuộc đời của chính mình, để dù sau này, dù khi trở về với cát bụi cũng không phải hối tiếc bất cứ điều gì. -> Giọng điệu thiết tha, ngân nga cảm xúc, nhịp dồn dập, cảm xúc chân thành của lời ca khiến những mong ước ấy trở nên thật tha thiết, có sức lay động mạnh tâm hồn người đọc, người nghe. + Bài hát “Khát vọng” mang lại cho người đọc cảm giác khát khao, hy vọng và động lực để sống như đời sông, đời núi vươn tới những mục tiêu cao hơn và yêu thương nguồn cội của mình. Ca khúc truyền tải được thông điệp tích cực và sâu sắc về lối sống có trách nhiệm và ước mơ, giúp người đọc cảm nhận được giá trị của cuộc sống và tình yêu thương. Những vần thơ đầy ý nghĩa trong bài thơ “Khát vọng” đã nói hộ tiếng lòng của rất nhiều người về những khát vọng đẹp đẽ thể hiện được lý tưởng sống của con người hôm nay. Đó là lời nhắc nhở hãy sống làm sao để mang đến giá trị ý nghĩa cho cuộc đời, đừng sống hoài, sống phí , hãy sống đẹp để cống hiến, làm đẹp cho chính bản thân mình , cho cộng đồng, xã hội từ đó khẳng định được giá trị của mình trên cuộc đời này. - Bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc phong phú, cảm phục tự hào về tình yêu cuộc đời tha thiết mà tác giả gửi gắm. Đó là khát vọng hóa thân để cống hiến và dựng xây cuộc đời. b. Phân tích hình thức nghệ thuật đặc sắc: - Bài hát với những ca từ dễ hiểu, lời ca ngọt ngào, êm ái, sử dụng những từ ngữ chất chứa nhiều tâm tư tình cảm, là lời của những trái tim yêu thương cuộc đời, sống tận hiến và luôn hướng tới tương lai trong tâm thế vui vẻ, hạnh phúc nhất| - Bài hát sử dụng khá nhiều điệp từ, điệp ngữ nhất là kết cấu lặp lại hãy sống như… sao không… vì sao… tạo sự liên kết nhịp nhàng giữa các dòng thơ, tạo âm hưởng giục giã, nhấn mạnh những khát khao và mong muốn chân thành của nhà thơ. Những hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi như “mặt trời gieo hạt nắng, gọi bình minh thức giấc”… phép liệt kê tầng bậc các hình ảnh khiến bài thơ giàu sức gợi, đồng thời tao âm hưởng du dương, nhẹ nhàng và bay bổng cho bài hát, nhấn mạnh ý tưởng và biểu đạt cảm xúc. - Bài hát với nhịp 6/8 thong thả, giai điệu trầm ấm, âm vực thấp ở đoạn đầu thể hiện nỗi trăn trở từ lâu đang chất chứa trong lòng. Sang đoạn sau nhịp điệu nhanh, rộn ràng, tha thiết…giai điệu chợt vút lên như muốn bày tỏ khát vọng, ý nguyện thiết tha mong muốn được cống hiến cho cuộc đời chung. |
Kết bài | - Khẳng định lại giá trị của tác phẩm, nêu cảm xúc của cá nhân hoặc bức thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người. |
2. Phân tích bài Khát vọng của Phạm Minh Tuấn
Trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay vấn đề chọn cho mình lối sống giá trị cũng như giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc là rất cần thiết. Phản ánh khát vọng sống có ý nghĩa cho cuộc đời và cũng là lời gửi gắm chân thành, tha thiết của nhà thơ hướng tới mọi thế hệ bài thơ “Khát vọng” của Phạm Minh Tuấn đã để lại trong lòng độc giả những tình cảm thật tốt đẹp.
Phạm Minh Tuấn sáng tác không quá nhiều, tuy nhiên với tác phẩm “Khát vọng” đã được phổ nhạc thành bài hát cũng có thể khẳng định được tài năng của ông. Bài thơ là lời tự nguyện chân thành và tha thiết của tác giả về cuộc sống và cuộc đời. Là những khát khao và lý tưởng cống hiến không mệt mỏi để làm đẹp cho cuộc sống. Cũng là lời nhắc nhở, thúc giục thế hệ trẻ hôm nay phải chọn cho mình lối sống mang đến giá trị trên cơ sở giữ gìn những nét bản sắc của quê hương, dân tộc. Mở đầu bài thơ là hình ảnh:
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông.
Bốn lần điệp ngữ “hãy sống như…” xuất hiện ở đầu câu thơ, cộng với kết cấu lặp lại nhấn mạnh lời mong muốn thiết tha của nhà thơ dành cho mọi người. Điều thứ nhất hãy sống như chính cuộc đời mà ta đang sống và phải biết trân trọng lịch sử, cội nguồn, truyền thống của cha ông đã đi trước. Đó là lối sống dựa trên đạo lý “uống nước nhớ nguồn” từ bao đời nay của cha ông ta. Điều thứ hai hãy sống giống như những đồi núi vững chãi, thách thức những khó khăn, gian khổ để vươn đến những tầm cao mới và khẳng định được giá trị của mình. Điều thứ ba hãy sống như biển trào để cảm nhận được những nhịp đập của con sóng và bờ biển rộng bao la, để thấy được bến bờ trí thức của con người là vô tận. Cuối cùng hãy sống với những ước vọng cao đẹp để thấy cuộc đời mênh mông, rộng lớn nhưng có giá trị vô cùng.
Đó đều là những khát vọng sống cao đẹp mà nhà thơ muốn thế hệ trẻ hướng tới, các điệp ngữ hãy sống như… xuất hiện kết hợp với nhịp điệu thơ nhanh, dồn dập, nhấn mạnh khát vọng sống cao đẹp của nhà thơ và niềm mong muốn đến cháy bỏng của ông dành cho mọi thế hệ trẻ hôm nay.Tám câu thơ còn lại tiếp tục mạch cảm xúc về lẽ sống đẹp của bài thơ:
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
Nhà thơ tự vấn lòng và tự vấn người : sao không là gió, là mây để thấy bầu trời bao la; sao không là phù sa để rót mật ngọt cho đời, gieo màu mỡ cho cây cối, hoa lá; sao không là bài ca để ngân nga tình yêu đôi lứa; sao không là mặt trời để gieo hạt nắng vô tư, tự nguyện sưởi ấm cho cuộc đời, xua tan giá lạnh mùa đông; sao không là hạt giống để ươm mầm thành cây và cuối cùng là sao không là đàn chim để gọi bình minh thức dậy…
Liên tiếp các điệp ngữ sao không, và sao xuất hiện nhấn mạnh những mong mỏi của nhà thơ với cuộc đời. Đó đều là những khát vọng và lý tưởng sống cao đẹp, thể hiện mong ước tự nguyện cống hiến cho cuộc đời, là lẽ sống đẹp của tuổi trẻ và con người hôm nay. Giọng điệu thơ thiết tha, ngân nga cảm xúc, nhịp thơ dồn dập, cảm xúc chân thành của nhà thơ khiến những mong ước ấy trở nên thật tha thiết, có sức lay động mạnh mỗi tâm hồn người đọc.
Bài thơ sử dụng khá nhiều các điệp từ, điệp ngữ nhất là kết cấu lặp lại hãy sống như… sao không… vì sao… tạo sự liên kết nhịp nhàng giữa các dòng thơ, tạo âm hưởng giục giã, nhấn mạnh những khát khao và mong muốn chân thành của nhà thơ. Những hình ảnh ẩn dụ giàu sức gợi như mặt trời gieo hạt nắng, gọi bình minh thức giấc… phép liệt kê tầng bậc các hình ảnh khiến bài thơ giàu sức gợi. Phạm Minh Tuấn cũng như nói hộ tất cả bạn trẻ hôm nay: nhắc nhở hãy sống làm sao để mang đến giá trị ý nghĩa cho cuộc đời, đừng sống hoài, sống phí , hãy sống đẹp để cống hiến, làm đẹp cho chính bản thân mình sau nữa là xã hội, cộng đồng, từ đó khẳng định được giá trị của mình trên cuộc đời này.
Cảm ơn những vần thơ đầy ý nghĩa trong bài thơ “Khát vọng” đã nói hộ tiếng lòng của rất nhiều người. Cảm ơn nhà thơ với những khát vọng rất đẹp đẽ thể hiện được lý tưởng của con người hôm nay. Mỗi chúng ta hãy học tập và sống đẹp, có ý nghĩa để không phụ những gì cha ông, tổ tiên đã gây dựng.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ Than nỗi oan - Cao Bá Nhạ
(Có đáp án) Đọc hiểu Người liệt nữ ở An ấp
(Có dàn ý) Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc ngắn gọn
(Chuẩn) Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt
Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát KNTT
(Có đáp án) Trắc nghiệm Sinh học 9 Chân trời sáng tạo (bài 35-48)
(Chuẩn cấu trúc) Đề thi giữa kì 1 Tin học 9 Kết nối tri thức
Đọc hiểu Chuyện tình ở Thanh Trì có đáp án
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- (Chuẩn) Soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm: Vẻ đẹp của sông Đà
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 20
- Đọc mở rộng theo thể loại Mùa xuân nho nhỏ
- Soạn Làm một bài thơ tám chữ lớp 9 CTST
- Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25
- Soạn Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 28
- Soạn bài Ôn tập trang 30 Văn 9 tập 1 CTST
- Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ
- Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 9
- Đọc kết nối chủ điểm Thơ ca lớp 9
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 42 tập 1
- Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9
- Phân tích truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
- (Ngắn gọn) Phân tích bài thơ Hành quân giữa rừng xuân của Lê Anh Xuân
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc ngắn gọn
- Phân tích truyện ngắn Quê mẹ của Thanh Tịnh
- Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (truyện, thơ)
- Soạn Văn 9 CTST bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 CTST trang 54
- Soạn bài Rừng quốc gia Cúc Phương
- Soạn bài Ngọ môn lớp 9
- Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng Thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 71 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử CTST
- Nói và nghe Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 trang 86 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyện người con gái Nam Xương CTST
- Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài ngắn gọn
- Soạn bài Sơn tinh Thủy tinh lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 109 tập 1
- Soạn bài Dế chọi Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc
- Nói và nghe Kể một câu chuyện tưởng tượng lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập lớp 9 trang 121 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
- Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì
- Thực hành Tiếng Việt 9 trang 138
- Đọc mở rộng theo thể loại: Tiếng đàn giải oan
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9 CTST
Bài viết hay Ngữ văn 9 Chân Trời
Soạn Văn 9 Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc
Soạn Văn 9 CTST bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
Thuyết minh bảo tàng Dân tộc học Việt Nam lớp 9
Thuyết minh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám
Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ