Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 20

Thực hành tiếng Việt 9 Biện pháp tu từ: chơi chữ, điệp thanh, điệp vần là nội dung bài học trang 20 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh và điệp vần. Sau đây là gợi ý trả lời câu hỏi trang 20 SGK văn 9 CTST tập 1, mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn Thực hành tiếng Việt 9 trang 20 CTST tập 1

Câu 1 trang 20 SGK văn 9 tập 1 CTST

a. Biện pháp tu từ: chơi chữ

- Dựa trên hiện tượng đồng âm “quốc quốc” (chim cuốc – nước), hiện tượng gần âm “gia gia (da da) (chim đa đa – nhà)

- Mục đích: tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho VB.

b. Biện pháp tu từ: chơi chữ

- Dựa trên hiện tượng nói lái cá đối – cối đá, mèo đuôi cụt – mút đuôi kèo.

- Tác dụng tạo ra những liên tưởng bất ngờ, thú vị, gây ấn tượng cho người đọc.

c. Biện pháp: chơi chữ

- Dựa trên hiện tượng đồng âm: chả1 – một món ăn và chả2 – “không” khiến cho cách diễn đạt trở nên thú vị, hấp dẫn.

Câu 2 trang 21 SGK văn 9 tập 1 CTST

- Một số câu nói trong giao tiếp hằng ngày có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ là:

+ “Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt

Lọc lừa, lươn lẹo lại lên lương”

=> Sử dụng cách chơi chữ điệp âm đầu – giúp cho câu văn trở nên hài hước, dí dỏm, tạo điểm nhấn giúp lời nói trở nên hay hơn, được ghi nhớ lâu hơn.

+ “Bà già đi chợ cầu đông

Xem một que bói lấy chồng lợi chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn”

=> Sử dụng từ ngữ đồng âm – giúp cho bài thơ trở nên hài hước, dí dỏm tạo tiếng cười cho người đọc, người nghe.

Câu 3 trang 21 SGK văn 9 tập 1 CTST

a. Việc tác giả sử dụng toàn thanh bằng có tác dụng tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, tăng tính tạo hình và sức biểu cảm cho hai dòng thơ đồng thời gợi liên tưởng về một không gian mênh mông, nhiều cảm xúc.

b. Dòng thơ đầu sử dụng 5/7 thanh trắc liên tiếp (Tài cao phận thấp chí khí uất), trong khi dòng thơ thứ hai sử dụng toàn thanh bằng (Giang hồ mê chơi quên quê hương). Sự đối lập này (điệp thanh trắc – điệp thanh bằng) tạo nên nhạc tính, tăng sức biểu cảm, góp phần thể hiện ý nghĩa của hai
dòng thơ.

Câu 4 trang 21 SGK văn 9 tập 1 CTST

a. Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng rất nhiều thanh bằng (Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người.), và đặc biệt vị trí tiếng cuối các câu luôn là thanh bằng.

b. Việc sử dụng nhiều thanh bằng như vậy tạo nên nhạc tính, tăng sức biểu cảm cho VB, gợi ra một không gian tĩnh lặng đến vô cùng.

Câu 5 trang 21 SGK văn 9 tập 1 CTST

- Biện pháp điệp thanh: Hai dòng thơ sử dụng toàn thanh bằng.

- Biện pháp điệp vần: Sự lặp lại các âm tiết có vần “ương”, “ưng”, “ơi”.

Sương nương theo trăng ngừng lưng trời,

Tương tư nâng lòng lên chơi vơi...

- Biện pháp điệp thanh và điệp vần góp phần quan trọng làm nên nhạc tính cho hai dòng thơ, đồng thời gợi cho người đọc hình dung về một không gian đầy chất thơ, không gian cảm xúc của con người.

Câu 6 trang 21 SGK văn 9 tập 1 CTST

Sự hài hoà về âm thanh trong một đoạn thơ/ một bài thơ có thể được làm nên bởi nhiều yếu tố: vần thơ, nhịp thơ, sự điệp thanh, sự điệp vần,…

Lặp lại các âm tiết có vần “ôi” (rồi – tôi – tôi), sự lặp lại các thanh bằng (Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi / Nhẹ nhàng như con chim cà lơi). Tất cả những yếu tố này đã làm nên sự hài hoà về âm thanh, tạo nhạc tính cho đoạn thơ.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 143
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi