Thực hành Tiếng Việt 9 trang 138

Thực hành Tiếng Việt Chữ Nôm và chữ Quốc ngữ; Điển tích, điển cố là nội dung bài học trang 138 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ; Đặc điểm, tác dụng của điển tích, điển cố. Sau đây là mẫu soạn bài Thực hành tiếng Việt 9 trang 138 tập 1, mời các em cùng tham khảo.

Soạn Văn 9 CTST bài Thực hành tiếng Việt trang 138

Câu 1 trang 138 Văn 9 tập 1 CTST

- Điển cố: trướng hùm

-> Tác dụng: Việc sử dụng các điển cố trong trường hợp này gợi không khí trang trọng, uy nghiêm cho không gian của phiên toà báo ân, báo oán.

- Điển cố: Sâm Thương.

-> Tác dụng: Trong hoàn cảnh đối thoại với Thúc Sinh, người mà Thuý Kiều mang ơn, việc sử dụng điển cố này thể hiện được cách nói trang trọng mà Kiều dành cho Thúc Sinh, diễn tả được tấm lòng biết ơn, trân trọng của Kiều đối với cố nhân.

Câu 2 trang 139 Văn 9 tập 1 CTST

a. Lá thắm chỉ hồng: Chỉ duyên số, tiền định trong tình yêu, hôn nhân.

- Thành ngữ này gắn điển tích, điển cố: Vu Hượu đời Đường kết duyên với nàng cung nữ mà trước đây chàng đã từng đề thơ của mình vào chiếc lá thắm đỏ thả trôi theo dòng nước gửi vào cung cấm; Vi Cố kết duyên với người con gái trước đây chàng đã thuê người giết, vì muốn chống lại duyên phận khi ông tơ cho biết chỉ hồng đã buộc vào chân hai người từ lúc người con gái ấy mới lên ba. (Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, Từ điển thành ngữ Việt Nam, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, năm 1994, trang 365)

b. Tái Ông thất mã: Phúc – hoạ, may – rủi là những điều khó đoán định, khó lường trước được.

- Thành ngữ gắn với điển tích, điển cố sau: ThượngTái ông có con ngựa quý tự nhiên biến mất, nhiều người đến hỏi thăm, ông nói với họ biết đâu đó lại là điều phúc. Quả nhiên, ít hôm sau ngựa quý quay về và kéo theo mấy con ngựa khác về cùng. Ông lại nói với mọi người biết đâu đó là điều hoạ, và đúng vậy, con trai ông mải mê phi ngựa, chẳng may ngã gãy chân. Thượng Tái ông lại nói với mọi người biết đâu đó lại là điều phúc. Ít lâu sau có giặc, trai trẻ trong làng đều phải ra trận, nhiều người chẳng bao giờ trở về nữa, riêng con ông vì tàn tật mà được ở lại và sống sót. (Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, Từ điển thành ngữ Việt Nam, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, năm 1994, trang 556).

c. Ngưu lang Chức nữ: Chỉ cảnh vợ chồng phải xa nhau biền biệt, ít có điều kiện gặp nhau.

- Thành ngữ gắn với câu chuyện của đôi vợ chồng Ngưu lang và Chức nữ, bị trời phạt, mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần vào mồng 7 tháng 7 âm lịch. (Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, Từ điển thành ngữ Việt Nam, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, năm 1994, trang 192).

Câu 3 trang 139 Văn 9 tập 1 CTST

- Tác phẩm Truyện Kiều, trong đó có câu thơ:

Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

- Hình ảnh: Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông: ý câu thơ cuối trong bài thơ Đề Đô Thành Nam Trang của Thôi Hộ (Trung Quốc):

Khi niên kim nhật thủ môn trung,

Nhân điện đào hoa tương ánh hồng.

Nhân điện bất tri hà xứ khí,

Đào hoa y cựu tiểu đồng phong.

(Năm trước ngày này ngày của này,

Mặt người, hoa đào ánh hồng lẫn nhau.

Mặt người chẳng biết đã đi đâu?

Hoa đào vẫn như xưa cười với gió đông.)

Nguyễn Du mượn tích này để biểu đạt nỗi bâng khuâng nhớ thương và hụt hẫng của Kim Trọng khi trở về vườn Thuý, Thuý Kiều đã đi xa, chỉ còn thấy bóng dáng ảo ảnh của nàng nơi nhà xưa, vườn cũ.

Câu 4 trang 139 Văn 9 tập 1 CTST

- Kẻ cắp, bà già gặp nhau: dòng thơ này lấy ý từ thành ngữ kẻ cắp gặp bà già. Nghĩa của thành ngữ là: kẻ xảo quyệt, nhiều mánh khoé lại gặp phải một người cao tay hơn.

- Kiến bò miệng chén: thành ngữ kiến bò miệng chén ý nói chỉ chạy quanh quẩn, không sao thoát ra được.

Câu 5 trang 139 Văn 9 tập 1 CTST

Lời lẽ của Thủy Kiều đối với Thúc Sinh cho thấy lòng biết ơn trân trọng của nàng. Kiều được Thúc Sinh chuộc ra khỏi thanh lâu ở Lâm Tri, thoát cảnh đời ô nhục, rồi được sống những ngày êm ấm với chàng Thúc. Đó là nghĩa nặng nghìn non, là tấm lòng biết ơn sâu sắc của nàng đối với người cũ thân thiết, ân tình. Khi nói với Thúc Sinh, Kiều dùng những từ Hán Việt: nghĩa, tòng, cố nhân, tạ,... Cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 10
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm