Soạn Làm một bài thơ tám chữ lớp 9 CTST
Soạn Văn 9 bài tập làm thơ tám chữ
Làm một bài thơ tám chữ là nội dung bài học trang 23 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1. Thông qua bài học này sẽ giúp các em nắm được cách làm một bài thơ 8 chữ cũng như trình bày được đặc điểm của một bài thơ hay nói chung và đặc điểm của thể thơ tám chữ. Sau đây là một số nội dung kiến thức về cách làm bài thơ 8 chữ, mời các em cùng tham khảo.
Làm một bài thơ tám chữ lớp 9
Khái niệm:
- Thơ tám chữ: là thể thơ mỗi dòng có tám chữ, khổ thơ dài ngắn khác nhau hoặc không chia khổ và có cách ngắt nhịp đa dạng. Về cách gieo vần, thơ tám chữ thường gieo vần chân và vần liền thành từng cặp luân phiên bằng, trắc (chẳng hạn như: sông- hồng; cá-mã; giang-làng (Quê hương, Tế Hanh).
Hướng dẫn quy trình viết
Làm một bài thơ tám chữ thể hiện cảm xúc của em về gia đình, bạn bè, thiên nhiên….
Bước 1: Chuẩn bị
• Đọc lại những bài thơ ở phần Đọc để học cách thể hiện cảm xúc, suy ngẫm về cuộc sống của các nhà thơ. Ví dụ: cách thể hiện tình yêu quê hương của nhà thơ Tế Hanh, cách thể hiện tình cảm đối với bà của nhà thơ Bằng Việt...
• Quan sát, suy ngẫm về cuộc sống xung quanh: hình ảnh quê hương; hình ảnh người thân, bạn bè, thầy cô; hình ảnh thiên nhiên...
• Định hình cảm xúc được gợi lên từ sự vật, hiện tượng: vui, buồn, bùi ngùi, thương nhớ...
• Hình dung người đọc bài thơ này có thể là những ai (người lớn, trẻ em...) để chọn cách diễn đạt cho phù hợp.
Bước 2: Làm thơ
• Diễn đạt cảm xúc, suy ngẫm của em bằng những từ ngữ, hình ảnh sống động, gợi cảm, ví dụ: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng (Tế Hanh).
• Dùng từ láy, các biện pháp tu từ (nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ), hình ảnh tượng trưng.... để tăng hiệu quả biểu đạt của hình tượng thơ. Ví dụ: hình ảnh “bếp lửa” (Bếp lửa – Bằng Việt), biện pháp so sánh Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã (Quê Hương - Tế Hanh).
• Lựa chọn, bổ sung hoặc giảm bớt số từ trong một dòng thơ, đảm bảo mỗi dòng thơ có tám chữ.
• Gieo vần chân theo từng cặp (cùng thanh bằng hoặc thanh trắc) ở tiếng thứ 8 của hai dòng thơ liền nhau. Thay thế những từ ngữ đã có bằng những từ ngữ khác có vần giống hoặc gần giống.
• Sử dụng dấu câu phù hợp để tạo sự ngắt nhịp linh hoạt cho bài thơ sao cho thể hiện được chính xác tình cảm, cảm xúc của em.
• Đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem âm thanh, nhịp điệu của bài thơ có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay không.
Bước 3: Chỉnh sửa
Dùng bảng kiểm sau để kiểm tra hình thức và nội dung bài thơ:
Bảng kiểm hình thức và nội dung của một bài thơ tám chữ
Tiêu chí | Đạt | Chưa đạt | |
Hình thức | Có các dòng thơ tám chữ | ||
Gieo vần đúng quy cách của thơ tám chữ | |||
Sử dụng một số biện pháp tu từ | |||
Từ ngữ trong bài thơ thể hiện được điều người viết muốn nói. | |||
Có một số hình ảnh sinh động, thể hiện được chủ đề của bài thơ. | |||
Có độ dài tối thiểu bốn dòng thơ. | |||
Nội dung | Bài thơ thể hiện được cảm xúc, suy ngẫm về con người hoặc thiên nhiên | ||
Nhan đề phù hợp với nội dung bài thơ |
Những bài thơ 8 chữ lớp 9
Quê hương (Tế Hanh)
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Tổ quốc nhìn từ biển (Nguyễn Việt Chiến)
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không.
Tổ quốc nơi đầu sóng (Sưu tầm)
Thêm một ngày trên quần đảo Trường Sa
Biển tĩnh lặng mà lòng người rất động
Sắp bão giông không còn cơn gió lộng
Cơn bão lòng cuồn cuộn phía Trường Sa.
Thêm một ngày trên vùng biển của ta
Thềm lục địa lại oằn lên đau nhói
Ngàn năm xưa ông cha đi mở cõi
Phía chân trời, xương cốt gửi Hoàng Sa.
Ngoài khơi xa vẫn lởn vởn bóng ma
Loài lang sói đói mồi nên thèm khát
Bao cơn sóng dập dồn xô Đá Lát
Song Tử vững vàng, Nam Yết vẫy Sơn Ca.
Có đất nước nào như Tổ Quốc ta
Lịch sử cha ông bốn ngàn năm bất khuất
Trong gian khó vẫn gồng lên giữ đất
Đất nước loé lên hình tia chớp ngang trời.
Các con mẹ vật lộn giữa biển khơi
Ngăn sóng dữ đè lên thềm lục địa
Con quái vật khổng lồ kia sắp sửa
Hút máu người trên thân mẹ Việt Nam.
Từ Cà Mau liền dải tới Nam Quan
Mẹ Việt Nam vẫn chưa tròn giấc ngủ
Đất cha ông không nguôi ngày đoàn tụ
Đứa con Hoàng Sa lưu lạc trở về.
Một ngày buồn sao thấy dài lê thê
Biển tĩnh lặng mà lòng người rất động
Đã bao lần khiến kẻ thù vỡ mộng
Trong lòng người từng đợt sóng trào dâng.
Nỗi nhớ một mùa hè (Thủy Tiên)
Hè về rồi, có phải thế không anh!
Se sẻ đỏ, trên cành xanh biếc phượng
Hè lại khiến ta mơ điều không tưởng
Quay trở về sân trường cũ ngày xưa.
Một mùa hè hoa hé nụ lưa thưa
Xinh xinh thắm đóa môi vừa khoe sắc
Tuổi học trò chàng trai đâu dám ngắt
Tặng ai kia vở úp mặt hững hờ.
Mùa hè nào mơ mộng của tuổi thơ
Tiếng gió thở cũng run run dịu nhẹ
Mắt lá ơi sao mà day dứt thế
Chỉ hè sang mà xa cách cuối trời.
Một mùa hè ve nấc khẽ nhẹ thôi
Nức nở ngân cuối buổi người xa lớp
Đứng tần ngần chia tay nhau lệ rớt
Xao xác bay, lá chới với thẫn thờ.
Mùa hè nào cô gái bước vào mơ
Để chàng trai tập làm thơ vụng dại
Ghế đá kia bóng nghiêng mình đau mãi
Chưa dám kề, vai sát một bờ vai.
Mùa hè nào có trở lại không ai?
Mắt phượng đỏ lệ dài tan tác cánh
Lá rưng rưng phủ nhớ nhung xoè tán
Thổn thức ve gọi bạn vẳng miệt mài.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đọc hiểu Chuyện tình ở Thanh Trì có đáp án
Soạn bài Củng cố mở rộng trang 84 lớp 9 tập 1 KNTT
Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 20
Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay
(Có đáp án) Đề thi cuối kì 1 Toán 9 Chân trời sáng tạo
(Có đáp án) Đọc hiểu Hai chữ nước nhà
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ trả lời câu hỏi làm gì khi ta vô tình gây ra lỗi
Đọc kết nối chủ điểm: Vẻ đẹp của sông Đà
- (Chuẩn) Soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo bài Bếp lửa
- (Cực hay) Viết một đoạn văn 200 chữ thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em
- (2 mẫu) Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ
- Đọc kết nối chủ điểm: Vẻ đẹp của sông Đà
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 20
- Đọc mở rộng theo thể loại Mùa xuân nho nhỏ
- Soạn Làm một bài thơ tám chữ lớp 9 CTST
- Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25
- Soạn Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 28
- Soạn bài Ôn tập trang 30 Văn 9 tập 1 CTST
- Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ
- Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 9
- Đọc kết nối chủ điểm Thơ ca lớp 9
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 42 tập 1
- Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9
- Phân tích truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
- (Ngắn gọn) Phân tích bài thơ Hành quân giữa rừng xuân của Lê Anh Xuân
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc ngắn gọn
- Phân tích truyện ngắn Quê mẹ của Thanh Tịnh
- Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (truyện, thơ)
- Soạn Văn 9 CTST bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 CTST trang 54
- Soạn bài Rừng quốc gia Cúc Phương
- Soạn bài Ngọ môn lớp 9
- Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng Thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 71 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử CTST
- Thuyết minh về di tích lịch sử đền Hùng
- Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương
- Thuyết minh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thuyết minh bảo tàng Dân tộc học Việt Nam lớp 9
- Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể
- Nói và nghe Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 trang 86 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyện người con gái Nam Xương CTST
- Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài ngắn gọn
- Soạn bài Sơn tinh Thủy tinh lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 109 tập 1
- Soạn bài Dế chọi Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc
- Nói và nghe Kể một câu chuyện tưởng tượng lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập lớp 9 trang 121 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
- Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì
- Thực hành Tiếng Việt 9 trang 138
- Đọc mở rộng theo thể loại: Tiếng đàn giải oan
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9 CTST
- Viết bài giới thiệu về Vẻ đẹp của truyện thơ Việt Nam
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 9 Chân Trời
Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì
Thuyết minh về di tích lịch sử đền Hùng
Soạn bài Ngọ môn lớp 9
Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
Soạn Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 28
Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước