Soạn bài Ôn tập trang 30 Văn 9 tập 1 CTST

Mời các bạn cùng tham khảo gợi ý soạn bài Ôn tập trang 30 Văn 9 tập 1 CTST sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu trả lời các câu hỏi trang 30 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 CTST.

Trả lời câu hỏi trang 30 Ngữ văn 9 CTST tập 1

Câu 1 trang 30 Văn 9 tập 1 CTST

Kết cấu của một bài thơ được thể hiện ở những phương diện:

+ Thể thơ

+ Bố cục

+ Triển khai mạch cảm xúc

+ Vần, nhịp

+ Hình ảnh thơ

+ Biện pháp tu từ,...

Câu 2 trang 30 Văn 9 tập 1 CTST

* Quê hương

- Một số hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu

+ Hình ảnh con thuyền: hăng như con tuấn mã, phăng mái chèo.

+ Hình ảnh cánh buồm: giương to như mảnh hồn làng, rướn thân trắng.

+ Hình ảnh dân chài: da ngăm rám nắng, cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

- Biện pháp tu từ chủ yếu: So sánh, nhân hoá.

- Cách gieo vần.

+ Vần chân, vần liền: giang/ làng, sông/ hồng, trắng/ nắng, xăm/ nằm.

+ Vần cách: vôi/ khơi.

- Chủ đề: Hình ảnh quê hương qua bức tranh sinh hoạt làng chài vùng biển trong nỗi nhớ của tác giả.

- Cảm hứng chủ đạo: Cảm hứng về cuộc sống lao động của quê hương.

* Bếp lửa

+ Hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa: chờn vờn sương sớm, ấp iu nồng đượm.

+ Hình ảnh người bà: ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng, dạy cháu làm, chăm cháu học, nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, nhóm yêu thương.

- Biện pháp tu từ chủ yếu: Ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ.

- Cách gieo vần:

+ Vần chân, vần liền: xa/ bà, thế/ về, nhọc/ học, rụi/ lụi, bùi/ vui.

+ Vần chân, vần thông: khói/ mỏi, Huế/ thế.

- Chủ đề: Hình ảnh bếp lửa và người và luôn theo suốt cuộc đời của tác giả, đã trở thành những trang kí ức ấm áp, thiêng liêng.

- Cảm hứng chủ đạo: Ngợi ca hình ảnh bếp lửa ấm áp, thiêng liêng được nhen lên từ bàn tay và tấm lòng của bà.

* Mùa xuân nho nhỏ:

- Một số hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu

+ Hình ảnh mùa xuân của đất trời: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, từng giọt long lanh rơi.

+ Hình ảnh mùa xuân của đất nước: lộc giắt đầy trên lưng, lộc trải dài nương mạ, hối hả, xôn xao, như vì sao.

+ Tâm nguyện của tác giả: làm con chim hót, làm một cành hoa, nhập vào hoà ca, mùa xuân nho nhỏ.

- Biện pháp tu từ chủ yếu: Ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, so sánh.

- Cách gieo vần:

+ Vần chân, vần liền: trời/ rơi, mạ/ hả, lao/ sao, bình/ minh/ tinh.

+ Vần chân, vần thông: biếc/ chiện, hoa/ ca.

- Chủ đề: Ước nguyện được đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc làm nên mùa xuân tươi đẹp của quê hương, đất nước.

- Cảm hứng chủ đạo: Cảm hứng ngợi ca sức sống thanh xuân của quê hương, đất nước và cảm hứng về ước nguyện được dâng hiến, đóng góp sức mình để làm cho quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

Câu 3 trang 30 Văn 9 tập 1 CTST

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

Điệp âm “m”

-> Diễn tả vẻ mịt mờ của không gian đầy mưa, đồng thời tạo ấn tượng thú vị, sâu sắc cho câu thơ.

Câu 4 trang 30 Văn 9 tập 1 CTST

Nhịp thơ

+ 2/2/3

+ 3/2/2

Vần

Lặp lại các âm tiết có vần “an” (Lan – tan – tràn), vần “ương” (đường – dương – sương), vần “ăng” (trắng – nắng)

Thanh điệu

Chủ yếu là thanh bằng

Tác dụng

Làm nên sự hài hoà về âm thanh, tạo nên nhạc tính cho bài thơ

Câu 5 trang 30 Văn 9 tập 1 CTST

Trải nghiệm thú vị nhất mà em có được khi làm một bài thơ tám chữ là:

- Học hỏi, tìm tòi được nhiều cách gieo vần và ngắt nhịp.

- Có cơ hội tư duy, sáng tạo theo ý muốn.

Câu 6 trang 30 Văn 9 tập 1 CTST

- Nội dung: Có cấu trúc ba phần:

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề bài thơ, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về một hoặc vài nét đặc sắc trong nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ về những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

+ Kết đoạn:

khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

- Hình thức: Là một bài thơ, mỗi câu thơ có 8 chữ.

Câu 7 trang 30 Văn 9 tập 1 CTST

Những điều nên làm và nên tránh khi thảo luận nhóm về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống để gửi đến các bạn cùng nhóm.

- Nên làm:

+ Lựa chọn vấn đề gần gũi, thân thiết với đời sống con người.

+ Bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân khi thảo luận nhóm.

+ Sử dụng tranh, ảnh hoặc video, thiết bị hỗ trợ (nếu có) để làm sáng tỏ ý kiến cá nhân với mọi người.

+ Sử dụng các lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục mọi người.

+ Lắng nghe, học hỏi ý kiến của những người xung quanh.

+ …

- Nên tránh:

+ Bất đồng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm.

+ Nêu ý kiến cá nhân khi người khác chưa trình bày xong.

+ Lựa chọn các vấn đề phức tạp.

+ …

Câu 8 trang 30 Văn 9 tập 1 CTST

Chúng ta có thể làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?

Trả lời:

Để thể hiện tình yêu quê hương, em sẽ:

- Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành một công dân tốt trong xã hội.

- Giữ gìn và bảo vệ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.

- Vệ sinh khu phố mình đang ở cũng như xung quanh, hạn chế thả rác bừa bãi.

- Tuyên truyền việc tốt để các bạn nhỏ và mọi người thể hiện tình yêu quê hương đất nước…

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 992
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm