Nói và nghe Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
Soạn Nói và nghe trang 84 Ngữ văn 9 CTST tập 1
Nói và nghe Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử là nội dung bài học trang 84 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được cách thức thực hiện kĩ năng thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. Sau đây là gợi ý soạn bài Nói và nghe trang 84 Ngữ văn 9 CTST tập 1.
Đề bài: Bài viết của em được chọn để trình trong buổi trao giải cuộc thi “Danh thắng và di tích tôi yêu” do một tạp chí du lịch tổ chức. Em hãy chuyển bài viết thành bài nói để thuyết minh với người nghe về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.
Mẫu thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
Xin chào các bạn, mình là ...... Hôm nay, mình sẽ giới thiệu tới các bạn một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương mình. Đó chính là chùa Thầy. Đó là một trong số những ngôi chùa được đánh giá là cổ kính, nổi tiếng và linh thiêng nhất ở Hà Nội.
Về vị trí tọa độ và lịch sử hình thành của chùa Thầy
Chùa Thầy tọa lạc tại núi Thầy, ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Ban đầu, chùa Thầy chỉ là một am nhỏ được gọi là Hương Hải am, là nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh làm trụ trì. Về sau, chùa được vua Lý Nhân Tông, Dĩnh Quận Công cùng các hoàng tộc cho xây dựng thêm và chăm lo việc trùng tu. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì có nghĩa là ao Rồng. Sân chùa như hàm rồng, thủy đình như viên ngọc rồng ngậm. Cây cầu Nguyệt Tiên Kiều và Nhật Tiên Kiều như hai chiếc râu rồng. Tất cả như tạo nên một vẻ đẹp cổ kính và thanh tịnh cho chùa Thầy.
Về đặc điểm kiến trúc của chùa Thầy
Phần chính của chùa Thầy được xây dựng theo lối kiến trúc tiền Phật hậu Thánh. Chùa gồm ba tòa song song với nhau ứng với tên gọi lần lượt là: chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Phía trước chùa là một khoảng sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng. Hai bên cạnh của sân có hai cây cầu cong bắc qua một phần hồ tạo thành hai chiếc râu rồng, một bên bắc sang một hòn đảo nhỏ nay đã thành khu dân cư, còn một cầu bắc sang đền thờ Tam Phủ. Hai câu cầu này do Phùng Khắc Khoan xây dựng vào năm 1602. Giữa áo chùa có một thủy đình, nhìn từ xa như đang nổi giữa mặt hồ xanh biếc. Thủy đình này rộng khoảng bốn mét vuông, được dựng nên bằng bốn bức tường có tạo kiểu lối vào mái vòm giống nhau. Trên nóc thủy đình là một lớp ngói nhuốm màu rêu phong. Đây cũng chính là nơi diễn ra trò múa rối nước – một hình thức biểu diễn dân gian mà Thiền sư Từ Đạo Hạnh tìm ra và truyền lại cho người dân nơi đây.
Chùa Thầy với tư cách là một di sản Văn hóa
Nằm tại xứ Đoài yên bình, chùa Thầy ít phải chịu những tác động trong hàng ngàn năm của những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, nên ngôi chùa đã giữ lại được bao vẻ bình dị, cổ kính, trở thành trung tâm phật giáo cổ và lớn nhất gần Kinh đô Thăng Long, lưu giữ nhiều di sản văn hóa của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn. Ngày 31 tháng 12 năm 2014, chùa Thầy đã được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt.
Về cách tham quan chùa Thầy
Để đến chùa Thầy, các bạn có thể sử dụng Google map tra đường, đi theo hướng Đại Lộ Thăng Long rất dễ dàng. Khi tới xã Sài Sơn, cách chùa khoảng 500m có một biển chỉ dẫn lớn dẫn các bạn vào chùa. Trước khi vào, các bạn cần gửi phương tiện đi lại ở khu dân cư và mua vé vào tham quan chùa. Khi vào chùa, các bạn sẽ được các cô, các bác là những người dân địa phương dẫn đi tham quan và lí giải, cung cấp nhiều thông tin về chùa, về những vị Thánh, Phật được thờ phụng trong chùa… Việc để người địa phương hướng dẫn cho khách tham quan là một chiến lược rất đúng đắn của huyện Quốc Oai khi không chỉ giúp cho người dân địa phương thêm hiểu, thêm yêu danh thắng quê hương mình mà còn giúp cho khách tham quan có được những trải nghiệm sâu sắc khi được tiếp xúc với danh thắng và con người nơi đây.
Chùa Thầy là một ngôi chùa cổ kính, linh thiêng với lối kiến trúc vô cùng độc đáo. Đến với chùa Thầy chúng ta sẽ được trải nghiệm một không gian yên bình, tâm hồn ta vì thế cũng như được xoa dịu, chữa lành. Chắc chắn, các bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hối tiếc khi đặt chân tới ngôi chùa này.
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh động Phong Nha Kẻ Bàng
Xin kính chào cô giáo và toàn thể các bạn. Việt Nam ta là một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh kì vĩ gây ấn tượng với bạn bè quốc tế. Và một trong những thắng cảnh đó là động Phong Nha Kẻ Bàng.
Động Phong Nha, nằm trong vùng núi đá vôi Kẻ Bàng tại Quảng Bình, Việt Nam, là một trong những tuyệt tác thiên nhiên độc đáo và ấn tượng được thế giới công nhận. Đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của miền Trung Việt Nam, thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm.
Động Phong Nha nằm ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, và nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên của vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Điểm đặc biệt của động này chính là vẻ đẹp độc đáo và lãng mạn của nó. Động được bao quanh bởi cánh rừng rậm rạp tự nhiên, tạo nên một khung cảnh tươi đẹp và hoang sơ.
Có hai cách để đến động Phong Nha. Nếu bạn chọn đi đường thuỷ, bạn có thể đi ngược dòng sông Gianh đến đoạn gặp sông Sơn, sau đó tiếp tục theo sông Sơn để vào động Phong Nha. Nếu bạn thích đi đường bộ, bạn có thể đi theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Sơn, sau đó chuyển sang thuyền máy để vào cửa hang Phong Nha. Cả hai cách đều đưa bạn qua những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với dòng sông, núi đá vôi và cánh đồng, tạo nên một trải nghiệm tự nhiên độc đáo.
Khi bạn đến động Phong Nha, bạn sẽ tham quan bên trong bằng thuyền, vì động hơi tối nên cần sử dụng đèn chiếu sáng để quan sát cảnh quan bên trong. Động Phong Nha được chia thành hai loại: động khô và động nước. Động khô có những vòm đá trắng vân nhũ nhiều màu sắc được tạo thành bởi những dòng sông ngầm đã cạn hết nước từ hàng ngàn năm trước. Động nước vẫn còn nước chảy từ các con sông ngầm trong lòng đất, nước rất sạch và sâu.
Khi bạn thăm quan động chính Phong Nha, bạn sẽ đi qua nhiều buồng bằng các hành lang riêng biệt. Cuộc hành trình đưa bạn đến hang cuối cùng là hang thứ mười bốn và bạn có cơ hội thám hiểm các hang sâu hơn theo các hành lang hẹp. Những hang sâu này thường dành cho các nhà khoa học, không phải dành cho du khách thông thường.
Điều thú vị nhất khi bạn khám phá động Phong Nha chính là trải nghiệm thuyền đi trong động. Dưới ánh sáng của đèn khối nhũ đá, bạn sẽ ngạc nhiên trước vẻ đẹp kỳ ảo và huyền bí của không gian động. Trên vách đá, đôi khi bạn còn thấy các nhánh phong lan rừng mọc vươn lên, tạo nên một sự tương phản đầy hấp dẫn. Trong động, có cả bãi cát, là nơi du khách có thể chụp hình, vui chơi và lưu lại những kỷ niệm đẹp trong hành trình thám hiểm. Không gian trong động đẹp, lung linh, và tiếng nước chảy tạo ra một không khí dễ chịu và mát mẻ.
Nếu có dịp đến thăm Quảng Bình, hãy dành thời gian để thăm động Phong Nha – Kẻ Bàng. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ với cảnh quan thiên nhiên lung linh, huyền bí, và là cơ hội để bạn khám phá một trong những di sản thiên nhiên đẹp nhất Việt Nam.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 4 bài suy nghĩ về đạo lý uống nước nhớ nguồn hay chọn lọc
Phân tích bài Khóc Dương Khuê
Soạn bài Ôn tập Văn 9 CTST trang 54
Phân tích bài thơ Mùa hạ của Xuân Quỳnh
Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn
Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng Thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
Soạn Văn 9 CTST bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
Thực hành tiếng Việt 9 trang 71 Chân trời sáng tạo
- (Chuẩn) Soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo bài Bếp lửa
- (Cực hay) Viết một đoạn văn 200 chữ thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em
- (2 mẫu) Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ
- Đọc kết nối chủ điểm: Vẻ đẹp của sông Đà
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 20
- Đọc mở rộng theo thể loại Mùa xuân nho nhỏ
- Soạn Làm một bài thơ tám chữ lớp 9 CTST
- Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25
- Soạn Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 28
- Soạn bài Ôn tập trang 30 Văn 9 tập 1 CTST
- Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ
- Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 9
- Đọc kết nối chủ điểm Thơ ca lớp 9
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 42 tập 1
- Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9
- Phân tích truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
- (Ngắn gọn) Phân tích bài thơ Hành quân giữa rừng xuân của Lê Anh Xuân
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc ngắn gọn
- Phân tích truyện ngắn Quê mẹ của Thanh Tịnh
- Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (truyện, thơ)
- Soạn Văn 9 CTST bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 CTST trang 54
- Soạn bài Rừng quốc gia Cúc Phương
- Soạn bài Ngọ môn lớp 9
- Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng Thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 71 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử CTST
- Thuyết minh về di tích lịch sử đền Hùng
- Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương
- Thuyết minh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thuyết minh bảo tàng Dân tộc học Việt Nam lớp 9
- Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể
- Nói và nghe Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 trang 86 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyện người con gái Nam Xương CTST
- Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài ngắn gọn
- Soạn bài Sơn tinh Thủy tinh lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 109 tập 1
- Soạn bài Dế chọi Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc
- Nói và nghe Kể một câu chuyện tưởng tượng lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập lớp 9 trang 121 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
- Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì
- Thực hành Tiếng Việt 9 trang 138
- Đọc mở rộng theo thể loại: Tiếng đàn giải oan
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9 CTST
- Viết bài giới thiệu về Vẻ đẹp của truyện thơ Việt Nam
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27