Soạn Văn 9 Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc

Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc là nội dung bài học trang 114 sách giáo  khoa Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được kiến thức về kiểu bài viết một truyện kể sáng tạo, mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện. Sau đây là gợi ý soạn bài Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc lớp 9 CTST, mời các em cùng tham khảo.

Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc

Hướng dẫn phân tích bài viết tham khảo Con trâu

1/ Tính sáng tạo của VB truyện so với truyện gốc được thể hiện ở những điểm sau:

- Có phần dẫn dắt của tác giả ở đầu VB.

- Có sự thay đổi về ngôi kể chuyện từ góc nhìn thứ ba sang ngôi thứ nhất.

- Kết hợp các yếu tố biểu cảm và miêu tả trong

2/ Yếu tố miêu tả kết hợp biểu cảm:

3/ VB trên đã đáp ứng yêu cầu về phần mở đầu, diễn biến, kết thúc vì:

- Mở đầu: Giới thiệu về lí do có câu chuyện Con trâu.

- Diễn biến truyện: Các sự kiện chính xảy ra theo logic hợp lí, kết hợp giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Kết thúc: Nhân vật đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng nên bị trừng phạt.

Trả lời câu hỏi trang 117 Ngữ văn 9 tập 1 CTST

Câu 1 trang 117 Ngữ văn 9 Tập 1 CTST

Tính sáng tạo của văn bản truyện so với truyện gốc được thể hiện ở những điểm nào? (Đọc lại nội dung tóm tắt truyện được phỏng theo ở cước chú trang 116 để xác định những biểu hiện của sự sáng tạo đó.)

Trả lời:

- Trong Sự tích con trâu:

+ Ngọc Hoàng sai một vị thần mang hai túi hạt giống, một túi đựng hạt giống ngũ cốc, một túi đựng hạt giống cỏ.

+ Sau khi phạm sai lầm, không tự nhận tội mà phải để nhân dân kêu than với nhà trời.

- Trong văn bản Con trâu:

+ Ngọc Hoàng sai một vị thần gieo mười hạt giống và một nắm rễ.

+ Sau khi mắc sai lầm, vị thần tự nhận lỗi lầm, và muốn chuộc tội.

Câu 2 trang 117 Ngữ văn 9 Tập 1 CTST

Chỉ ra một số chi tiết cho thấy văn bản truyện kể trên có kết hợp khéo léo các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể chuyện.

Trả lời:

- Yếu tố miêu tả:

+ vị thần cầm hạt giống tay trái, cầm rễ ở tay phải, in bóng lên tầng mây năm sắc rực rỡ, hình thù lộng lẫy, uy nghiêm với chiếc áo trắng bào màu đen bạc và chiếc mũ dát ngọc có hai cánh chuồn chuồn cong vút lên như mảnh trăng lưỡi liềm.

+ đồi núi hoang vu, năm gối dài lên nhau, những bãi cát bao la, những cánh đồng khô nẻ, chỉ trơ toàn đá xám với đất nâu.

+ cỏ mọc lên um tùm thành từng cánh đồng, thành từng ngàn, từng rừng ngun ngút.

+ một vật lông xám đen, trên đầu có hai cái sừng dài, cong vút....

- Yếu tố biểu cảm:

+ Ngọc Hoàng cả giận.

+ Vị thiên thần ăn năn, hối lỗi....

Câu 3 trang 117 Ngữ văn 9 Tập 1 CTST

Văn bản trên đã đáp ứng những yêu cầu về nội dung đối với các phần mở đầu truyện, diễn biến truyện, kết thúc truyện như thế nào?

Trả lời:

- Mở đầu: Giới thiệu về lí do có câu chuyện Con trâu.

- Diễn biến truyện: Các sự kiện chính xảy ra theo logic hợp lí, kết hợp giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Kết thúc: Nhân vật đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng nên bị trừng phạt.

Câu 4 trang 117 Ngữ văn 9 Tập 1 CTST

Qua văn bản trên, em rút ra được những lưu ý gì khi viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện kể đã đọc?

Trả lời:

Em rút ra được những lưu ý gì khi viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện kể: Khi kể chuyện có nhân vật, cốt truyện, bối cảnh phù hợp; Thể hiện được sự sáng tạo của người viết về nội dung truyện đã đọc. Kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể chuyện.

Hướng dẫn quy trình viết trang 117 Văn 9 CTST tập 1

Viết một truyện kể sáng tạo với đề tài tự chọn, phỏng theo một truyện đã đọc (khoảng 1000 chữ) có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Dàn ý chung viết một truyện kể sáng tạo

+ Mở đầu truyện: giới thiệu nhân vật/ bối cảnh/ nội dung chính của truyện kể.

+ Diễn biến truyện: thuật lại diễn biến các sự việc trong câu chuyện theo một trình tự hợp lí; thể hiện được khả năng tưởng tượng và cách kể chuyện sáng tạo; có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể chuyện.

+ Kết thúc truyện: phù hợp, gây ấn tượng hoặc gợi suy nghĩ đối với người đọc (tùy trường hợp có thể giải thích hoặc khái quát ý nghĩa bài học từ truyện kể).

Viết một truyện kể sáng tạo kể lại câu chuyện “Thầy bói xem voi”

Buổi chiều hôm ấy, một buổi chiều mùa thu với cái gió hơi se se lạnh, không khí dễ chịu và trong lành biết bao. Tôi được cậu chủ đưa ra đồng ăn cỏ và thư giãn để chuẩn bị tốt cho buổi biểu diễn tối nay. Cánh đồng cỏ xanh mướt, non mỡn, ngon lành biết bao. Tôi thung thăng gặm cỏ cùng tiếng sáo vi vu giữa buổi chiều lộng gió. Chắng mấy tí cái bụng tôi đã tròn căng. Và đó cũng là lúc mà cậu chủ cũng thu lại cánh diều, tạm biệt bạn bè để đưa tôi về nhà. Trên đường về, cậu lại dắt tôi ra chợ để mua đồ. Đang đi, trên đường có năm ông thầy bói già cứ đùn đẩy nhau điều gì không rõ. Bác bán rau nói với cậu chủ của tôi:

- Này cháu! Năm ông thầv bói muốn cháu dừng con voi lại để họ xem nó thế nào có được không?

Cậu chủ nhìn tôi như muốn hỏi ý kiến, thấy tôi huơ vòi cậu bèn vui vẻ nhận lời. Thú thực, tôi thấy xúc động vì tấm lòng của người dân nơi đây dành cho mình. Bởi vậy, ai nỡ từ chối đề nghị như thế của những người già, họ lại bị mù nữa cơ chứ. Thật tội nghiệp quá!

Tôi dừng lại, năm ông thầy bói theo lời hướng dẫn của cậu chủ, để gậy lại và đến gần tôi. Năm người bọn họ, người ôm chân tôi, người xoa vòi tôi, người sờ tai tôi, người lại vuốt ngà tôi, người thứ năm thì cứ vỗ tay bồm bộp vào bụng tôi! Tôi thấy nhột lắm nhưng gắng nín nhịn chiều họ. Đột nhiên, ông sờ vòi nói to:

- Ôi chao! Tôi tưởng con voi nó thế nào! Hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Ông sờ ngà tiếp lời:

- Ông nhầm rồi! Nó chần chẫn như cái đòn càn.

Ông thầy sờ tai tôi không chịu nhường:

- Ai bảo thế! Nó bè bè như cái quạt thóc.

- Nhầm! Nhầm hết. Nó như sừng sững cái cột đình - Thầy sờ chân tôi quát to!

Thầy sờ đuôi tôi giơ gậy lên như sẵn sàng đánh nhau với ai:

- Bốn ông sao ngốc nghếch thế! Nó tun tủn như cái chổi sể cùn!

"Như con đỉa!", "Như cột đình!", "Như đòn càn",... năm ông ỏm tỏi với nhau, mặt ai cũng đỏ gay gắt. Cậu chủ hốt hoảng đẩy mấy ông thầy kì lạ kia ra. Còn tôi lúng túng tìm cách thoát ra khỏi đám đông đang xúm xít lại xem.

Tối hôm ấy, dân làng đến xem xiếc rất đông. Nhìn thấy tôi, tất cả ồ lên vỗ tay. Họ còn bàn tán ríu ran về chuyện mấy ông thầy bói. Thì ra, khi tôi đi khỏi rồi, năm ông còn đánh nhau đến toác đầu chảy máu!

Tôi vừa buồn cười, vừa tức giận. Sai lầm của các thầy bói là ở chỗ mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của tôi và bảo rằng đó là cả con người của tôi. Vòi, chân, tai, ngà, đuôi đúng là của con voi tôi thật, nhưng mới chỉ là những bộ phận riêng lẻ, chưa phải là cả thân thể tôi. Giá các thầy ấy chịu khó lắng nghe ý kiến của nhau, hỏi cậu chủ của tôi thì đã biết tôi là như thế nào rồi và đâu đến nỗi phải đánh nhau toác đầu, chảy máu như thế!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 2.256
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm