Đọc mở rộng theo thể loại Mùa xuân nho nhỏ

Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ hay của nhà thơ Thanh Hải. Bài thơ là niềm say mê trước mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời thể hiện khát vọng được công hiến hết mình để làm đẹp cho mùa xuân của đất nước của tác giả. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc gợi ý soạn bài Mùa xuân nho nhỏ trang 22 Ngữ văn 9 tập 1 CTST.

Soạn Văn 9 CTST bài Mùa xuân nho nhỏ

1. Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ tác giả tác phẩm

1.Tác giả: Thanh Hải (1930-1980).

- Tên thật là Phạm Bá Ngoãn.

- Quê: Huế.

- Nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.

- Là cây bút có công trong nền xây dựng văn học Cách mạng miền Nam ngay những ngày đầu.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: in trong tập thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, xuất bản 1980.

- Hoàn cảnh sáng tác: Viết tháng 11/1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh - không bao lâu trước khi ông qua đời.

- Thể thơ: 5 chữ.

- PTBĐ: biểu cảm.

 Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ tác giả tác phẩm

2. Trả lời câu hỏi bài Mùa xuân nho nhỏ trang 23

Câu 1. Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước được gợi tả như thế nào trong ba khổ thơ đầu?

- Khổ 1: tươi thắm, đầy màu sắc (dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, màu xanh của lá nguỵ trang, của nương mạ), âm thanh của thiên nhiên (tiếng chim chiền chiện hót vang trời);

- Khổ 2: âm thanh của cuộc sống lao động (xôn xao); âm thanh tiếng chim được cụ thể hoá thành hình khối, màu sắc thể hiện sự chuyển đổi cảm giác: từ thính giác à thị giác à xúc giác (từng giọt long lanh rơi), hình ảnh chủ thể trữ tình nâng niu từng giọt âm thanh của tiếng chim, hình ảnh người cầm súng với lộc giắt đầy trên lưng, hình ảnh người lao động hối hả xây dựng đất nước, họ là những người đã làm nên mùa xuân đất nước.

- Khổ 3: Lịch sử cần lao của đất nước và niềm tin vào sự phát triển của đất nước.

Câu 2. Chỉ ra ít nhất hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 4 và 5. Phân tích tác dụng của chúng.

- Ẩn dụ hình ảnh con chim hót, cành hoa, mùa xuân nho nhỏ: thể hiện ước nguyện bình dị, khiêm nhường của nhà thơ được cống hiến cho đất nước; hình ảnh nốt trầm xao xuyến: thể hiện cảm xúc trầm lắng của nhà thơ; hình ảnh hoà ca: chỉ cộng đồng, dân tộc;

- Điệp ngữ: ta làm, dù là nhấn mạnh ước nguyện của nhà thơ được cống hiến dù là còn trẻ hoặc đã già.

Câu 3. Xác định bố cục, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ

- Bố cục:

+ Khổ 1 (6 câu đầu): cảm xúc trước mùa xuân của đất trời.

+ Khổ 2, 3: cảm xúc trước mùa xuân của đất nước

+ Khổ 4, 5: ước nguyện được cống hiến của nhà thơ; khổ cuối: ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca Huế.

- Mạch cảm xúc: say sưa, trìu mến trước mùa xuân của đất trời (khổ 1); phấn chấn, vui tươi trước mùa xuân đất nước (khổ 2, 3); tha thiết, trầm lắng khi bày tỏ ước nguyện được nhập vào bản hoà ca của đất trời, vào mùa xuân của đất nước một nốt trầm xao xuyến, một mùa xuân nho nhỏ của riêng mình (khổ 4, 5); tình cảm thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước (khổ cuối).

- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng ngợi ca sức sống thanh xuân của đất nước, con người, cảm hứng về ước nguyện được dâng hiến, sự đóng góp sức mình để làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp

Câu 4. Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ

Là hình ảnh ẩn dụ, thể hiện nhận thức của tác giả mỗi người là một mùa xuân nhỏ, mỗi người cần sống đẹp, tươi trẻ như mùa xuân, góp phần tạo nên mùa xuân lớn của đất trời, của đất nước.

Câu 5. Chủ đề bài thơ là gì? Nêu một số căn cứ đã giúp em xác định chủ đề

- Chủ đề: ước nguyện được đóng góp phần nhỏ bé của mình để làm nên mùa xuân tươi đẹp của quê hương, đất nước.

- Các căn cứ để xác định chủ đề là

+ các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

+ bố cục, mạch cảm xúc, nhan đề bài thơ.

+ giọng thơ tha thiết, trầm lắng,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 142
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm