Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25
Soạn Văn 9 Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ là nội dung bài học trang 25 sách giáo khoa Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được những đặc điểm của đoạn văn cũng như cách viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ sao cho hay và đúng. Sau đây là gợi ý soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25 Văn 9 tập 1 CTST. Mời các em cùng tham khảo.
Trả lời câu hỏi trang 26 Văn 9 CTST tập 1
Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về bài thơ “Tựu trường”
Câu 1:
- Câu chủ đề: Lòng tôi chợt bồi hồi … khi đọc bài thơ Tựu trường của nhà thơ Huy Cận.
-> Nội dung: Giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ.
- Câu kết đoạn: Cảm ơn nhà thơ … hành trình trưởng thành của mỗi người.
-> Ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
Câu 2:
- Người viết dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm nghĩ.
- Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện kết hợp trong đoạn văn: cảm xúc bồi hồi, xao xuyến xen lẫn những suy ngẫm của tác giả đoạn văn về cách nhà thơ thể hiện hình ảnh nhân vật trữ tình.
Câu 3:
- Nghệ thuật liệt kê: Những sắc thái cảm xúc của nhân vật trữ tình như háo hức, xôn xao, hi vọng, tin tưởng ở ngôi trường mới …
-> Dùng để nhấn mạnh ý, diễn đạt đầy đủ và sâu sắc hơn nội dung của văn bản.
- Cách trình bày đoạn văn theo hình thức tổng phân hợp: có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn và cuối đoạn.
-> Giúp cho văn bản trở nên logic, mạch lạc hơn.
Câu 4: Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn:
+ Phép lặp: “qua”, “nhà thơ”, “cảm xúc”, “ngôi trường”
+ Phép thế: “chàng trai tuổi mười lăm” - “nhân vật trữ tình”
+ Phép liên tưởng: “thời áo trắng”, “chàng trai tuổi mười lăm”, “ngôi trường mới”, “tuổi hoa niên”
Hướng dẫn quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ 8 chữ
Quy trình viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
Quy trình viết | Thao tác cần làm |
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết | Xác định thể thơ, bài thơ |
Xác định yêu cầu đối với đoạn văn | |
Xác định mục đích viết, người đọc | |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý | Đọc diễn cảm bài thơ |
Xác định một số nét độc đáo về nghệ thuật và vai trò của nó trong việc thể hiện nội dung bài thơ | |
Ghi lại cảm nghĩ bằng một vài cụm từ | |
Sắp xếp các ý thành sơ đồ dàn ý | |
Bước 3: Viết đoạn | Triển khai bài viết dựa trên sơ đồ |
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm | Dùng bảng kiểm để tự xem lại và chỉnh sửa |
Đọc lại đoạn văn từ vai trò của người đọc | |
Tiếp tục điều chỉnh |
Dàn ý viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
Mở đoạn | Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng |
| Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ |
| Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm nghĩ chung về bài thơ |
Thân đoạn | Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về một hoặc vài nét độc đáo của bài thơ |
| Làm rõ tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ |
Kết đoạn | Khẳng định lại cảm nghĩ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân |
| Dùng dấu câu phù hợp để kết thúc đoạn văn |
Chọn một bài thơ mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ đó
Bài thơ Quê hương của Tế Hanh gợi cho tôi nhiều cảm xúc, ấn tượng. Những câu thơ mở đầu là lời giới thiệu hết sức đơn giản về quê hương của nhân vật trữ tình. Đó là một làng chài có truyền thống lâu đời, nằm gần biển. Sau đó, tác giả tiếp tục khắc họa công việc quen thuộc của người dân quê hương đó là ra khơi đánh bắt cá. Hình ảnh con thuyền ra khơi đầy dũng mãnh, hứa hẹn về một vụ mùa bội thu. Nhưng có lẽ với tôi, ấn tượng nhất phải là khung cảnh đoàn thuyền khi trở về. Bến đỗ trở nên tấp nập, sôi động cho thấy một chuyến ra khơi bội thu. Người dân chài lưới đầy khỏe khoắn đang làm công việc thu hoạch cá. Con thuyền thì trở về nằm nghỉ ngơi sau hành trình lao động vất vả. Đến khổ thơ cuối, Tế Hanh đã bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ quê hương khi phải xa cách. Tác giả nhớ những hình ảnh quen thuộc của quê hương “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”… Câu thơ cuối thốt lên gửi gắm tình cảm, nỗi nhớ da diết: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”. Tác phẩm có âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động cùng với ngôn từ giản dị. Tôi thực sự yêu thích bài thơ Quê hương.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 20
Đọc kết nối chủ điểm: Vẻ đẹp của sông Đà
Thực hành tiếng Việt Một số hiểu biết về chữ Nôm và chữ quốc ngữ lớp 9
Thuyết minh về ngôi trường em đang học
Đọc mở rộng theo thể loại Mùa xuân nho nhỏ
(Có bài mẫu) Dàn ý nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
(Ngắn gọn) Soạn bài Phò giá về kinh lớp 9
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ trả lời câu hỏi làm gì khi ta vô tình gây ra lỗi
- (Chuẩn) Soạn bài Quê hương lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Chân trời sáng tạo bài Bếp lửa
- (Cực hay) Viết một đoạn văn 200 chữ thể hiện tình cảm với người có ảnh hưởng lớn đến em
- (2 mẫu) Phân tích mối quan hệ giữa hình ảnh bếp lửa và hình ảnh bà trong bài thơ
- Đọc kết nối chủ điểm: Vẻ đẹp của sông Đà
- Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 20
- Đọc mở rộng theo thể loại Mùa xuân nho nhỏ
- Soạn Làm một bài thơ tám chữ lớp 9 CTST
- Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25
- Soạn Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống trang 28
- Soạn bài Ôn tập trang 30 Văn 9 tập 1 CTST
- Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ
- Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 9
- Đọc kết nối chủ điểm Thơ ca lớp 9
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 42 tập 1
- Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
- Soạn Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9
- Phân tích truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Khát vọng của Bùi Minh Tuấn
- (Ngắn gọn) Phân tích bài thơ Hành quân giữa rừng xuân của Lê Anh Xuân
- (Có dàn ý) Phân tích bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc ngắn gọn
- Phân tích truyện ngắn Quê mẹ của Thanh Tịnh
- Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
- Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (truyện, thơ)
- Soạn Văn 9 CTST bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 CTST trang 54
- Soạn bài Rừng quốc gia Cúc Phương
- Soạn bài Ngọ môn lớp 9
- Soạn bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng Thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 71 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích cổ bên sông Sài Gòn
- Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử CTST
- Thuyết minh về di tích lịch sử đền Hùng
- Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương
- Thuyết minh về lăng chủ tịch Hồ Chí Minh
- Thuyết minh bảo tàng Dân tộc học Việt Nam lớp 9
- Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể
- Nói và nghe Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Soạn bài Ôn tập Văn 9 trang 86 Chân trời sáng tạo
- Soạn Chuyện người con gái Nam Xương CTST
- Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài ngắn gọn
- Soạn bài Sơn tinh Thủy tinh lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Thực hành tiếng Việt 9 trang 109 tập 1
- Soạn bài Dế chọi Chân trời sáng tạo
- Soạn Văn 9 Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc
- Nói và nghe Kể một câu chuyện tưởng tượng lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Ôn tập lớp 9 trang 121 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
- Soạn bài Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì
- Thực hành Tiếng Việt 9 trang 138
- Đọc mở rộng theo thể loại: Tiếng đàn giải oan
- Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học lớp 9 CTST
- Viết bài giới thiệu về Vẻ đẹp của truyện thơ Việt Nam
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 9 Chân Trời
Thuyết minh về di tích lịch sử đền Hùng
Soạn bài Rừng quốc gia Cúc Phương
Phân tích bài thơ Tổ quốc là tiếng mẹ của Nguyễn Việt Chiến
Soạn Văn 9 Viết một truyện sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc
Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán
Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử CTST