(Có đáp án) Trắc nghiệm Sinh học 9 Chân trời sáng tạo (bài 35-48)

Tải về

File trắc nghiệm Sinh học 9 Chân trời sáng tạo có đáp án

Trắc nghiệm Sinh học 9 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học lớp 9 bộ sách Chân trời sáng tạo theo từng bài học trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 9 CTST có đáp án chi tiết. Sau đây là nội dung chi tiết file trắc nghiệm Sinh học 9 CTST, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Chân trời sáng tạo bài 35

Câu 1: Bệnh nào dưới đây có khả năng di truyền cho thế hệ sau?

  • Tiểu đường.
  • Cảm lạnh.
  • Viêm họng.
  • Gãy xương.

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất.

Thành tựu nào sau đây là một ví dụ về ứng dụng của ngành di truyền học?

  • Khám phá các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
  • Phát triển kĩ thuật sản xuất thuốc từ thảo dược truyền thống.
  • Xác định gene gây bệnh và phát triển phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh di truyền.
  • Tạo ra các loại cây trồng mới có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn.

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất.

Ứng dụng trực tiếp của di truyền và biến dị trong ngành di truyền học là

  • xác định nguyên nhân di truyền của một số bệnh và phát triển phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh di truyền, như bệnh Down, Thalassemia.
  • tạo ra các loại thực phẩm có khả năng chống lại sâu bệnh và hạn hán, như cây trồng biến đổi gene có khả năng chịu loại sâu bệnh hoặc có thể chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt.
  • phát triển các loại thuốc mới dựa trên cơ chế di truyền của các bệnh như thuốc điều trị ung thư hoặc thuốc điều trị bệnh tim mạch.
  • tạo ra các loài động vật lai giữa các loài khác nhau để nghiên cứu sự biểu hiện gene như lai tạo giữa chuột và thỏ để nghiên cứu về bệnh Parkinson.

Câu 4: Trong một trại nuôi gia súc, một người chủ trại nhận thấy rằng một số con lợn trong đàn của mình có màu lông trắng khác biệt so với các con lợn khác. Đồng thời, những con lợn có lông màu trắng này thường có kích thước nhỏ hơn và tăng trưởng chậm hơn so với các con khác. Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt về màu sắc của lông và sự sinh trưởng của những con lợn trên?

  • Do khả năng thích nghi với môi trường sống của những con lợn khác nhau.
  • Do sự tổ hợp lại các gene và quá trình di truyền tạo ra các biến dị.
  • Do chế độ ăn uống của các con lợn có sự khác nhau.
  • Do tỉ lệ thịt nạc, mỡ của mỗi con lợn có sự khác nhau.

Câu 5: Trong một vườn cà chua, một nông dân nhận thấy rằng một số cây cà chua trong khu vườn có trái màu vàng, trong khi phần lớn các cây cà chua khác có trái màu đỏ như bình thường. Anh ta cũng nhận thấy rằng trái cà chua màu vàng thường có hình dáng khác lạ hơn và cho ra trái ít hơn so với các cây khác.

(1) Sự khác biệt về màu sắc và trạng thái của trái cà chua chủ yếu do ảnh hưởng của môi trường như ánh sáng, nhiệt độ,...

(2) Màu sắc và hình dáng của trái cà chua do gene quy định.

(3) Cây cà chua ra trái màu vàng, hình dáng khác lạ, tỉ lệ đậu quả thấp là hiện tượng biến dị.

(4) Hiện tượng biến dị này không có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

Số đáp án đúng là

  • 1.
  • 2.
  • 3.
  • 4.

Câu 6: Các đoạn DNA mang thông tin di truyền mã hóa cho một sản phẩm nhất định nào đó được gọi là

  • RNA.
  • nhiễm sắc thể.
  • nhân tế bào.
  • gene.

Câu 7: Theo lí thuyết, mọi cơ thể đều được cấu tạo từ

  • gene.
  • tế bào.
  • nhiễm sắc thể.
  • cơ quan.

Câu 8: Nhân tế bào chứa nhiễm sắc thể là

  • trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
  • nơi tổng hợp tất cả protein trong tế bào.
  • bào quan dự trữ nước chủ yếu cho tế bào.
  • bào quan có nhiệm vụ giữ cho tế bào có hình dạng nhất định.

Câu 9: DNA là thành phần chủ yếu cấu tạo nên

  • gene.
  • tế bào.
  • nhiễm sắc thể.
  • cơ quan.

Câu 10: Theo lí thuyết, con người có bao nhiêu gene trong bộ nhiễm sắc thể?

  • vài nghìn gene.
  • vài chục nghìn gene.
  • vài trăm nghìn gene.
  • vài triệu gene.

Câu 11: Ở sinh vật có những hình thức sinh sản nào để di truyền gene cho thế hệ sau?

  • Mọc chồi và thụ tinh.
  • Nguyên phân và giảm phân.
  • Sinh sản phân mảnh và sinh sản phân đôi.
  • Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Câu 12: Đặc điểm di truyền ở những sinh vật sinh sản vô tính là

  • cá thể con là những bản sao y hệt mẹ của chúng.
  • cá thể con kế thừa gene từ cả bố và mẹ.
  • cá thể con có một phần gene từ bố và một phần từ mẹ.
  • cá thể con được tạo ra thông qua sự tổ hợp lại các gene của bố, mẹ.

Câu 13: Khả năng nào của gene giúp các đặc điểm của bố, mẹ được truyền lại cho thế hệ con?

  • sinh sản.
  • di truyền.
  • biến dị.
  • phát triển.

Câu 14: Đặc điểm được gọi là di truyền khi bố mắt nâu, mẹ mắt nâu thì sinh ra con có mắt màu

  • nâu.
  • đen.
  • xanh.
  • xám.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây được gọi là biến dị?

  • Bố và mẹ tóc đen, sinh ra con tóc đen.
  • Bố và mẹ thuận tay phải, sinh ra con thuận tay trái.
  • Bố và mẹ da nhóm máu O, sinh ra con nhóm máu O.
  • Bố và mẹ có chiều cao thấp, sinh ra con thấp.

Câu 16: Sơ đồ mối quan hệ từ gene đến tế bào là

  • Gene → Nhiễm sắc thể → Nhân tế bào → Tế bào.
  • Tế bào → Gene → Nhiễm sắc thể → Nhân tế bào.
  • Nhân tế bào → Nhiễm sắc thể → Gene → Tế bào.
  • Nhiễm sắc thể → Tế bào → Nhân tế bào → Gene.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không đúng về di truyền và biến dị ở sinh vật?

  • Đối với sinh vật sinh sản vô tính, cá thể con là những bản sao y hệt mẹ của chúng.
  • Hiện tượng di truyền và biến dị do nhân tố di truyền nằm trong tế bào (gene) quy định.
  • Di truyền có thể làm thay đổi cấu trúc gene của sinh vật, trong khi biến dị chỉ là một hiện tượng tự nhiên không được điều chỉnh bởi gene.
  • Đối với sinh vật sinh sản hữu tính, sự tổ hợp lại các gene của bố, mẹ và quá trình di truyền sẽ tạo ra các biến dị có khả năng di truyền cho các thế hệ sau.

Câu 18: Những sinh vật nào sau đây có khả năng sinh sản vô tính tạo ra các cá thể con là bản sao y hệt mẹ của chúng?

  1. Vi khuẩn;
  2. Thủy tức;
  3. Amip;
  4. Ba ba;
  5. San hô;
  6. Hải cẩu;
  7. Chim sẻ;
  8. Rêu;
  • 1, 3, 4, 6, 7.
  • 1, 2, 3, 5, 6.
  • 1, 4, 6, 7, 8.
  • 1, 2, 3, 5, 8.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Chân trời sáng tạo bài 36

Câu 1: Đặc điểm chính nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di truyền của Mendel?

  • Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt.
  • Sinh sản nhanh và phát triển mạnh.
  • Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn không nghiêm ngặt.
  • Có hoa đơn tính, giao phấn nghiêm ngặt.

Câu 2: Mendel chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện phép lai vì

  • thuận tiện cho việc lai các cặp bố mẹ với nhau.
  • thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng qua các thế hệ.
  • thuận tiện cho việc sử dụng toán thống kê để phân tích số liệu thu được.
  • thuận tiện cho việc chọn các dòng thuần chủng.

Câu 3: Quan sát hình ảnh và cho biết thế hệ con đời thứ nhất có kiểu hình gì?

Trắc nghiệm Sinh học 9 Chân trời sáng tạo bài 36

  • 100% cây hoa tím nhạt.
  • 50% cây hoa tím, 50% cây hoa trắng.
  • 75% cây hoa tím, 25% cây hoa trắng.
  • 100% cây hoa tím.

........................................

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 221
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm