(Có đáp án) Đọc hiểu Cúc áo của mẹ
Đọc hiểu văn bản Cúc áo của mẹ
Cúc áo của mẹ là một truyện ngắn cảm động về đề tài gia đình của nhà văn Nhất Băng. Câu chuyện khuyên chúng ta hãy biết yêu thương trân trọng mẹ khi còn có thể. Đừng bao giờ làm cho người mình yêu thương nhất phải đau buồn để rồi đến lúc ân hận thì đã quá muộn. Sau đây là đề đọc hiểu văn bản Cúc áo của mẹ có đáp án sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nội dung và ý nghĩa của văn bản.
Cúc áo của mẹ đọc hiểu
CÚC ÁO CỦA MẸ
(Nhất Băng (Trung Quốc)
Cậu còn nhớ sinh nhật 12 tuổi. Vừa sáng tinh mơ, đã nghe thấy mẹ nói: “Con trông đây là cái gì?”. Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phục như cậu từng mơ ước, hai hàng cúc đồng, trên vai áo có ba vạch màu xanh, đó là mốt quần áo “thịnh hành” trong học sinh. Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần. Cậu muốn đến lớp, ra oai với các bạn. Từ nhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần áo cũ của anh, vá chằng vá đụp nữa! Quả nhiên đúng như dự kiến, khi cậu bước vào lớp, ánh mắt của các bạn đều trố lên. Các bạn đều không ngờ được rằng, cậu bạn lúc nào cũng mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng rỡ như thế.
Cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ. Trong giờ giải lao, các bạn đều vây quanh cậu. Có bạn bỗng hỏi: “Ô hay! Tại sao khuy áo của bạn không giống của chúng mình nhỉ?”
Lúc ấy, cậu mới nhìn kỹ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo của người khác, hai dãy thẳng đứng. Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếp thành hình chữ “vê” (V).
Các bạn bỗng đều cười òa lên. Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu là một miếng vải cũ màu vàng. Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áo đành phải đính sang bên cạnh. Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V).
Biết rõ sự thực, các bạn lại giễu cợt, khiến cho lửa giận bốc lên ngùn ngụt trong lòng cậu. Buổi trưa về đến nhà, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới của mình. Mẹ cậu lao đến trước mặt con, giơ cao tay, nhưng cuối cùng không giáng xuống. Cậu liếc nhìn, thấy nước mắt mẹ chảy quanh trong khóe mắt, vội quay đầu chạy biến…(...) Từ hôm ấy trở đi, mẹ làm việc ít nghỉ tay. Cậu tận mắt thấy mẹ gầy sọp đi, thấy mẹ nằm bẹp rồi ra đi mãi mãi… Cậu rất muốn nói một câu: “Con xin lỗi mẹ”, mà không còn cơ hội nữa. Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần.
Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy. Có một người mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn. Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V). Bên trong có phải là…? Cậu không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khóc thống khổ.
Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâm suy nghĩ mãi. Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”.
(Vũ Phong Tạo dịch, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 3/2011, tr.45-46)
Chọn một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào bài làm của em:
Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên.
A. Tiểu thuyết
B. Truyện ngắn
C. Truyện dài
D. Truyện đồng thoại
Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Cả A và C
Câu 3. Nhân vật chính trong truyện là ai?
A. Là “cậu”
B. Là mẹ của cậu
C. Là các bạn
D. Là nhà thiết kế bậc thầy
Câu 4. Dòng nào nêu đầy đủ các sự việc chính có trong văn bản?
A. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ; mẹ qua đời, cậu vô cùng ân hận.
B. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ rồi chạy biến.
C. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu chạy biến; mẹ qua đời cậu vô cùng ân hận.
D. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ.
Câu 5. Đâu không phải là lí do khiến nhân vật “cậu” lại “quỳ sụp” trước mặt người mẫu và “òa khóc thống khổ” khi tham gia buổi trình diễn thời trang?
A. Vì bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V) giống y chan chiếc áo mà mẹ cậu đã may cho cậu
B. Vì cậu ân hận, xót xa, đau khổ trước hành động thiếu suy nghĩ của mình ngày trước với mẹ
C. Vì cậu cảm nhận được sự khéo léo, tình yêu thương của mẹ
D. Vì cậu muốn mẹ chứng kiến thành công của mình
Câu 6. Vì sao tác giả đặt nhan đề cho văn bản là: “Cúc áo của mẹ”?
A. Vì muốn ca ngợi chiếc cúc áo với đường chỉ khéo léo của mẹ.
B. Vì muốn ca ngợi tấm lòng yêu thương con của người mẹ.
C. Vì muốn ca ngợi tính khí kiên cường của người con.
D. Vì muốn ca ngợi buổi trình diễn thời trang ấn tượng, xúc động.
Câu 7. Tác dụng của thành phần trạng ngữ in đậm trong câu văn là gì?
“Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần”.
A. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt thời gian
B. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt nguyên nhân
C. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt cách thức
D. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt không gian
Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. (0,5 điểm) Nhân vật “cậu” có thái độ như thế nào khi được mẹ tặng chiếc áo mới?
Câu 9. (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của chi tiết “chiếc áo có hàng cúc hình chữ “vê” (V)”.
Câu 10. (1,0 điểm) Em có đồng tình với câu nói của nhân vật nhà thiết kế bậc thầy trong văn bản: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!” không? Vì sao?
Gợi ý
Câu 1- 7: Mỗi câu đúng ( 0,5 điểm)
| ||||||||||||||||||
8 | - Khi được mẹ tặng chiếc áo mới, nhân vật “cậu” có thái độ: + mừng rơn, vội mặc quần áo; + muốn đến lớp ra oai với các bạn; (Mỗi ý đúng được 0,25,điểm) | 0,5 | ||||||||||||||||
9 | - Hình ảnh chiếc áo có hàng cúc áo “kì lạ” xuất hiện ở phần đầu tác phẩm cho thấy sự khéo léo của người mẹ nghèo khó nhưng rất mực yêu thương, chăm lo cho con. Người con chỉ vì nhất thời nông nổi của tuổi trẻ mà làm mẹ đau lòng dẫn đến sự ra đi mãi mãi. Khi người con nhận ra sai lầm, cậu muốn nói một lời xin lỗi nhưng cơ hội đã không còn. - Chiếc áo có hàng cúc hình chữ “vê” (V) trở lại ở cuối tác phẩm, trong triển lãm thời trang càng làm cho nhân vật người con thêm ân hận, day dứt. à Chi tiết này đã góp nhấn mạnh tình mẫu tử và ý nghĩa của việc hiểu và trân trọng người thân yêu trong cuộc sống. Nó nhắc nhở chúng ta về tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện của mẹ dành cho con, cũng như giá trị của việc biết ơn và trân trọng những người thân yêu xung quanh mình | 1,0 | ||||||||||||||||
10 | - Học sinh bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/không đồng tình/không hoàn toàn đồng tình. - Lí giải hợp lí, thuyết phục, phù hợp. Đây là một định hướng: Đồng tình vì: Câu nói của nhà thiết kế đã khẳng định tình yêu thương của người mẹ với con là vô cùng vĩ đại. Tình yêu thương của mẹ đem lại giá trị tinh thần vô giá cho con. Chính tình yêu thương của người mẹ đã khiến cho mỗi người mẹ trở thành nhà thiết kế bậc thầy. Khẳng định mối quan hệ giữa tình yêu thương và sự sáng tạo. - Không đồng tình vì: Vì nhà thiết kế bậc thầy cần có tài năng lớn, thiết kế những tác phẩm có giá trị, truyền được nguồn cảm hứng tích cực nhất đến mọi người. Thực tế vẫn có những người mẹ vô trách nhiệm, thiếu yêu thương con cái. - Không hoàn toàn đồng tình vì: Tình yêu thương của mẹ với con là vô bờ bến, là vĩnh hằng nên không thể ví được với bất của cái gì trên đời. | 1,0 |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích bài thơ “Nói với em” của nhà thơ Vũ Quần Phương
(Có dàn ý) Phân tích truyện ngắn Người cha của Nguyễn Quang Thiều
Em hãy viết một bài văn cảm nhận về đoạn truyện Áo tết
Phân tích đoạn trích truyện ngắn Một cuộc đua của Quế Hương
Đọc hiểu Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều (5 đề)
(Có dàn ý) Viết bài văn phân tích truyện ngắn Cúc áo của mẹ
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 9
Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong cuộc sống
Top 6 bài thuyết minh về tác phẩm Truyện Kiều siêu hay
Phân tích truyện ngắn Anh hai Lý Thanh Thảo
So sánh hình ảnh trăng trong các bài thơ Đồng chí, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng
Phân tích đoạn trích kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
Tóm tắt văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em lớp 9