Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ 20 một chương trình mới đã mở ra trong lịch sử Đông Nam Á?
Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”? là câu hỏi trong của môn Lịch sử lớp 9. Để biết câu trả lời, hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu đáp án chi tiết trong bài nhé.
Trước những năm 90 của thế kỉ XX: tình hình các nước Đông Nam Á không ổn định. Đặc biệt về chính trị, có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại giữa các nước. Nhưng từ sau những năm 90, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á? Nguyên do là đâu?
Vì sao nói những năm 90 của thế kỉ XX một chương trình mới đã mở ra trong lịch sử Đông Nam Á?
1. Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ 20 một chương trình mới đã mở ra trong lịch sử Đông Nam Á?
Đông Nam Á ngày nay đã trở thành một trong những khu vực phát triển năng động với dân số trẻ, nhiều tiềm lực phát triển trên thế giới. Nhiều nước lớn hiện nay đang rất muốn gây dựng tầm ảnh hưởng của mình tại khu vực Đông Nam Á. Vậy đâu là nguyên nhân của sự phát triển của Đông Nam Á? Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử Đông Nam Á?
- Trước tiên, nguyên nhân đầu tiên là từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, "chiến tranh lạnh" kết thúc, "vấn đề Campuchia" được giải quyết bằng việc ký kết hiệp định Pari về Campuchia (tháng 10/1991) → Điều này đã giúp cải thiện rõ rệt tình hình chính trị khu vực, mối quan hệ giữa nhóm các nước ASEAN và 3 nước Đông Dương hoàn hoãn hơn.
- Nguyên nhân thứ 2 là việc đẩy mạnh quá trình mở rông thành viên của ASEAN, từ 6 nước phát triển thành 10 nước với sự tham gia của Brunay (1/1984), Việt Nam (7/1995), Lào và Myanmar (9/1997) và Campuchia (4/1999). → Lần đầu tiên trong lịch sử, 10 nước Đông Nam Á cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
=> Ngày nay, ASEAN là tổ chức đại diện cho ý chí của tập thể các quốc gia Đông Nam Á, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, tin cậy, vì lợi ích chung của các quốc gia trong khu vực. Từ đó, dần nâng vị thế, tiếng nói của ASEAN trên trường quốc tế, là mắt xích quan trọng trong tiến trình liên kết, hội nhập khu vực.
- Thứ ba: Sự liên kết, hợp tác về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội giữa các nước thành viên ASEAN và giữa tổ chức ASEAN với các nước khác được đẩy mạnh, thu được nhiều thành tựu rực rỡ, góp phần nâng cao vị thế khu vực Đông Nam Á trên trường quốc tế.
+ Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA).
+ Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia.
2. Sự phát triển của khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lý đặc biệt, là nơi giao thoa, bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau, từ Nam Á, Tây Á với đạo Hindu, Phật giáo cho đến đạo Khổng Tử, Nho giáo của Trung Quốc. Trong lịch sử, mỗi quốc gia lại có đường lối ngoại giao khác nhau, với mục đích chung nhất là bảo đảm an toàn, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ trước các cường quốc. Do đó, từng lúc lúc, các nhóm nước ở khu vực Đông Nam Á đã có sự đối đầu nhau về chính trị, tạo nên mối quan hệ căng thẳng, thiếu tính gắn kết giữa các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, với sự kiện "vấn đề Campuchia" được giải quyết năm 1991, tổ chức ASEAN được mở rộng từ 6 lên 10 thành viên đã tạo đà cho sự đoàn kết, thống nhất phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực Đông Nam Á. Trên cơ sở gác lại quá khứ, cùng bắt tay phát triển, ASEAN đã chuyển trọng tâm họat động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh.
Năm 1992 Đông Nam Á trở thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA). Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm 23 quốc gia => Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay là trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
Hiện nay, Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới, với một số quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc, đang được coi là những "con hổ mạnh mẽ" của châu Á như: Thái Lan, Singapore, Việt Nam... Đông Nam Á chính là thị trường tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực đa dạng trong các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp và du lịch với nguồn nhân công trẻ, trình độ cao, dân số đông tạo thị trường tiềm năng. Tuy phải đối mặt với nhiều sự thách thức toàn cầu như dịch bệnh, khủng hoảng tài chính, tệ nạn xã hội, vấn đề môi trường, sự căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, Mỹ - Nga... Nhưng Đông Nam Á vẫn được các nhà đầu tư coi trọng, trở thành nền kinh tế mới nổi có nhiều tiềm năng phát triển nhất thế giới.
3. Nền kinh tế của Đông Nam Á sau hơn nửa thế kỷ tồn tại
Từ khi cùng đứng trong một tổ chức thống nhất đến nay, các quốc gia Đông Nam Á đã gặt hái được rất nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, đưa Đông Nam Á trở thành khu vực trung tâm sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới và gần như duy trì được sự phát triển ổn định.
Ngày nay, nền kinh tế của các nước thành viên ASEAN đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nổi bật như Việt Nam, Singapore, Philippines... với tốc độ tăng trưởng kinh tế thường niên ước khoảng 6%.
Với tổng dân số 620 triệu người và tổng quy mô nền kinh tế khoảng 2,6 nghìn tỷ USD, tiềm năng phát triển của Đông Nam Á còn rất lớn trong tương lai.
Tuy nhiên, đến hiện tại, các nước Đông Nam Á vẫn đứng trước nhiều thách thức, khó khăn, như:
- Nền kinh tế các nước thành viên Đông Nam Á vẫn chưa thực sự hội nhập. Doanh nghiệp trong khu vực đối diện với nhiều rào cản trong kinh doanh dù vào năm 2015 các nước thành viên từng ký kết thống nhất về lộ trình gỡ bỏ rào cản thương mại, tạo ra thị trường chung thống nhất để giúp thương mại, dịch vụ và lao động phát triển tự do.
- Thế chế chính trị khác nhau khiến sự hội nhập càng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, hiện vẫn còn tồn tại quá nhiều vấn đề tranh cãi về địa chính trị.
- Kinh tế của nhiều nước thành viên Đông Nam Á phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu, du lịch, chính vì vậy tăng trưởng kinh tế của nhóm nước này phụ thuộc nhiều vào biến động của tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Dù hoạt động thương mại với các nước ngoại khối phát triển mạnh nhưng thương mại nội khối ASEAN còn kém sôi động hơn rất nhiều so với các nhóm nước khác trên thế giới như Liên minh châu Âu (EU).
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ 20 một chương trình mới đã mở ra trong lịch sử Đông Nam Á? Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 9 mảng Học tập nhé.
Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 9 có đáp án
Ý nghĩa lịch sử của cách mạng Nga
Bộ đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 có đáp án (5 đề)
Chứng minh nhận định Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của một tập thể GDCD 9 - trang 11
Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN
Top 6 mẫu kể lại câu chuyện lão Hạc bán chó
Top 6 đề thi giữa kỳ 1 môn Lịch sử lớp 9 có đáp án năm 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 9
Soạn bài Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi trang 59
(Ngắn gọn) Soạn bài Ngày xưa lớp 9
Vì sao học sinh phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo?
Đọc hiểu Ba mươi năm đời ta có Đảng
Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 9 Kết nối tri thức 2024
Top 5 mẫu đoạn văn về lòng nhân ái hay chọn lọc