Phân tích bài thơ Đưa con đi học của Tế Hanh

Bài thơ "Đưa con đi học" của Tế Hanh là một bức tranh sinh động về ngày đầu tiên đi học của một đứa trẻ. Bài thơ thể hiện tình cảm cha con là vô cùng linh thiêng, là thứ tình cảm ẩn sau mọi hành động quan tâm, yêu thương mà người cha dành cho con. Sau đây là bài văn mẫu phân tích bài thơ Đưa con đi học của Tế Hanh sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

1. Bài thơ “Đưa con đi học” của Tế Hanh

“Sáng nay mùa thu sang

Cha đưa con đi học

Sương đọng cỏ bên đường

Nắng lên ngời hạt ngọc

Lúa đang thì ngậm sữa

Xanh mướt cao ngập đầu

Con nhìn quanh bỡ ngỡ

Sao chẳng thấy trường đâu?

Hương lúa tỏa bao la

Như hương thơm đất nước

Con ơi đi với cha

Trường của con phía trước.”

Đôi nét về tác giả, tác phẩm:

Tế Hanh là nhà thơ viết nhiều, viết hay về quê hương, về tình cảm gia đình ấm áp, yêu thương, thơ ông cũng như con người ông nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đủ để tạo dấu ấn riêng. Những vần thơ của ông gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm cao đẹp, lối sống nhân văn. Bài thơ “Đưa con đi học” thể hiện tình yêu thương con sâu nặng của người cha, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc bao thế hệ.

2. Viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ Đưa con đi học

Viết về tình phụ tử đã có rất nhiều bài thơ để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giá như “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông, “Sang năm con lên bảy” của Vũ Đình Minh... Mỗi bài thơ về tình phụ tử thiêng liêng ấy là lời thì thầm của cha dành cho đứa con yêu bé bỏng. Hoà vào dòng cảm xúc thấm đẫm tình yêu thương ấy, Tế Hanh cũng góp một tiếng nói riêng trong trẻo, dịu dàng trong bài thơ “Đưa con đi học” - Bài thơ mang trong mình sự trầm lắng của mùa thu, vẽ nên bức tranh tươi đẹp về hình ảnh người cha đưa đứa con tới trường trong không khí trong lành của mùa thu mới.

Tế Hanh là nhà thơ viết nhiều, vết hay về quê hương, về tình cảm gia đình ấm áp, yêu thương, thơ ông cũng như con người ông nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đủ để tạo dấu ấn riêng. Những vần thơ của ông gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm cao đẹp, lối sống nhân văn. Bài thơ “Đưa con đi học” thể hiện tình yêu thương con sâu nặng của người cha, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc bao thế hệ. “Đưa con đi học” là “tiếng lòng của người nghệ sĩ” Tế Hanh về tấm lòng yêu thương con sâu nặng của người cha. Khổ thơ đầu bài thơ mở ra một không gian trong trẻo của buổi sáng mùa thu đẹp trời, hình ảnh người cha đưa con đi học gợi lên trong lòng người đọc biết bao cảm xúc về tình phụ tử thiêng liêng.

“Sáng nay mùa thu sang

Cha đưa con đi học

Sương đọng cỏ bên đường

Nắng lên ngời hạt ngọc”

Bài thơ “Đưa con đi học” của Tế Hanh chất chứa biết bao tâm tư, tình cảm của người cha dành cho đứa con thơ của mình. Người cha chăm sóc cho con từ thuở còn thơ, gắn bó và đồng hành cùng con trên con đường thành tài. Cha đưa con đi học trên con đường quen thuộc: “Sương đọng cỏ”, “nắng lên ngời”, “lúa ngậm sữa”, đứa con thơ vẫn còn bỡ ngỡ trong ngày đầu đến trường. Những hình ảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên trên con đường cha trở con đi học như muốn khẳng định niềm tin, sự mong mỏi của người cha mong muốn con mình có một tương lai tươi sáng. Cha đưa con đi học trong một buổi sáng mùa thu mát mẻ gợi hình ảnh ấm áp, thân thương. Trước mắt người đọc hiện lên hình ảnh hai cha con vừa đi vừa nắm tay nhau trò chuyện vui vẻ giữa khung cảnh thanh bình nên thơ ở một làng quê. Tất cả nhành cây, ngọn cỏ như chào đón con, như cùng vui bước chân con đến trường... Cánh đồng lúa trải dài tít tắp, căng tràn nhựa sống, cùng hương lúa thoảng bay trong gió đang reo vui, đang hoà ca cùng niềm vui đến trường của con. Lời thơ thủ thỉ, tâm tình như tiếng lòng cha đang thì thầm, trò chuyện cùng con. Dường như, bao niềm tin, hi vọng, bao nhắn nhủ của cha dành cho con đều dồn vào hành động “Cha đưa con đi học”, thật thân thương và trìu mến biết bao!

“Lúa đang thì ngậm sữa

Xanh mướt cao ngập đầu

Con nhìn quanh bỡ ngỡ

Sao chẳng thấy trường đâu?”

Khổ thơ thứ hai của bài thơ vừa gợi bức tranh đồng quê trong buổi sáng mùa thu thanh bình, yên ả, vừa gợi hình ảnh đứa trẻ với tâm trạng bỡ ngỡ, sự hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ trong ngày đầu tiên đi học. Không gian thanh bình, yên ả, rộng mở, thơ mộng khiến con bỡ ngỡ: Sao chẳng thấy trường đâu? Câu hỏi gieo vào lòng người đọc niềm bâng khuâng khó tả, nỗi niềm háo hức mong chờ được đến trường của con. Quả là ngày đầu tiên đến trường nên trong con có một chút xao xuyến, bâng khuâng, một chút ngỡ ngàng hơi xa lạ nhưng đầy háo hức, đón chờ. Khổ thơ cuối, nhà thơ sử dụng hình ảnh so sánh đặc sắc “Lúa đang thì ngậm sữa – như hương thơm đất nước” để làm nổi bật hương thơm ngọt ngào, thanh mát của lúa đang thì con gái tràn đầy sức sống cũng giống như niềm vui, sự háo hức được đến trường của con. Đồng thời cha muốn nhắn nhủ con: Mỗi bước chân đến trường của con luôn có cha đồng hành, cùng con bước đi trên mọi nẻo đường và luôn đưa con đến những điều tốt đẹp nhất. Tình cảm thiêng liêng, niềm hi vọng và sự tin tưởng cha luôn đặt vào con đó cũng là hành trang để con bước đi trên hành trình dài rộng của cuộc đời.

“Hương lúa tỏa bao la

Như hương thơm đất nước

Con ơi đi với cha

Trường của con phía trước”

Bài thơ “Đưa con đi học” của Tế Hanh là bài thơ ca ngợi tình phụ tử cao đẹp, tình yêu thương, sự quan tâm lo lắng của người cha dành cho con thật cảm động. Tình cảm của cha đối với con thật nhiều yêu thương trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Đứa con bé bỏng chính là điểm tựa tinh thần, là nơi cho người cha vin vào mà tin tưởng, mà khao khát. Người đọc nhận ra đằng sau từng câu chữ ấy là hình ảnh của người cha hết mực yêu thương con với một niềm tin rất lớn rằng con sẽ bay cao, bay xa. Tình yêu thương con của cha trong bài thơ đã gợi lên trong lòng bạn đọc nhiều xúc cảm về tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp. Đó là tình cảm nhân bản, là tiếng lòng của không chỉ nhà thơ Tế Hanh mà tiếng lòng chung của những người cha đáng kính. Cha mong muốn con nên người, học tập thật tốt vì tương lai phía trước. Bài thơ góp phần bồi dưỡng tình cảm gia đình gần gũi thân thương, tỉnh phụ tử bền chặt cho bạn đọc.

“Đưa con đi học” là “tiếng lòng của người nghệ sĩ” Tế Hanh về tấm lòng yêu thương con sâu nặng của người cha được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật đặc sắc: Thể thơ năm chữ phù hợp với việc bộc lộ tâm tư tình cảm, như lời thủ thỉ tâm tình của người cha dành cho đứa con bé bỏng. Giọng điệu bài thơ tâm tình, thiết tha thấm sâu vào tâm hồn mỗi người về tình cha con đẹp đẽ, cao cả. Ngôn ngữ bình dị, nhiều hình ảnh so sánh đẹp góp phần khắc hoạ bức tranh thiên nhiên mùa thu êm dịu, tươi mát và tình cảm đong đầy yêu thương, sự quan tâm, tận tình, chu đáo của cha dành cho con. Bài thơ “Đưa con đi học” của Tế Hanh là bài ca về tỉnh phụ tử thiêng liêng cao đẹp. Tình cảm của cha dành cho con chính là thứ tình cảm thiêng liêng, bao la nhất. Không một ai có thể hi sinh cả thời gian, cả tuổi thanh xuân của mình để đồng hành cùng con như cha. Với con, cha mãi là chỗ dựa vững chắc nhất bởi “Tình cha ấm áp như vầng thái dương”!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 9 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
10 7.206
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm