(Có đáp án) Bộ đề thi thử vào 10 tỉnh Bắc Giang 2024

Bộ đề thi thử tuyển sinh lớp 10 năm 2024 tỉnh Bắc Giang được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là tổng hợp các đề thi thử vào lớp 10 2024 chính thức của huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang với đầy đủ các môn thi vào 10 như Ngữ văn, Toán, tiếng Anh, Lịch sử, Sinh học có gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu ôn thi vào 10 Bắc Giang 2024 bổ ích cho các em học sinh. Sau đây là nội dung chi tiết đề thi thử vào 10 2024 tỉnh Bắc Giang, mời các em cùng tham khảo.

Bộ đề thi thử tuyển sinh lớp 10 năm 2024 tỉnh Bắc Giang

1. Đề thi thử vào 10 môn văn Bắc Giang

UBND HUYỆN VIỆT YÊN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

(Đề gồm 01 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT HS LỚP 9 LẦN I

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

(1) Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt... Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ...

(2) Tất cả mọi người đều cần có tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết, ta phải trao tặng tình yêu thương cho thế giới. Một đứa trẻ cần rất nhiều tình thương, mà người đời không phải ai cũng có đủ tình thương dành cho chúng. Có những đứa trẻ trở nên hư hỏng cũng vì thiếu tình thương. Con người ngày nay có rất nhiều thứ, song có hai thứ mà họ không có đó là sự bình an và tình yêu thương. Bình an cũng cần thiết như không khí để thở, nước để uống và thức ăn hàng ngày. Phải sống sao cho lương tâm của mình không bị cắn rứt.

(Nguyễn Hữu Hiếu, Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ, 2014, tr.92)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, tình yêu thương có sức mạnh như thế nào?

Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu: “Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường.”?

Câu 4. Việc lặp lại cụm từ lời yêu thương, tình yêu thương trong đoạn văn (1) có tác dụng gì?

Câu 5. Bài học sâu sắc nhất em rút ra được từ đoạn trích trên.

Câu 6. Em có đồng ý với ý kiến: Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau không? Vì sao?

PHẦN II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người trong cuộc sống.

Câu 2 (4,0 điểm). Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Đáp án

Phần

Câu

Đọc hiểu

Điểm

I

Về đoạn trích : Sức mạnh của tình yêu thương

1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

- HS không làm hoặc làm sai.

0.5

0.0

2

- Theo tác giả, tình yêu thương có sức mạnh:

+ nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống,

+ giúp người khác vượt qua gian khổ,

+ nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt...

+ đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường.

- HS không làm hoặc làm sai.

0.5

0.0

3

- HS nêu được: có tình thương yêu, con người sẽ vượt qua những điều ích kỷ, đố kị, nhỏ nhen, xấu xa, tranh giành, giẫm đạp lên nhau để sống; có tình yêu thương sẽ giúp con người sống bao dung, nhân hậu, vị tha hơn, nhân ái hơn.

- HS không làm hoặc làm sai.

0.5

0.0

4

- Việc lặp lại cụm từ lời yêu thương, tình yêu thương trong đoạn văn (1) có tác dụng:

+ Nhấn mạnh ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống.

+ Tạo sự liên kết cho lời văn, giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn.

+ Thể hiện tác giả là người có sự am hiểu, trải nghiệm sâu sắc…

(HS nêu được 02 tác dụng : 0.25 điểm; nêu được 01 tác dụng: 0.0 điểm).

- Không làm hoặc làm sai.

0.5

0.0

5

- HS rút ra bài học sâu sắc của bản thân và lí giải phù hợp từ nội dung của đoạn trích. Có thể là: sống phải biết yêu thương, sẻ chia, thấu hiểu ....

- HS rút ra bài học nhưng không có lí giải.

- HS không làm hoặc rút ra bài học không phù hợp.

1.0

0.5

0.0

6

- HS bộc lộ được quan điểm của mình: đồng tình hay không đồng tình.

- HS có lí giải hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức.

- HS không làm hoặc lí giải không phù hợp.

0.25

0.75

0.0

II

1

Nghị luận xã hội: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của gia đình đối với tâm hồn mỗi người trong cuộc sống.

2.0

1- Về kĩ năng

0.25

- Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: Có đủ Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Mở đoạn: giới thiệu được vấn đề, Thân đoạn triển khai được vấn đề, Kết đoạn khái quát được vấn đề.

- Đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ, làm nổi bật được vấn đề theo quan điểm của mình.

2- Về nội dung

1.5

Thí sinh có thể viết bài theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý, định hướng chấm bài.

a. a. Giải thích: Gia đình là nơi mỗi người được sinh ra và lớn lên, là nơi những người có cùng huyết thống chung sống dưới một mái nhà, cùng nhau làm ăn, phát triển dựa trên nền tảng yêu thương và đùm bọc nhau.

0.25

b. Bàn bạc:

0.75

- Gia đình là cái nôi đầu tiên nâng đỡ con người,là nơi chúng ta quay về tìm lại bình yên sau những khó khăn, giông bão ngoài xã hội.

- Là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc của mọi thành viên, là nơi chưa đầy tình yêu thương.

- Mang đến sự ấm áp và niềm vui đồng thời xoa dịu những nỗi đau.

(Trong quá trình lập luận, HS cần biết đưa ra những dẫn chứng phù hợp và tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề).

c. Mở rộng:

0.25

- Phê phán những người sống ích kỉ, chỉ biết đến nhu cầu và lợi ích của bản thân, không thực hiện các nghĩa vụ đối với gia đình.

- Không bao che, tiếp tay cho những hành vi vi phạm pháp luật.

d. Bài học:

0.25

-Nhận thức:

+ Gia đình có vai trò quan trọng với mọi người.

- Bài học hành động:

+ Phải biết yêu thương trân trọng những người thân trong gia đình, có ý thức vun đắp gia đình hạnh phúc.

+ Bảo vệ các thành viên, bảo vệ danh dự của gia đình, không để người khác xúc phạm hoặc tự mình hủy hoại danh dự của gia đình

3- Lưu ý:

0.25

- Sáng tạo: Có ý tưởng sáng tạo trong cách diễn đạt

- Chính tả: Chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.

2

Nghị luận văn học: .Cảm nhận của em về đoạn thơ trích t

4.0

1- Về kĩ năng

0.5

- Thí sinh tạo lập được một bài văn nghị luận văn học, vận dụng tốt các thao tác lập luận. Có bố cục 3 phần.

- Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

2- Về kiến thức : Thí sinh có thể sắp xếp các luận điểm trong bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:

3.0

a.

Mở bài

- - Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, đoạn trích thơ Kiều ở Lầu Ngưng Bích .

- - Vị trí đoạn thơ: 8 câu thơ cuối bài, nỗi buồn của nàng Kiều được bộc lộ một cách trực tiếp và mạnh mẽ thông qua những cảnh vật .

0.25

b. Thân bài

- Bức tranh 1:

+ Không gian, thời gian, cảnh vật: mênh mông, buồn, cô quạnh, không một bóng người.

+ Nỗi nhớ quê hương, nhớ gia đình da diết.

0.5

- Bức tranh 2:

+ Những ngọn nước mới sa có sức mạnh ghê gớm, luôn sẵn sàng vùi dập cánh hoa như cuộc đời vùi dập nàng.

+ Nỗi xót thương thân phận nổi trôi, tâm trạng hoang mang, lo lắng không biết sẽ dạt về đâu.

0.5

-Bức tranh 3:

+ Màu sắc ảm đạm, héo úa, tàn lụi, thê lương, đơn sắc đến nhạt nhòa.

+ Nỗi chán chường, tù túng trước những cảnh không thay đổi, nhạt nhẽo, dẫn đến tâm trạng bế tắc không lối thoát của Kiều.

0.5

-Bức tranh 4:

+ Âm thanh dữ dội của sóng, gió gợi sự kinh hãi.

+ Bão tố trong lòng Kiều, đồng thời là những dự cảm không lành về những sóng gió sẽ ập đến trong cuộc đời khiến Kiều lo lắng và sợ hãi vô cùng

0.5

* Đánh giá:

- Nghệ thuật: bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, cùng nghệ thuật điệp từ, những câu hỏi tu từ, những từ láy tinh tế, hình ảnh được tả từ xa đến gần: sự thay đổi điểm nhìn của nhân vật…

- Nội dung: Nỗi buồn, lo sợ của Thúy Kiều trong cảnh cô đơn, vô vọng, phiêu bạt. Dự cảm về số phận bất hạnh đầy sóng gió của Kiều. Thể hiện sự cảm thông, thấu hiểu, thương xót số phận người phụ nữ của Nguyễn Du.

0.5

c. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề, liên hệ.

0.25

3

d. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu.

e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng.

0.5

Lưu ý khi chấm bài:

Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của học sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng Hướng dẫn chấm. Việc chi tiết hóa điểm số các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm.

Khuyến khích những bài viết có sáng tạo, lập luận thuyết phục.

2. Đề thi thử vào 10 môn Anh Bắc Giang 2024

Xem trong file tải về.

3. Đề thi thử vào 10 môn Toán Bắc Giang 2023-2024

Xem trong file tải về.

4. Đề thi thử vào 10 môn Sinh Bắc Giang 2024

Xem trong file tải về.

5. Đề thi thử vào 10 Bắc Giang môn Sử 2024

Xem trong file tải về.

Trên đây là một số nội dung thuộc bộ đề thi thử vào 10 2024 Bắc Giang. Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập Lớp 9 liên quan.

Đánh giá bài viết
1 433
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi