Mẫu dẫn chứng nghị luận xã hội hay nhất

Tải về

Dẫn chứng nghị luận xã hội học sinh giỏi

Dẫn chứng nghị luận xã hội là một trong những nội dung quan trọng khi làm một bài văn, viết đoạn văn nghị luận xã hội giúp bài viết tăng thêm tính thuyết phục và sinh động. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh tổng hợp mẫu dẫn chứng nghị luận xã hội cho các dạng đề đã được phân loại sẵn theo chủ đề nghị luận như nghị luận về sức mạnh của kỷ niệm; khát vọng sống; sức mạnh của niềm tin, hy vọng...

Dẫn chứng nghị luận xã hội theo chủ đề

STT

NỘI DUNG DẪN CHỨNG

CHỦ ĐỀ

1

Năm 1995, trung tâm thương mại Sampoong (Hàn Quốc) sụp đổ. Phải sau mười bảy ngày, đội cứu hộ mới cứu được cô bé Seung Hyun, mười chín tuổi. Khi một phóng viên hỏi Seung Hyun làm thế nào để có thể chống chọi trong khoảng thời gian khó khăn ấy. Seung Hyun trả lời em đã vượt qua nỗi sợ cái chết bằng cách mở hòm rương ký ức nhìn lại những chuyến du lịch cùng gia đình, từng khoảnh khắc hạnh phúc bên người thân. Nhờ đó, dù sợ hãi tột độ, Seung Hyun chưa bao giờ từ bỏ hy vọng được cứu sống dù chỉ một phút giây.

- Sức mạnh của kỷ niệm

- Gia đình

- Khát vọng sống

- Sức mạnh của niềm tin, hy vọng

2

Người Việt Nam trung bình dành khoảng 5 giờ trên Internet. Việt Nam hiện hay có khoảng hơn 35 triệu tài khoản Facebook, bằng ⅓ dân số (Theo thống kê của “We are social” năm 2016)

- Sự ảnh hưởng của Internet và những hệ lụy

- Sự phát triển của công nghệ thông tin, xu hướng mới của thời đại

3

Năm 2015, bức ảnh một em bé người Syria chết bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã lấy đi biết bao nước mắt và niềm thương cảm của cả thế giới. Em một trong những nạn nhân Syria chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ để tránh nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

- Chiến tranh, khủng bố

4

Đan Mạch được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Một trong những bí quyết của người Đan Mạch chính là lối sống theo phong cách Hygge - theo đuổi niềm vui, hạnh phúc theo những cách giản dị không ngờ, khuyến khích con người tìm kiếm những niềm vui nho nhỏ từ những điều giản dị, tránh xa những ồn ào đông đúc huyên náo từ hoàn cảnh và nội tâm.

- Hạnh phúc

- Thái độ sống

- Tầm quan trọng của đời sống tinh thần

5

Pê - scop (Gor - ki) từ một cậu bé mồ côi, nhờ trường đời mà trở thành nhà văn lớn. Ông từng nói “Dòng sông Vôn-ga và thảo nguyên là trường đại học của tôi."

- Thái độ sống

- Sự trải nghiệm

6

Honda - người sáng lập ra hãng Honda - đã từng không dưới 50 lần thất bại và có khoảng thời gian là kẻ vô sản, không nhà không cửa.

- Sự quyết tâm, kiên trì

- Tinh thần vượt khó

7

Theo các nhà nghiên cứu, 51 tỷ là số tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính mà nhân loại trút vào bầu khí quyển mỗi năm. Con số này đang tăng lên.

- Môi trường

- Trách nhiệm của con người

8

Malala Yousafzai, được biết đến với hoạt động nữ quyền của mình, đặc biệt tại thung lũng Swat, nơi Taliban đã từng cấm nữ giới đi học. Bất chấp sự uy hiếp của tổ chức khủng bố, Malala vẫn mạnh mẽ đấu tranh đòi quyền đi học cho các em gái nơi cô sinh sống. Malala trở thành người trẻ tuổi nhất nhận giải Nobel Hòa Bình. Bài phát biểu của cô tại lễ trao giải rất ấn tượng: “Bất kể con người ta mang màu da gì, nói tiếng gì và theo tôn giáo gì, chúng ta nên coi nhau là những con người và tôn trọng lẫn nhau, đấu tranh vì quyền của chúng ta, vì quyền của trẻ em, quyền của phụ nữ và quyền của tất cả mọi người.”

- Sự dũng cảm

- Sự bình đẳng trong xã hội

9

Phan Thị Kim Phúc, “em bé Napalm” trong bức ảnh gây chấn động thế giới về chiến tranh VIệt Nam, đã phải chịu những vết thương sâu sắc cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi trưởng thành, Kim Phúc đã tha thứ cho những người ở bên kia chiến tuyến, những kẻ đã trực tiếp gây ra những nỗi đau cho cô. Kim Phúc nói: Sự tha thứ giải thoát tôi khỏi lòng thù hận. Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an lành.

- Lòng bao dung

- Sự tha thứ

10

Chu Văn An (1292 – 1370) – nhà nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào thời vua Trần Dụ Tông, chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém 7 nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn, từ quan về quê dạy học, soạn sách. Ông không vì học trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những học trò thiếu lễ độ.

- Trung thực, thiếu trung thực

- Lý tưởng sống

11

Câu chuyện về 47 thầy giáo vượt khó ở ngôi trường đặc biệt nằm trên “đỉnh trời” Mường Lống: hơn 40 năm qua kể từ khi thành lập vào năm 1976, nhiều thế hệ thầy giáo đã lên đỉnh trời dạy chữ từ khi phải băng rừng cả ngày mới vào được bản, ngủ trên những chiếc sạp đóng bằng thân tre nứa đập dập giữa cái rét cắt da giữa biển mây, leo núi lên tận những nương rẫy xa cõng từng đứa học sinh về trường bắt học.

- Người thầy

- Lương tâm nghề nghiệp

- Thái độ sống và làm việc

12

Tre mất 4 năm chỉ tăng thêm 3cm. Nhưng từ năm thứ năm trở đi, nó sẽ phát triển mạnh mẽ với tốc độ 30cm mỗi ngày và chỉ mất sáu tuần để phát triển lên 15 mét. Trên thực tế, trong 4 năm đầu tiên, rễ tre kéo dài hàng trăm mét vuông trong đất. (Truyện ngụ ngôn)

- Sự bứt phá, nỗ lực vươn lên

- Nỗ lực ngày hôm nay là nền tảng cho sự phát triển mai sau

13

Hachiko là một chú chó bị lạc chủ và được giáo sư Ueno đem về nuôi dưỡng. Hàng ngày, cứ mỗi buổi sáng là Hachiko tiễn giáo sư đến nhà ga, lên tàu đi làm và đến 3 giờ chiều, Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về. Nhưng một ngày, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang giảng bài và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân về. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú chó trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi nhiều năm sau đó.

- Lòng trung thành

14

Kim cương và than chì đều hình thành từ nguyên tố Cacbon, nhưng tại sao, kim cương vô giá còn than chì gần như thứ bỏ đi, kim cương đẹp lộng lẫy, lấp lánh còn than chì đen đúa, lem luốc...Vì kim cương bị nén lâu hơn độ sâu 1000km, chịu áp suất lớn, còn than chì bị thiêu rụi trong ngọn lửa với nhiệt độ vài trăm độ C, vì cấu trúc bên trong của kim cương là cấu trúc vững chắc hoàn hảo còn than chì thì ngược lại.

- Sự khổ luyện

- Sự kiên trì, bền chí

- Con đường dẫn đến thành công

15

Câu chuyện "từ vườn chuối tôi nhìn ra thế giới" của cô giáo dân tộc Mường Hà Ánh Phượng. Cô Phượng là giáo viên tiếng Anh của một ngôi trường có tới 85% học sinh là người dân tộc thiểu số. Nhưng nhờ vào công nghệ thông tin và mạng Internet, cô giáo 9X đã đưa học sinh của mình tham gia vào các tiết học xuyên biên giới. Cô vinh dự lọt TOP 10 giáo viên xuất sắc nhất năm 2020.

- Sáng tạo

- Tâm huyết

- Trách nhiệm

- Tinh thần vượt khó

100 mẫu dẫn chứng nghị luận xã hội hay

1. Chu Văn An:

Chu Văn An (1292- 1370) - nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào đời Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém bảy nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn từ quan về quê dạy học, viết sách. Ông không vì trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những trò thiếu lễ độ.

Tấm gương trung thực, bất chấp khó khăn vẫn chiến đấu vì lẽ phải.

2. Nguyễn Thị Ánh Viên:

Nguyễn Thị Ánh Viên, 19 tuổi, đến từ Cần Thơ, là vận động viên bơi lội. Cô nàng được nhiều người biết đến và dành tình cảm mến mộ tại SEA Games 28 vừa qua khi giành được 8 HCV và phá vỡ 8 kỷ lục bơi tại đại hội thể thao lớn nhất Đông Nam Á. Thành tích ấn tượng này khiến Ánh Viên trở thành thần tượng của giới trẻ. Cô nàng được gắn với nhiều nick name như “kình ngư vàng”, “tiểu tiên cá”, “siêu sao trên đường đua xanh”… Ánh Viên còn gây “choáng” khi trở thành Đại úy Quân nhân chuyên nghiệp trẻ tuổi nhất trong lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam ở tuổi 18 và được nhận Huân chương Lao động hạng nhì.

Dù phải xa nhà từ lúc 12 tuổi, mỗi năm về thăm bố mẹ rất ít, suốt ngày chỉ có bơi lội và có một chế độ ăn uống nghiêm ngặt… nhưng Ánh Viên chưa bao giờ bỏ cuộc mà luôn cố gắng

Bài học về nghị lực nuôi dưỡng ước mơ, bài học về sự khiêm tốn khéo léo trong ứng xử, thắng không kiêu, bại không nản, nỗ lực không ngừng dù đã thành công, không ngủ quên trong chiến thắng.

3. Nhà soạn nhạc Beethoven

Beethoven (1770 – 1827) là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Hồi nhỏ, ông bị khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn. Tuy vậy, vượt qua mọi trở ngại, ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới. Ông là hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời, từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng mạn. Beethoven được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sỹ và khán giả về sau.

4. Liz Murray:

Elizabeth Murray, sinh năm 1980, trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều dính căn bệnh thế kỷ AIDS. Năm 15 tuổi, mẹ qua đời vì bệnh tật, cha phải chuyển đến khu tạm trú cho những người vô gia cư. Không nhà cửa, không cha mẹ nhưng cô gái vượt lên số phận. Hàng đêm, cô vẫn tìm ra nơi có ánh sáng để đọc sách. Chăm chỉ làm việc cộng với tinh thần vượt khó, cuối cùng cô có tên trong danh sách nhập học của Đại học Harvard. Sau này cô trở thành giám đốc của một công ty.

5. Jessica Cox:

Cô gái người Mỹ sinh năm 1983, Jessica Cox, là phi công đầu tiên trên thế giới chỉ dùng chân lái máy bay. Từ lúc sinh ra Jessica Cox đã thiệt thòi, không có tay. Tuy nhiên, sự thiếu may mắn ấy không cản nổi ý chí, quyết tâm đạt được khát vọng của mình. Từng tốt nghiệp ngành tâm lý học, biết võ Taekwondo, yêu lái xe tốc độ, Jessica còn gõ máy tính bằng chân rất nhanh: 25 từ/phút.

6. Niu- tơn:

Niu- tơn là nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh những trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người tài năng

Có thể chiến thắng cái khó khăn thiếu thốn bằng nghị lực của bản thân.

7. Andecxen:

Andecxen sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ bành mì để ăn. Andecxen đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu xí. Vượt qua tất cả với ước mơ trở thành nghệ sĩ, Andecxen đã lang thang lên thành phố Copenhaghen, đóng những vai kịch tầm thường, làm quét dọn. Cuối cùng nghị lực và tình yêu nghệ thuật đã giúp ông thành công. Những câu chuyện của ông mãi mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên những ước mơ đẹp.

Nghị lực và đam mê

8. Bill Gates:

Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ ông đã say mê toán học và với các mô hình máy tính sơ khai nhất, thắp sáng lên sở thích rõ rệt, những sở thích mà sau này đã làm rạng rỡ tên ông. Ông từng đậu vào nghành Luật của trường đại học Harvad nhưng với niềm say mê máy tính, ông đã nghỉ học và cùng với một người bạn mở công ty Microsoft khi mới 20 tuổi.

Gates hiểu rằng, đam mê và thành công luôn đi cùng nhau, miễn sao chúng ta biết nắm bắt thời cơ và dũng cảm đặt chân trên con đường mới. Gates vẫn tiếp tục thành công vì ông chưa vào giờ thoả mãn với những gì mình có, không ngừng nỗ lực, sáng tạo. Ông không làm những gì mà mình không chắc sẽ thành công, luôn biết mình muốn gì và cần phải làm gì.

Thành công nhờ đam mê, và đó là đam mê có phương hướng và hành động cụ thể, mục tiêu rõ ràng. Thành công nhờ hiểu rõ mình thích gì, mạnh ở điểm gì, cần phải làm gì, không nên làm gì. Thành công vì không dễ dàng thoả mãn, vì luôn nỗ lực và sáng tạo không ngừng.

9. Picasso:

Thuở thiếu thời Picasso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi: "Ở đây có bán tranh của Picaso không?". Chưa đầy một tháng, tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán được và nổi tiếng từ đó.

Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả.

10. Michelangelo:

Chuyện kể rằng một người bạn đến thăm nơi làm việc của Michelangelo và thấy ông miệt mài đến nỗi không có thời gian tiếp chuyện mình. Một tuần sau khi người bạn này trở lại, vẫn thấy sự tỉ mỉ và hăng say đến quên hết mọi sự xung quanh của Michelangelo đối với vẫn một pho tượng cũ. Người này mới thắc mắc: “Michel à, suốt một tuần vừa qua cậu đã làm gì thế, một tuần trước tôi đến, cậu đã gần hoàn thành bức tượng này. Với sự làm việc ngày đêm của cậu, không lý nào nó vẫn chưa xong?”. Michel hỏi người bạn có thấy bức tượng có thần thái hơn hay không, có thấy những cơ bắp rắn chắc hơn, những đường nét trên khuôn mặt có thần sắc hơn, đôi mắt có hồn hơn.... Cả tuần qua ông chỉ tỉ mẩn gọt tỉa những chi tiết hết sức nhỏ nhặt. Nó không khỏi khiến người bạn nói “nhưng những chi tiết ấy rất tầm thường”, và Michel đã trả lời người bạn “sự tầm thường ấy làm nên những điều hoàn hảo, mà cậu biết đấy, cái hoàn hảo thì không bao giờ tầm thường”.

Bài học về sự miệt mài lao động, bài học về sự nỗ lực, cẩn thận, tỉ mỉ, không bỏ qua những chi tiết dù nhỏ nhất nhưng hữu dụng; về đam mê.

11. Walt Disney :

Walt Disney là con thứ tư trong một gia đình nông dân nghèo, cha nghiện rượu, bài bạc. Sáu tuổi đã phải ra đồng làm việc. Mê vẽ nhưng vì không có tiền nên ông dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Sau này cái tên W. Disney đã trở nên nổi tiếng thế giới với những bộ phim hoạt hình đỉnh cao.

W. Disney đã từng nói về bốn điều làm nên cuộc đời mình:

- Tin tưởng: Tin vào bản thân mình.

- Suy nghĩ: Suy nghĩ về những giá trị mà mình muốn có.

- Mơ ước: mơ về những điều có thể đến dựa trên niềm tin vào bản thân và những giá trị của chính mình.

- Can đảm: can đảm để biến ước mơ thành hiện thực, dựa trên những niềm tin vào bản thân và những giá trị của chính mình.

12. Thomas Edison:

Thomas Edison – người đứng thứ 3 trên thế giới về số bằng phát minh sáng chế khoa học – đã trải qua hàng vạn những lần thử nghiệm thất bại để có thể tạo ra được một phát minh lớn cho nhân loại – những phát minh mà ban đầu chỉ nghe ý tưởng về nó, mọi người đã cho rằng đó là điều “không tưởng”. "Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ" - Thomas Edison.

13. Kim cương và than chì:

Đều hình thành từ nguyên tố Cacbon, nhưng tại sao, kim cương vô giá còn than chì gần như thứ bỏ đi, kim cương đẹp lộng lẫy, lấp lánh còn than chì đen đúa, lem luốc…. Vì kim cương bị nén ở độ sâu hơn 1.000km, chịu áp suất 900 Giapascal, còn than chì bị thiêu rụi trong ngọn lửa với nhiệt độ vài trăm độ C, vì cấu trúc bên trong của kim cương là cấu trúc vững chắc và hoàn hảo, còn than chì thì ngược lại.

Khó khăn, thử thách là môi trường tôi luyện nên ý chí, bản lĩnh của mỗi người. Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành, là một lần mạnh mẽ hơn.

14. Câu chuyện về chiếc tách:

Từ một nhúm đất sét màu đỏ, chiếc tách bị nhào nặn trong đau đớn, bị xoay đến chóng mặt, bị nung đến tưởng như rạn nứt, rồi tiếp tục phải khoác lên mình cái mùi men khó chịu, và phải chịu tiếp một lượt nung với sức nóng còn cao hơn nhiều lần nung đầu...

Trước khi nó có thể đường hoàng được trưng bày trên những kệ sang trọng dưới ánh sáng lấp lánh, chiếc tách phải hiểu rằng nó có thể bị đau đớn khi nhào nặn, nhưng nếu không, nó sẽ ngày một khô héo đi. Nó có thể chóng mặt khi bị đặt lên bàn xoay, nhưng nếu nó bỏ cuộc thì nó sẽ méo mó và bị vỡ vụn. Trong lò nung rất nóng và khó chịu, nhưng nếu không làm như thế, cái tách có thể dễ dàng vỡ nát; nếu không chịu đựng được mùi sơn và mùi men kinh khủng kia, nó sẽ trở nên mờ nhạt với cuộc đời. Và nếu nó không vượt qua được thử thách lửa đốt lần thứ hai, nó sẽ không tồn tại được lâu bởi vì không giữ được độ rắn chắc.

Trải qua biết bao thử thách và đau đớn, nhưng biết nhẫn nại và vượt lên trên những cơn đau ấy chiếc tách đã trở nên đẹp đẽ, có giá trị, và xứng đáng được bày trong tủ kính trong sự ngưỡng mộ và nâng niu của mọi người.

.............................

Mời các bạn xem thêm trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.264
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm