Lối mòn xưa đọc hiểu
Đọc hiểu bài thơ Lối mòn xưa
Lối mòn xưa là một bài thơ hay của tác giả Kiên Duyên. Bài thơ “Lối mòn xưa” đã chạm được đến sợi dây tình cảm sâu kín nhất của mỗi người: đó là tình mẫu tử, tình yêu quê hương đất nước. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn mẫu đề đọc hiểu bài thơ Lối mòn xưa có đáp án chi tiết sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đọc hiểu văn bản Lối mòn xưa
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản thơ:
LỐI MÒN XƯA
Hồi ấy.
Cứ mỗi lần theo mẹ buổi chợ chiều
Mẹ thường chỉ cây gạo quê già cỗi
Quay lại nhìn con rồi mẹ nói
Sau này
Mẹ hóa thành cây gạo đứng trông con…
Con khóc
Ôm tay mẹ dỗi hờn
Con không muốn mẹ hóa thành cây gạo….
Năm tháng trôi qua
Bao mùa cây thay áo
Mẹ già nua, gánh hàng sáo cũng thưa dần
Con lớn lên rồi
Mê mải những phù vân
Chẳng kịp nhận ra
Ngày đến gần - xa mẹ…
Nay con trở về
Cổng làng xưa lặng lẽ
Cây gạo già nua như dáng mẹ đứng chờ
Chợt nhớ ra
Lời mẹ nói ngày xưa
Nước mắt con rơi
Giữa mùa cây trút lá
Thầm gọi “Mẹ ơi!”
Sao nghẹn ngào trong dạ
Mẹ ở đâu, sao trắng cả khuông chiều?
Con đã về
Mẹ có đợi con đâu
Để lối mòn xưa bạc màu chim cuốc gọi…
(Kiên Duyên)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình của văn bản thơ trên.
Câu 2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong văn bản thơ trên.
Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
“Cây gạo già nua như dáng mẹ đứng chờ”.
Câu 4. Em nhận xét gì về tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ?
Câu 5. Đọc bài thơ, em thấy mình cần có thái độ và hành động như thế nào trước tình cảm của cha mẹ dành cho mình?
Câu 6. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích 13 dòng thơ cuối văn bản thơ “Lối mòn xưa” trong phần đọc hiểu.
Đáp án
1 | - Nhân vật trữ tình của bài thơ: người con (tác giả) - Đối tượng trữ tình của bài thơ: người mẹ |
2 | - Thành phần biệt lập: ơi -> Thành phần gọi đáp |
3 | - Biện pháp tu từ: Nhân hóa/ so sánh (cây gạo già nua với dáng mẹ đứng chờ) - Tác dụng: + Khiến câu thơ/lời thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm/có hồn,… tăng hiệu quả diễn đạt. + Hình ảnh cây gạo mang ý nghĩa biểu tượng của quê hương, của người mẹ luôn yêu thương, bao dung; lặng lẽ, âm thầm hi sinh và mong ngóng con trở về … + Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu, sự gắn bó, trân trọng và biết ơn sâu sắc đối với đối với mẹ, với quê hương. |
4 | Tình cảm của nhân vật trữ tình - người con dành cho mẹ: nhớ thương, ân hận, xót xa, biết ơn… |
5 | - Thái độ và hành động cần có đối với cha mẹ: + T ôn trọng và yêu thương và biết ơn cha mẹ của mình; + G iúp đỡ và chăm sóc cha mẹ; + Thấu hiểu, tâm tư, tình cảm của cha mẹ; + N ỗ lực trong học tập, vâng lời cha mẹ; …. |
6 | Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích mười ba dòng thơ cuối bài thơ “Lối mòn xưa” trong phần đọc hiểu. |
| a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn phân tích một đoạn thơ: - Mở đoạn giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ và nội dung chủ đề; thân đoạn phân tích đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ để làm rõ được nội dung chủ đề; kết đoạn khái quát, tổng hợp lại. - Đoạn văn đảm bảo dung lượng |
| b. Xác định đúng yêu cầu phân tích: tình cảm của người con dành cho mẹ qua mười hai câu thơ cuối bài. |
| c. Phân tích, làm rõ được: Nội dung chủ đề: tình cảm của người con dành cho mẹ - Hoàn cảnh bộc lộ cảm xúc: con trở về sau những ngày mải mê với phù vân, chợt nhận ra lời mẹ nói. Nhưng mẹ đã không còn sau bao ngày lặng lẽ trông ngóng con,... - Tình cảm, cảm xúc của người con: + Nhớ thương mẹ (dáng hình, lời nói)… + Xót xa, day dứt, ân hận …, thầm gọi “mẹ ơi” mà không lời đáp…. - Đặc sắc nghệ thuật: từ láy, so sánh, ẩn dụ, câu cảm thán, thành phần gọi đáp…. *Yêu cầu: HS phải biết khai thác các tín hiệu nghệ thuật để làm nổi bật được nội dung chủ đề. |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt |
| e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đoạn thơ, có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ. |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 9 của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công