Tự tình 3 đọc hiểu

Tự Tình 3 của Hồ Xuân Hương được coi là bài thơ bộc lộ những cảnh éo le, buồn tủi, cay đắng của người phụ nữ. Đồng thời cũng nói lên khát vọng mong cầu hạnh phúc của người phụ nữ xã hội xưa. Sau đây là bộ đề đọc hiểu bài Tự Tình 3 của Hồ Xuân Hương có đáp án chi tiết sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về nội dung nghệ thuật của tác phẩm.

Trắc nghiệm Tự tình 3

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)

TỰ TÌNH III

Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.

(Thơ Hồ Xuân Hương, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)

Lựa chọn đáp án đúng 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

A. Biểu cảm

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Nghị luận

Câu 2: Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

B. Thơ tự do

C. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

D. Thơ lục bát

Câu 3: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ ở phần luận.

A. Phép đối

B. So sánh

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Câu 4: Các từ láy “nổi nênh, lênh đênh, tấp tênh” trong bài thơ gợi ý nghĩa gì?

A. Thân phận bấp bênh của “chiếc bách” - con thuyền trôi trên dòng nước.

B. Thân phận bấp bênh, bị phụ thuộc của con người trong xã hội cũ.

C. Thân phận bấp bênh của “chiếc bách” - con thuyền trôi trên dòng đời.

D. Thân phận bấp bênh, bị phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Câu 5: Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ được phát triển thế nào?

A. Buồn chán, khát vọng hạnh phúc, buông xuôi, tuyệt vọng

B. Ngao ngán, khát vọng đỗ bến, buông xuôi, tuyệt vọng

C. Buồn chán, khát vọng hạnh phúc, buông xuôi, cam lòng

D. Ngao ngán, khát vọng xuôi ghềnh, buông xuôi, tuyệt vọng

Câu 6: Bài thơ có giá trị gì?

A. Nhân văn

B. Nhân ái

C. Nhân sinh

D. Nhân đạo

Câu 7: Bài thơ gửi gắm khát vọng về điều gì của nhà thơ?

A. Khát vọng sống ổn định, không bấp bênh

B. Khát vọng sống ấm no

C. Khát vọng sống hạnh phúc lứa đôi

D. Khát vọng chí làm trai

Trả lời câu hỏi:

Câu 8 (0.5 điểm): Nhan đề “Tự tình III”gợi ý nghĩa gì?.

Câu 9 (1.0 điểm): Chỉ ra một số đặc trưng thơ thất ngôn bát cú Đường luật có trong Tự tình III.

Câu 10 (1.0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 10 dòng nêu nhận xét của anh/chị về số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ?

Đáp án

1

A

2

C

3

A

4

D

5

C

6

D

7

C

8

Ý nghĩa nhan đề:

- Tự thổ lộ, phô bày tâm tư, tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình, của Hồ Xuân Hương cũng như những người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Chùm ba bài Tự tình của tác giả.

9

Một số đặc trưng thơ thất ngôn bát cú Đường luật có trong Tự tình III:

- Gieo vần: vần ênh

- Thanh bằng ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.

- Nghệ thuật đối ở hai câu thực và hai câu luận

10

Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng)

Yêu cầu:

- Về hình thức: Đảm bảo kết cấu đoạn văn (HS có thể trình bày theo các cách: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp…)

- Về nội dung: Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến: bị phụ thuôc, bị trói buộc, bị đối xử bất công bởi các quan niệm lạc hậu…

Đọc hiểu Tự tình 3 Tự luận

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Tự luận)

Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.

(Tự tình 3 - Hồ Xuân Hương)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản?

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

Câu 3. Từ Chiếc bách trong câu thơ thứ nhất chỉ điều gì?

Câu 4. Nêu chủ đề của bài thơ?

Câu 5. Nêu ý nghĩa hai câu thơ sau?

Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,

Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

Câu 6. Xác định các từ láy được sử dụng trong bài thơ và nêu tác dụng của chúng.

Câu 7. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và thể hiện nỗi niềm tâm sự gì?

Câu 8. Hình ảnh thơ nào để lại cho anh/chị nhiều ấn tượng nhất? Hãy viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng về hình ảnh đó.

Đáp án

1

Thất ngôn bát cú Đường luật

2

Biểu cảm

3

Chiếc thuyền

4

Chủ đề “Tự tình 3” cũng như 2 bài thơ còn lại trong chùm 3 “Tự tình” đều nói lên nỗi hẩm hiu, bất hạnh, thiệt thòi và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ…

5

“Lưng khoang tình nghĩa” là tình cảm vợ chồng nồng nàn, thắm thiết. Nhưng giờ đây, tình cảm ấy đã bị sóng gió cuộc đời làm cho phai nhạt. “Phong ba luống bập bềnh” là hình ảnh ẩn dụ cho những sóng gió, trắc trở trong cuộc đời. Cớ đâu mà lòng người chẳng được một ngày yên ổn? Cớ đâu đến ngày hạnh phúc, sóng gió lại phủ đầy? Mãi mới chờ được ngày hạnh phúc, thế mà số phận như trêu ngươi, chẳng chờ được ngày hạnh phúc. Phải chăng đó chính là thực tế của xã hội khi ấy, người phụ nữ hết nổi lại chìm, tìm được nơi dừng chân nhưng dường như cũng chỉ là tạm bợ?

6

- Các từ láy được sử dụng trong bài thơ: nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, lai láng, bệp bềnh, tấp tênh

- Tác dụng:

+ lai láng: nhấn mạnh tình cảm dào dạt, tràn đầy trong lòng nữ sĩ

+ nổi nênh, ngao ngán, lênh đênh, bệp bềnh, tấp tênh: nhấn mạnh thân phận trôi nổi, bấp bênh và tâm trạng ngao ngán, chán chường của người phụ nữ trước nghịch cảnh trớ trêu.

7

- Nhân vật trữ tình trong bài thơ ẩn mình nhưng có thể xác định chính là tác giả.

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ là vừa buồn chán, phẫn uất trước những ngang trái cuộc đời; vừa muốn gắng gượng vươn lên vừa phải cam chịu chấp nhận. Đằng sau tâm trạng bi kịch ấy là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ nói riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

8

- HS tự chọn hình ảnh phân tích nhưng đoạn văn phải đảm bảo hình thức, nội dung, đặc biệt phải phân tích ý nghĩa hình ảnh một cách thuyết phục.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3.498
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm