Đọc hiểu Hương thầm - Phan Thị Thanh Nhàn
Đọc hiểu tác phẩm Hương thầm
Hương thầm là bài thơ được Phan Thị Thanh Nhàn sáng tác vào mùa hoa bưởi tháng 3-1969 để ghi nhớ ngày cậu em Phan Hữu Khải lên đường ra trận. Đây là một trong những bài thơ được đánh giá là hay nhất của Phan Thị Thanh Nhàn đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Sau đây là mẫu đề đọc hiểu bài thơ Hương thầm có đáp án sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm.
Đọc hiểu văn bản Hương thầm
Đọc văn bản sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
HƯƠNG THẦM
Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ.
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.
Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay,
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,
Bên ấy có người ngày mai ra trận.
Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi,
Nào ai đã một lần dám nói ?
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin,
Cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không dấu được cứ bay dịu nhẹ.
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy…)
Rồi theo từng hơi thở của anh
Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường
Hương thơm sẽ theo đi khắp
Họ chia tay
Vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi
(“Hương thầm”, Phan Thị Thanh Nhàn)
Câu 1: Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?
A. Thất ngôn bát cú Đường luật
B. Tự do
C. Lục bát
D. Tám chữ
Câu 2: Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
A. Biểu cảm, miêu tả, tự sự
B. Biểu cảm, miêu tả, nghị luận
C. Biểu cảm, miêu tả.
D. Biểu cảm, nghị luận
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là:
A. Cô gái
B. Nhà thơ
C. Hoa bưởi
D. Chàng trai
Câu 4: Sự việc được kể trong bài thơ là sự việc gì?
A.Cô gái sang nhà chia tay chàng trai trước khi chàng trai ra mặt trận .
B. Cô gái sang nhà chia tay chàng trai trước khi cô gái ra mặt trận.
C. Chàng trai hẹn hò, tình tự với cô gái dưới gốc bưởi.
D. Chàng trai hẹn cô gái trước khi lên đường chiến đấu
Câu 5: Tâm trạng của chàng trai và cô gái trong bài thơ được miêu tả như thế nào?
A. Vui mừng, hạnh phúc
B. Buồn rầu, bịn rịn
C. Nhớ nhung, lưu luyến
D. Ngập ngừng, bối rối
Câu 6: Vẻ đẹp tình yêu của chàng trai, cô gái trong bài thơ là:
A. Tình yêu đắm say, mãnh liệt, vượt qua những cách trở về không gian và thời gian
B. Tình yêu đắm say, mãnh liệt, vượt qua nghịch cảnh chiến tranh
C. Tình yêu kín đáo, âm thầm nhưng không kém phần nồng nàn, mãnh liệt
D. Tình yêu thủy chung, son sắt, luôn hướng về nhau bằng tình yêu bất diệt
Trả lời câu hỏi:
Câu 7: Em hiểu như thế nào về nhan đề bài thơ Hương thầm?
- Hương: Được dùng để miêu tả hương hoa bưởi. Hoa bưởi có hương thơm dịu nhẹ, ngan ngát trong không gian mùa xuân.
- Thầm: có nghĩa là lặng lẽ, âm thầm. Hương thơm của hoa bưởi nhẹ nhàng, âm thầm, lan tỏa.
Với nhan đề Hương thầm, tác giả ngầm gợi cho độc giả một sự liên tưởng tới hương vị tình yêu trong sáng, thanh cao, thầm lặng.
- Hương thầm là một cách kết hợp từ độc đáo, mới lạ, tạo ấn tượng và cuốn hút độc giả.
Câu 8: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy…)
Trả lời
- Biện pháp tu từ so sánh trong câu: “Cô gái như chùm hoa lặng lẽ”
- Tác dụng:
+ Gợi vẻ đẹp mộc mạc, e ấp, thuần khiết cũng như sự kín đáo, tế nhị trong cách thể hiện tình yêu của cô gái.
+ Câu thơ trở nên giàu hình ảnh, giàu sức gợi.
Câu 9: Theo em, điểm gặp gỡ giữa bài thơ Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn và bài thơ Đi trong hương tràm của Hoài Vũ là gì?
Điểm gặp gỡ giữa hai bài thơ Hương thầm của Phan thị Thanh Nhàn và bài thơ Đi trong hương tràm của Hoài Vũ
- Nội dung:
+ Để thể hiện tình yêu đôi lứa, hai nhà thơ đều sử dụng những hình ảnh thiên nhiên gắn với quê hương là hương bưởi và hương tràm
+ Những hình ảnh này gợi cảm nhận tình yêu đôi lứa hòa quyện với tình yêu Tổ quốc.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh thơ đẹp
+ Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật tu từ
+ Giọng thơ linh hoạt
+ Thể thơ tự do
Câu 10: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) về một bài học ý nghĩa nhất được rút ra từ cách thể hiện tình yêu của chàng trai và cô gái trong bài thơ Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn.
- Hình thức: Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn, dung lượng: 8 – 10 dòng. Không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành.
- Nội dung: Về một bài học ý nghĩa nhất được rút ra từ cách thể hiện tình yêu của chàng trai và cô gái trong bài thơ Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn.
(Gợi ý: tế nhị, kín đáo, duyên dáng, đáng yêu nhưng không kém phần nồng nàn tha thiết …)
Hương thầm trắc nghiệm
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau:
HƯƠNG THẦM
Phan Thị Thanh Nhàn
Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ.
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.
Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay,
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,
Bên ấy có người ngày mai ra trận
Họ ngồi im không biết nói năng chi
Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi,
Nào ai đã một lần dám nói?
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin,
Cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không giấu được cứ bay dịu nhẹ.
Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.
(Anh vô tình anh chẳng biết điều
Tôi đã đến với anh rồi đấy...)
Rồi theo từng hơi thở của anh
Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường
Hương thơm sẽ theo đi khắp
Họ chia tay
Vẫn chẳng nói điều gì
Mà hương thầm thơm mãi bước người đi.
(In trong Việt Nam-những bài thơ phổ nhạc, NXB Quân đội Nhân dân, 2000, tr.142-143)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ bảy tiếng
B. Thơ tám tiếng
C. Thơ lục bát
D. Thơ tự do
Câu 2. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. Ngan ngát
B. Ngập ngừng
C. Lặng lẽ
D. Thầm thơm
Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ sau: “Cô gái như chùm hoa lặng lẽ/ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.”?
A. Điệp từ, nhân hóa
B. So sánh , nhân hóa
C. Ẩn dụ, nhân hóa
D. Đảo ngữ, nhân hóa
Câu 4. Không gian nghệ thuật trong bài thơ gắn với các hình ảnh:
A. Cây bưởi, lớp học
B. Cửa sổ, lớp học
C. Cửa sổ, cây bưởi
D. Hai nhà cuối phố, cây bưởi
Câu 5. Các dòng thơ: “Họ ngồi im không biết nói năng chi/ Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi,/ Nào ai đã một lần dám nói?” đã bộc lộ tình cảm, cảm xúc của cô gái và chàng trai:
A. Tình yêu trong sáng, e ấp, ngập ngừng, bối rối, bẽn lẽn, kín đáo.
B. Tình yêu nồng nàn, tha thiết, trăn trở, nhẹ nhàng, kín đáo.
C. Tình yêu đơn phương, hồn nhiên, tế nhị, ngập ngừng, bối rối.
D. Tình yêu lãng mạn, mê đắm, tha thiết, ngập ngừng, bối rối.
Câu 6. Câu thơ “Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay, Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,” không cùng nghĩa với ý thơ nào trong các câu sau?
A. Gửi khăn, gửi áo, gửi lời/ Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa. (Ca dao)
B. Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm. (Trường ca Mặt đường và khát vọng-Nguyễn Khoa Điềm)
C. Chiếc khăn tay em bỏ quên hôm ấy/ Nhiều năm dài như lửa cháy trong tôi. (Chợt nhớ chiếc khăn tay - Bùi Đức Ánh)
D. Ước gì anh hóa ra hoa/ Để em nâng lấy rồi mà cài khăn. (Ca dao)
Câu 7. Nội dung nào đúng về ý nghĩa của từ “hương thầm” trong bài thơ?
A. Hương thầm là hương vị tình yêu thầm lặng mà bền bỉ, tế nhị mà đậm sâu.
B. Hương thầm là hương vị tình yêu thầm lặng mà bền bỉ, lãng mạn mà cao cả.
C. Hương thầm là hương vị tình yêu thầm lặng mà bền bỉ, dịu dàng mà mãnh liệt.
D. Hương thầm là hương vị tình yêu thầm lặng mà bền bỉ, bình dị mà thiêng liêng.
Thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
Câu 9. Từ vẻ đẹp tình yêu đôi lứa của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ được gợi ra trong bài thơ trên, anh/chị hãy nêu 01 bài học ứng xử trong tình yêu tuổi học trò.
Câu 10. Anh/Chị cảm nhận như thế nào về cách bày tỏ tình cảm của cô gái trong bài thơ?
Đáp án
ĐỌC HIỂU | |
1 | D. Thơ tự do |
2 | D. Thầm thơm |
3 | B. So sánh, nhân hóa |
4 | C. Cửa sổ, cây bưởi |
5 | A. Tình yêu trong sáng, e ấp, ngập ngừng, bối rối, bẽn lẽn, kín đáo. |
6 | D. Ước gì anh hóa ra hoa/ Để em nâng lấy rồi mà cài khăn. (Ca dao) |
7 | A. Hương thầm là hương vị tình yêu thầm lặng mà bền bỉ, tế nhị mà đậm sâu. |
8 | HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách, gợi ý: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là: nỗi lưu luyến, vấn vương trong tình yêu,… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 1.0 điểm. - Học sinh trình bày chưa rõ ràng: 0.5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng đáp án: 0.0 điểm. |
9 | HS rút ra 01 bài học ứng xử phù hợp với bản thân, có thể theo gợi ý sau: - Bài học ứng xử trong tình yêu tuổi học trò: trong sáng/ thủy chung/ chân thành/... - Lí giải: có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng thuyết phục, phù hợp với tuổi học trò. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 01 bài học, lí giải thuyết phục: 1.0 điểm. - Học sinh nêu được 01 bài học, lí giải chưa thuyết phục hoặc không lí giải: 0.5 điểm. |
10 | HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách, gợi ý: - Cách bày tỏ tình cảm của cô gái trong bài thơ: chủ động mà vẫn tế nhị, kín đáo/ thầm lặng nhưng mạnh mẽ,… Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.5 điểm. - Học sinh trình bày chưa rõ ràng: 0.25 điểm. |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Thực hành đọc Cải ơi
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Anh 11 Global Success
-
Đoạn Trao duyên là lời của Thúy Kiều nói với những ai?
-
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
-
Đề thi học kì 1 môn kinh tế pháp luật lớp 11 năm học 2023 - 2024 có đáp án
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 11
Chút tình đầu đọc hiểu
Nghị luận về học đại học có phải con đường duy nhất để thành công lớp 11
Soạn bài Công nghệ AI của hiện tại và tương lai trang 44 ngắn nhất
(Có đáp án) Đọc hiểu Chí Phèo
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần vấn đề tìm kiếm việc làm có gì khác với trước đây khi nền kinh tế nước ta còn tình trạng bao cấp?
Ví dụ về ý nghĩa của sự phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội?