(Có đáp án) Đọc hiểu Vết nứt và con kiến

Vết nứt và con Kiến là một câu chuyện hay kể về chú Kiến với một hành trình lao động chăm chỉ, không biết mệt mỏi. Dù trải qua nhiều khó khăn, đứng trước những hiểm nguy nhưng Kiến không bao giờ chịu khuất phục hay đầu hàng trước số phận mà luôn tìm mọi cách để vượt qua. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bộ đề đọc hiểu Vết nứt và con Kiến bao gồm đề trắc nghiệm Vết nứt và con kiến cùng các câu hỏi tự luận giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về văn bản.

Đọc hiểu văn bản Vết nứt và con Kiến

Trắc nghiệm vết nứt và con kiến

Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.

Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không, con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!

(Theo Hạt giống tâm hồn, t5)

Câu 1 (0.5 điểm) Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?

A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

C. Phong cách ngôn ngữ chính luận

D. Phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 2 (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3 (0.5 điểm) Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận gì?

A. Giải thích

B. Chứng minh

C. Bình luận

D. Bác bỏ

Câu 4 (0.5 điểm) Ý nào trong văn bản đúng với hình ảnh con kiến vượt qua trở ngại?

A. Cần sự giúp đỡ của đàn kiến để vượt qua sự trở ngại

B. Tìm cách vượt qua khó khăn để băng qua kẽ hở

C. Chùn bước trước khó khăn, trở ngại, thách thức trước mắt

D. Biến những khó khăn ngày hôm nay thành hành trang quý giá.

Câu 5 (0.5 điểm) “Vết nứt” trong văn bản được hiểu là :

A. Chỉ những khó khăn, trở ngại mà chúng ta cần phải vượt qua

B. Là vết nứt thông thường, là kẽ hở mà con người thường gặp trong cuộc sống.

C. Là những khó khăn, trở ngại trên hành trình của con kiến

D. Là nơi tạo nên sự nguy hiểm khi con kiến phải đối mặt

Câu 6 (0.5 điểm) Tác giả miêu tả hình ảnh con kiến vượt qua vết nứt có ý nghĩa gì đối với chúng ta?

A. Trong cuộc sống, ta cần phải hiểu được vị trí địa lý của địa hình

B. Trong cuộc sống, con người cần phải vượt qua khó khăn thử thách

C. Vết nứt là nơi con kiến dừng lại trước những hiểm nguy

D. Đây là nơi không phải địa hình thuận lợi để đàn kiến xây tổ

Câu 7 (0.5 điểm) Ý nào thể hiện nội dung của văn bản?

A. Con kiến dừng lại chờ sự trợ giúp của đồng đội kiến

B. Con kiến vứt bỏ chiếc lá trên lưng để giải thoát chính mình

C. Con kiến dùng chiếc lá bắt ngang vết nứt để vượt qua kẽ hở

D. Con kiến tìm đường vòng để đi nhằm tránh kẽ hở

Câu 8 (0.5 điểm) Vì sao tác giả cho rằng: “tại sao mình không học loài kiến nhỏ bé kia, biến trở ngại, khó khăn ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai”?

Bởi vì con người ngại khó, ngại khổ trước những khó khăn, thử thách…

Câu 9 (1.0 điểm) Anh/chị nêu những yếu tố cần thiết để giải quyết những khó khăn khi mình gặp phải?

Khi đứng trước một khó khăn, trước hết chúng ta cần phải bình tĩnh. Phải biết không ngại khó, ngại khổ để tìm mọi cách để vượt lên nghịch cảnh. Và phải viết cần cù, kiên nhẫn, có nghị lực để vượt lên thử thách.

Câu 10 (1.0 điểm) Anh/chị rút ra thông điệp gì sau khi đọc văn bản?

Sau khi đọc văn bản, em rút ra được trước bất cứ những khó khăn trong cuộc sống, ta cần kiên trì, nhẫn nại đối mặt và sẵn sàng vượt qua. Phải biết biến những trở ngại, khó khăn trước mắt thành cơ hội, hành trang quý giá cho ngày mai. Để theo đuổi mục đích của mình, ta cần phải nỗ lực khắc phục khó khăn vượt lên hoàn cảnh.

Vết nứt và con Kiến trắc nghiệm - đề 1

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN

Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.

Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tiếp tục tha chiếc als và tiếp tục cuộc hành trình.

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)s

Câu 1. Văn bản trên thể hiện đặc trưng của thể loại văn học nào?

A. Truyện ngắn

B. Nghị luận văn học

C. Tùy bút, tản văn

D. Truyện khoa học viễn tưởng

Câu 2. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Biểu cảm

B. Nghị luận

C. Miêu tả

D. Tự sự

Câu 3. Trong văn bản trên, tác giả có sử dụng mấy số từ?

A. 1 số từ

B. 2 số từ

C. 3 số từ

D. 4 số từ

Câu 4. Hình tượng trung tâm của đoạn trích trên là?

A. Con kiến và vết nứt

B. Con kiến, vết nứt và chiếc lá

C. Vết nứt và chiếc lá

D. Chiếc lá và con kiến

Câu 5. Con kiến đã làm gì để vượt qua vết nứt?

A. đặt chiếc lá qua vết nứt sau đó bò lên chiếc lá

B. tự mình đi qua vết nứt một cách dễ dàng

C. lấy chiếc lá đặt trên lưng tha qua vết nứt

D. nhờ đồng đội bắc cầu để đi qua vết nứt

Câu 6. Câu văn: “Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng” được mở rộng thành phần nào?

A. Trạng ngữ

B. Trạng ngữ và chủ ngữ

C. Trạng ngữ và vị ngữ

D. Chủ ngữ và vị ngữ

Câu 7. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì qua hình ảnh “vết nứt” và “con kiến”?

A. Hoán dụ

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. So sánh

Câu 8. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả được thể hiện trong câu văn sau không?

“Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn”

A. Đồng tình

B. Không đồng tình

Câu 9. Nêu ý nghĩa của “chiếc lá” và “vết nứt” trong câu chuyện trên?

- “vết nứt”: những khó khăn, trở ngại

- “chiếc lá”: cách giải quyết thông minh

Câu 10. Em hãy nêu một bài học có ý nghĩa sâu sắc đối với em sau khi đọc xong văn bản trên.

- Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất kì lúc nào.

- Trước bất cứ điều gì trong cuộc sống thường ngày, phải kiên trì, nhẫn nại, đối mặt với thử thách, không nên chỉ mới gặp trở ngại đã vội vàng bỏ cuộc

- Để theo đuổi được mục đích của bản thân, phải luôn nỗ lực, sáng tạo, khắc phục hoàn cảnh

- Phải biết biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành cơ hội, thành kinh nghiệm, thành hành trang quý giá cho ngày mai.

Vết nứt và con Kiến trắc nghiệm - đề 2

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN

Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát để tính toán. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình. Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.

(Hạt giống tâm hồn 5- Ý nghĩa cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. HCM)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Kết hợp nhiều ngôi kể

Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là?

A. Chiếc lá

B. Tôi

C. Con kiến

D. Tôi và con kiến

Câu 3: Trong câu văn: “Khi ngồi ở bậc thềm nhà, tôi thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng.” có mấy trạng ngữ chỉ không gian?

A. Một

B. Hai

C. Ba

D. Bốn

Câu 4: “Vết nứt” trong văn bản tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống?

A. Kinh nghiệm

B. Khó khăn, thử thách

C. Thành quả

D. Thất bại

Câu 5: Lúc đầu, khi gặp vết nứt, con kiến đã có hành động gì?

A. Dùng chiếc lá bắc qua

B. Ngay lập tức đổi hướng đi

C. Dùng hết sức nhảy qua

D. Dừng lại suy nghĩ

Câu 6: Chi tiết: Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình thể hiện đức tính gì?

A. Kiên trì

B. Trung thực

C. Tự tin

D. Tự trọng

Câu 7: Từ “hành trang” trong “biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.” được hiểu như thế nào?

A. Trang thiết bị trong trường học

B. Kỉ niệm thời thơ ấu

C. Tri thức, kĩ năng, trang bị cần thiết

D. Dụng cụ khi đi xa

Câu 8: Câu văn “Nó dừng lại giây lát để tính toán.” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 9: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (Trình bày dưới hình thức một đoạn văn từ 3- 5 câu).

- Có thể lựa chọn những bài học như:

+ Trước bất cứ điều gì trong cuộc sống thường ngày, phải kiên trì, nhẫn nại, đối mặt với thử thách, không nên chỉ mới gặp trở ngại đã vội vàng bỏ cuộc.

+ Để theo đuổi được mục đích của bản thân, phải luôn nỗ lực, sáng tạo, khắc phục hoàn cảnh.

+ Phải biết biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành cơ hội, thành kinh nghiệm, thành hành trang quý giá cho ngày mai.

Câu 10: Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn” không? Nêu hai việc làm của em để chứng minh điều đó.

Đồng tình. Vì: Trong cuộc sống, con người cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách như “vết nứt” mà con kiến bé nhỏ kia gặp phải. Điều quan trọng là trước khó khăn đó, con người ứng xử và vượt qua khó khăn như thế nào. Hình ảnh con kiến đã cho chúng ta một bài học, hãy biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành trải nghiệm, là hành trang quý giá cho ngày mai để đạt đến thành công, tươi sáng. Ý kiến của tác giả cũng gián tiếp lên tiếng trước một thực trạng, trong cuộc sống, trước những khó khăn, nhiều người còn bi quan, chán nản, bỏ cuộc… đó là thái độ cần thay đổi để vươn lên trong cuộc sống.

Vết nứt và con Kiến đọc hiểu tự luận

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

VẾT NỨT VÀ CON KIẾN

Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.

Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi tưởng con kiến hoặc là quay lại, hoặc là sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Những không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách vượt lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.

Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!

(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2013)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?

Phương thức biểu đạt chính: tự sự.

Câu 2: Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết nứt”?

Hình ảnh “vết nứt” ẩn dụ cho những khó khăn, trở ngại, thách thức mà chúng ta luôn phải đối mặt trong cuộc sống, đó là quy luật tất yếu.

Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: “tại sao mình không thể học loài kiến nhỏ bé kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn!”?

Trong cuộc sống, con người cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách như “vết nứt” mà con kiến bé nhỏ kia gặp phải. Điều quan trọng là trước khó khăn đó, con người ứng xử và vượt qua khó khăn như thế nào. Hình ảnh con kiến đã cho chúng ta một bài học, hãy biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành trải nghiệm, là hành trang quý giá cho ngày mai để đạt đến thành công, tươi sáng. Ý kiến cũng tác giả cũng gián tiếp lên tiếng trước một thực trạng, trong cuộc sống, trước những khó khăn, nhiều người còn bi quan, chán nản, bỏ cuộc… đó là thái độ cần thay đổi để vươn lên trong cuộc sống.

Câu 4: Từ văn bản trên, hãy rút ra cho mình một bài học mà anh/chị tâm đắc nhất?

+ Trước bất cứ điều gì trong cuộc sống thường ngày, phải kiên trì, nhẫn nại, đối mặt với thử thách, không nên chỉ mới gặp trở ngại đã vội vàng bỏ cuộc.

+ Để theo đuổi được mục đích của bản thân, phải luôn nỗ lực, sáng tạo, khắc phục hoàn cảnh.

+ Phải biết biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành cơ hội, thành kinh nghiệm, thành hành trang quý giá cho ngày mai.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 7.576
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm