Đọc hiểu Chiếc lá đầu tiên
Bộ đề đọc hiểu Chiếc lá đầu tiên
Chiếc lá đầu tiên đọc hiểu - Chiếc lá đầu tiên là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm. Bài thơ là những kỉ niệm đầy ắp về tuổi học trò và mái trường thân yêu. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc bộ đề đọc hiểu Chiếc lá đầu tiên giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm cũng như có thêm những kiến thức bổ ích về môn Ngữ văn.
Tác giả tác phẩm Chiếc lá đầu tiên
Bài thơ “Chiếc lá đầu tiên” là một trong những tác phẩm thơ tình được nhiều độc giả yêu thích của tác giả Hoàng Nhuận Cầm. Thông qua bài thơ, tác giả đã gửi đến người đọc thông điệp sâu sắc về kỉ niệm. Hãy trân trọng, nâng niu những kỉ niệm. Bởi vì: kỉ niệm của mỗi người đều gắn liền với những sự trải nghiệm, bao buồn vui, bao bài học đáng nhớ. Những kỉ niệm ấy sẽ là hành trang để mỗi chúng ta sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn trong hiện tại và tương lai.
Tác giả
- Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, sinh ngày 7/2/1952. Quê gốc: xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Năm 1969, Hoàng Nhuận Cầm học khoa Ngữ văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Phong cách nghệ thuật: Bình dị, xúc động, trẻ trung, sôi nổi
- Tác phẩm chính: Mùi cỏ cháy (phim), Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu.
Tác phẩm
1. Thể loại: Thơ tự do
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: In trong tập thơ “xúc xắc mùa thu”
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
4. Bố cục tác phẩm Chiếc lá đầu tiên
- 2 khổ thơ đầu: nỗi nhớ tình yêu đầu tiên
- 4 khổ thơ tiếp: nỗi nhớ bạn bè và thầy cô năm xưa
- 2 khổ thơ còn lại: cảm xúc của nhân vật trữ tình
5. Giá trị nội dung tác phẩm Chiếc lá đầu tiên
- Kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò (trường cũ, lớp học năm xưa, bạn bè, những trò nghịch ngợm...và cả tình yêu đầu tiên của mình)
- Tình cảm trong sáng, là nỗi bâng khuâng nhớ tiếc, là gắn bó thiết tha vừa ấm áp ngọt ngào, vừa chân thật hồn nhiên.
Chiếc lá đầu tiên đọc hiểu đề 1
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Bài hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm-Rụng xuống trái bàng đêm.
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
"-Có một nàng Bạch Tuyết các bạn ơi
Với lại bảy chú lùn rất quấy"
"- Mười chú chứ, nhìn xem trong lớp ấy"
(Ôi những trận cười trong sáng đó lao xao).
(Trích Chiếc lá đầu tiên- Hoàng Nhuận Cầm, Theo Tình bạn tình yêu thơ, NXB Giáo dục, 1987)
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng thơ sau: (0,5 điểm)
Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em
Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ
Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế
Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 4. Ghi lại cảm xúc của anh/ chị khi đọc đoạn thơ trên.Trả lời khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm)
Trả lời
Câu 1. Bài thơ Chiếc lá đầu tiên được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2. Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ trên:
Điệp từ (Nỗi nhớ....nhớ)
Câu hỏi tu từ (trong câu Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?)
Câu 3. Nội dung chính của bài thơ Chiếc lá đầu tiên:
Bài thơ là kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò : về trường cũ, lớp học năm xưa, bạn bè, những trò nghịch ngợm... và cả tình yêu đầu tiên của mình.
Câu 4.
Nỗi nhớ đầu tác giả dành cho em. Tác giả dành tình cảm cho em - hơn mức tình bạn bình thường. Đó là những rung động, nỗi nhớ đầu tiên tác giả nghĩ về. Nhưng em thì lại chỉ nhớ về mẹ chứ không nhớ đến tác giả. Bởi em luôn xem anh như người bạn. Đó là một tình bạn đẹp, trong sáng. Tác giả tự hỏi và thắc mắc "bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi?". Đó là nỗi niềm trăn trở, suy tư của tác giả khi thời gian qua đi không biết bạn có còn nhớ kí ức tươi đẹp, nhớ tên tôi như tôi nhớ về bạn hay không.
Chiếc lá đầu tiên đọc hiểu đề 2
Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ
Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế
Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say
Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay
Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Con ve tiên tri vô tâm báo trước
Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu
Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu
Lời hát đầu xin hát về trường cũ
Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ
Sân trường đêm - rụng xuống trái bàng đêm…
(Trích Chiếc lá đầu tiên - Hoàng Nhuận Cầm, Xúc xắc mùa thu, NXB Hội nhà văn, 1992)
Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (0,5 điểm) Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu: “Em thấy không, tất cả đã xa rồi/Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ”.
Câu 4. (1,0 điểm) Nội dung đoạn thơ trên đã gợi cho anh/chị những xúc cảm gì?
Gợi ý
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Chiếc lá đầu tiên: Biểu cảm.
Câu 2: Thể thơ tự do.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: Nhân hóa
- Hiệu quả nghệ thuật: Tăng tính gợi cảm cho câu thơ; thời gian cũng có tâm trạng, cảm xúc như con người.
Câu 4.
HS có thể nêu nhiều xúc cảm, miễn là phù hợp. Gợi ý:
- Cảm xúc về mái trường những ngày sắp rời xa…
- Xúc cảm về mối tình đầu, mối tình học trò.
Chiếc lá đầu tiên đọc hiểu đề 3
Đọc văn bản Chiếc lá đầu tiên (Hoàng Nhuận Cầm) và trả lời các câu hỏi sau.
a. Nhận xét về điểm chung và tác dụng của những hình ảnh được tác giả sử dụng trong ba khổ đầu của bài thơ.
b. Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Dựa vào đâu mà bạn có thể xác định được như vậy?
c. Trình bày một thông điệp mà bạn tâm đắc nhất được rút ra từ việc đọc bài thơ. Lí giải vì sao bạn chọn thông điệp ấy.
Trả lời:
a. Hệ thống hình ảnh xuất hiện trong ba khổ thơ đầu của bài thơ: hoa súng, chùm phượng hồng, tiếng ve trong veo, lớp học bâng khuâng màu xanh rue, sân trường đêm, trái bàng đêm.
Điểm chung là những hình ảnh ấy đều gợi liên tưởng đến thế giới học trò vô tư, hồn nhiên. Tác dụng của việc sử dụng hệ thống hình ảnh ấy là:
- Tạo nên thế giới hình ảnh thơ vừa thực (thế giới kí ức của tác giả) vừa mang tính biểu trưng (tiêu biểu cho trường lớp; tuổi hoa niên vừa rực rỡ, vừa ngây thơ, trong sáng).
- Góp phần thể hiện sự nhớ thương, tiếc nuối khi phải rời xa mái trường, phải chia tay tuổi hoa niên, sự trong trẻo của những rung động tình yêu đầu đời.
b. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: ngợi ca pha lẫn tiếc nuối những kỉ niệm tuyệt đẹp của tuổi hoa niên, của tình yêu đầu đời. Căn cứ để xác định:
- Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả trong bài thơ: xa rồi, yêu dấu, nhớ, biết mấy, các bạn ơi, ta ơi, ôi.
- Những âm thanh, hình ảnh đặc biệt được dùng để thể hiện gián tiếp hình ảnh của tác giả: tiếng ve, tiếng cười, lớp học, cây bàng, hoa phượng, trò nghịch ngợm của tuổi học sinh, mái tóc bạc của thầy, màu tím của hoa súng, màu đỏ của hoa phượng, màu vàng của hoa mướp, …
c. Đây là câu hỏi mở. Học sinh có thể trình bày những thông điệp khác nhau miễn là được rút ra dựa trên cơ sở đọc hiểu văn bản Chiếc lá đầu tiên; qua đó thể hiện được sự suy ngẫm và phản hồi của học sinh với những nội dung của văn bản.
Trắc nghiệm Chiếc lá đầu tiên
Câu 1: Tác giả của văn bản Chiếc lá đầu tiên là ai?
A. Hoàng Trung Thông.
B. Hoàng Nhuận Cầm.
C. Hoàng Cầm.
D. Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Câu 2: Bài thơ Chiếc lá đầu tiên được viết theo thể thơ gì?
A. Thơ tám chữ.
B. Thơ bảy chữ.
C. Thơ tự do.
D. Thơ năm chữ.
Câu 3: Tác giả Hoàng Nhuận Cầm được mênh danh là:
A. Nhà thơ của mùa thu.
B. Nhà thơ của nông dân.
C. Nhà thơ của tình yêu.
D. Nhà thơ của học sinh, sinh viên.
Câu 4: Ngoài sáng tác thơ, Hoàng Nhuận cầm còn tham gia vào lĩnh vực nào?
A. Nhạc sĩ và nghiên cứu khoa học.
B. Sáng tác kịch bản và đóng phim.
C. Nhà phê bình văn học và sáng tác kịch bản.
D. Ca sĩ và sáng tác nhạc.
Câu 5: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về bài thơ Chiếc lá đầu tiên.
A. Bài thơ được tác giả Hoàng Nhuận Cầm viết trong 5 năm.
B. Bài thơ viết về tình yêu và nỗi nhớ tuổi học trò.
C. Bài thơ ban đầu có tên là "Trường ơi, chào nhé".
D. Bài thơ đã được phổ nhạc với tên "Tất cả đã xa rồi".
Câu 6: Nội dung của hai dòng thơ đầu là gì?
A. Nỗi nhớ về lớp học, thầy cô, bạn bè.
B. Hai câu thơ là sự tiếc nuối, nỗi nhớ của tác giả về quá khứ tươi đẹp ngày xưa.
C. Nỗi nhớ khung cảnh xung quanh trường.
D. Lời bày tỏ tình yêu.
Câu 7: Khung cảnh lớp học trong khổ thơ thứ 5 được hiện lên như thế nào?
A. Khung cảnh lớp học trong không khí của sự chia ly.
B. Khung cảnh lớp học ảm đạm.
C. Khung cảnh lớp học vui tươi, hồn nhiên.
D. Khung cảnh lớp học ấm áp.
Câu 8: Tình cảm của chủ thể trữ tình hiện lên như thế nào trong khổ thơ thứ 6?
A. Sự rạo rực.
B. Sự biết ơn.
C. Sự tiếc nuối, ân hận.
D. Sự xúc động, xốn xang.
Câu 9: Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3 là:
A. Điệp từ, so sánh.
B. Điệp cấu trúc, ẩn dụ.
C. Ẩn dụ, so sánh.
D. Hoán dụ, điệp cấu trúc.
Câu 10: Tác dụng của biện pháp điệp từ trong khổ thơ thứ 4 là gì?
A, Nhấn mạnh vẻ đẹp của tình yêu tuổi học trò.
B. Nhấn mạnh tình yêu của chủ thể trữ tình.
C. Nhấn mạnh những nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.
D. Đáp án khác.
Câu 11: Tác dụng của việc sử dụng đối thoại trong khổ thơ thứ 5 là øì?
A. Nhấn mạnh nỗi nhớ nhung chỉ tiết, cụ thể của chủ thể trữ tình về mái trường cũ.
B. Nhấn mạnh nỗi nhớ nhung chỉ tiết, cụ thể của chủ thể trữ tình về những cuộc vui đùa của những cô cậu học trò.
C. Khiến người đọc có thể hình dung ra một lớp học với không khí vui nhộn giữa cô và trò.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 12: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
A. Tình yêu tuổi học trò.
B. Nỗi nhớ da diết về những kí ức của một thời học trò đã qua.
C. Nỗi nhớ về mái trường và thầy cô.
D. Nỗi nhớ về không khí ngày chia tay.
Câu 13: Hình ảnh "chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ ẩn dụ cho điều gì?
A. Ẩn dụ cho khoảng thời gian đẹp đẽ của tuổi học trò.
B. Ẩn dụ cho tình yêu đầu trong sáng mộng mơ.
C. Ẩn dụ cho không khí tiếc nuối ngày chia tay.
D. A và B đúng.
Câu 14: Những loài hoa nào được tác giả nhắc đến khi nhớ về những kỉ niệm tuổi học trò?
A. Hoa súng, hoa phượng, hoa mận, hoa mướp.
B. Hoa sen, hoa phượng, hoa mơ, hoa mướp.
C. Hoa súng, hoa phượng, hoa mơ, hoa mướp.
D. Hoa súng, hoa lan, hoa mơ, hoa mướp.
Câu 15: Nội dung chính của cả bài thơ này là gì?
A. là kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò (trường cũ, lớp học năm xưa, bạn bè, những trò nghịch ngợm ...và cả tình yêu đầu tiên của mình).
B. là tình cảm trong sáng, là nỗi bâng khuâng nhớ tiếc.
C. là gắn bó thiết tha vừa ấm áp ngọt ngào, vừa chân thật hồn nhiên.
D. tất cả các đáp án trên.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn

Bài viết hay Văn mẫu 12
Đọc hiểu Không làm người ỷ lại
So sánh, đánh giá hai đoạn trích truyện Lụm còi và Từ ngày mẹ mất
Lấy tựa đề gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con hãy viết một đoạn văn nghị luận
Trình bày suy nghĩ của anh, chị về sức mạnh của tinh thần vượt khó trong cuộc sống
So sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ Tống biệt (Tản Đà) và Tống biệt hành (Thâm Tâm)
Muối của rừng đọc hiểu (2 đề)