Tóm tắt Nỗi buồn chiến tranh
Tóm tắt văn bản Nỗi buồn chiến tranh
Bảo Ninh là nhà văn cựu chiến binh, quê Quảng Bình, sinh năm 1952 tại Nghệ An. Nỗi buồn chiến tranh là một tiểu thuyết kinh điển của Bảo Ninh đã được nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn. Hiện tại Nỗi buồn chiến tranh đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức với 1 trích đoạn nhỏ. Sau đây là một số mẫu tóm tắt Nỗi buồn chiến tranh sẽ giúp bạn đọc nhanh chóng nắm được những nội dung chính của tác phẩm.
Bố cục Nỗi buồn chiến tranh
+ Phần 1 (từ đầu đến trí tưởng tượng): Trạng thái luôn sống với kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên - dòng kí ức đã thôi thúc anh cầm bút để ghi chép lại tất cả trải nghiệm của một đoạn đời đặc biệt.
+ Phần 2 (phần còn lại): Những ấn tượng, cảm xúc và suy tư của mình khi đối diện với “núi bản thảo” bộn bề mà Kiên bỏ lại.
Tóm tắt Nỗi buồn chiến tranh lớp 12
Trích đoạn Nỗi buồn chiến tranh xuất hiện trong sách giáo khoa môn Ngữ 12 KNTT được chia thành 2 phần.
Tác phẩm được viết về đề tài cuộc sống của những con người thời hậu chiến.
Nhân vật chính của tiểu thuyết là Kiên, một anh bộ đội bước ra từ cuộc chiến với chấn thương tâm hồn nặng nề trước những hi sinh, mất mát, đổ vỡ do chiến tranh gây nên và trước khả năng mai một của trí nhớ cộng đồng về một thời kì lịch sử đặc biệt đã qua. Do những thúc bách nội tâm, anh trở thành người viết – nhà văn, sáng tác “dựa trên cảm hứng chủ đạo của sự rối bời” và cuối cùng đã bỏ lại “cái khối lượng ngốt người” những trang bản thảo để đi đâu không rõ, “như gió trời”.
Ở phần 2 của đoạn trích, tác giả đã chia sẻ những ấn tượng của mình về những cảm xúc và suy tư của mình khi đối diện với “núi bản thảo” bộn bề mà Kiên bỏ lại. Đó là ấn tượng, cảm xúc và suy tư về nhân vật Kiên, về quyền được nhớ lại, về niềm hạnh phúc đang chờ đợi những ai muốn đi ngược thời gian để sống trọn vẹn với những gì đã xảy ra trong quá khứ, về chiến tranh, về ý thức bảo vệ phẩm giá ở mỗi người trong hoàn cảnh thử thách khốc liệt,…
Tóm tắt tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
Nỗi buồn chiến tranh là một tiểu thuyết của nhà văn Bảo Ninh. Nhân vật chính trong tác phẩm là một người lính tên Kiên. Kiên là một anh bộ đội bước ra từ cuộc chiến với chấn thương tâm hồn nặng nề trước những hi sinh, mất mát, đổ vỡ do chiến tranh. Người kể chuyện ngôi thứ ba kể về trạng thái luôn sống với kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên – dòng kí ức đã thôi thúc anh cầm bút để ghi chép lại tất cả trải nghiệm của một đoạn đời đặc biệt. Đối với Kiên, viết tiểu thuyết chính là một hành động cụ thể để tái hiện trọn vẹn quãng đời đã qua vốn bị cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh và để thực hiện sự phục sinh tinh thần. Đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh thể hiện sự dằn vặt, giằng xé trong tâm hồn của nhân vật Kiên, sự đồng cảm và thấu hiểu của nhân vật tôi; đồng thời phản ánh sự kinh hoàng của chiến tranh cũng như những tác hại của nó gây ảnh hưởng mãi về sau với những người đã từng đi qua nó.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và Thạch Sanh
So sánh 2 tác phẩm Chí phèo và Vợ nhặt
So sánh đánh giá hai tác phẩm thơ Hoàng hạc lâu và Tràng giang
Trình bày về so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện trang 41
So sánh Đây mùa thu tới và Tràng giang
So sánh, đánh giá hai đoạn trích truyện Lụm còi và Từ ngày mẹ mất
So sánh, đánh giá hai đoạn trích Hai lần chết (Thạch Lam) và Dì Hảo (Nam Cao)
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27