So sánh, đánh giá hai đoạn trích truyện Lụm còi và Từ ngày mẹ mất
So sánh Lụm còi và Từ ngày mẹ chết
Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện là một trong những dạng bài viết xuất hiện trong chương trình Ngữ văn 12 sách mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý so sánh, đánh giá 2 đoạn trích tác phẩm truyện Lụm còi (Nguyễn Ngọc Tư) và Từ ngày mẹ chết (Nam Cao). Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Dàn ý so sánh hai đoạn trích truyện Lụm còi và Từ ngày mẹ chết
Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai đoạn trích truyện dưới đây:
Đoạn trích thứ nhất:
Thằng Lụm “còi” nhún vai, co mình lại tuồng như ngọn gió vừa bay qua lạnh lắm vậy.
- Hồi đó, hồi tao còn nhỏ ơi là nhỏ, má tao bỏ tao lại đây nè.
- Là sao? - tôi chưng hửng.
- Tao cũng đâu có biết. Chắc má tao gặp chuyện gì đó buồn lắm, nuôi không nổi tao nên bỏ tao lại đấy. Bởi vậy tao tên Lụm đó.
- Sạo hoài.
Thằng Lụm lắc đầu ra chiều chán nản:
- Thiệt đó, biết sao tao đen thui vậy hôn? - Nó chìa ra cái mặt như chàm cháy - tao bị bỏ ngoài nắng đó. Hồi đó ở ngã tư nầy vắng hoe hà, tao nằm khóc cả buổi mà đâu có ai hay. Tới chừng đói quá tao mới khóc, tao khóc rổn rổn luôn, tao mạnh miệng từ hồi nhỏ mà. Rồi cái có bà dì bán bánh mì chạy lại, bồng lên, đâu có sữa, bà dì mới móc ruột bánh mì cho tao trấp trấp đỡ, dè đâu tao ăn hết ổ bánh mì luôn. Bà dì thấy tao dễ nuôi, nuôi luôn, sau này, tao kêu bả bằng ngoại. Tao lớn mà hổng tốn một miếng sữa nào hết, hay chưa?
(Trích Lụm còi, In trong tập Xa Xóm Mũi, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Kim Đồng, 2016)
Đoạn trích thứ hai:
Không có ăn thì nhịn! Ninh nhịn từ bữa chiều hôm qua. Đật khóc, Ninh đi moi được một củ dong về nướng. Đật một nửa. Ninh một nửa. Ninh bảo Đật ăn cho đỡ đói thôi, còn cố nhịn, đợi thầy về, ăn nữa. Nhưng Đật không nhịn được. Đật chạy sang nhà bác Vụ. Bác ấy phải lấy trộm nắm cơm tối của thằng cu Chúc nhà bác ấy, đưa cho Đật, Đật mới ăn được một miếng thì Chúc biết. Chúc chạy vào nhà tìm nắm cơm của nó. Thấy mất, nó biết là nắm cơm của nó đương ở trong tay Đật. Nó chạy theo, giằng lại. Đật mất ăn, mếu xệch mồm đi, chạy về. Ninh đứng ở hè bên này, trông rõ cả. Ninh tức lắm. Chẳng biết tức Chúc hay tức Đật. Chỉ biết Ninh nghẹn ngào cả cổ. Vừa thấy Đật, Ninh nhảy xổ lại, tát đen đét vào má Đật. Đật òa lên khóc. Ninh òa khóc theo.
Một lát sau, Ninh nghĩ thương em quá, Ninh lại đi tìm dong, nhưng hết. Ninh moi luôn một củ ráy. Ráy nước, ăn ngứa lắm. Nhưng đói còn biết gì là ngứa? Ninh đem về nướng. Ninh gọi Đật về, lau nước mắt cho nó, rồi chị em ăn ráy nước. Đật ăn tợn lắm, chẳng thấy kêu ca gì cả. Ninh rơi nước mắt. Ninh dặn em: “Từ giờ đừng ăn cơm nhà thằng Chúc nữa”. Đật gật đầu. Thế mà hôm nay nó lại lần sang nhà bác Vụ. Có bực mình hay không?
(Trích Từ ngày mẹ chết, In trong Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, 2002)
Chú thích:
Lụm còi của Nguyễn Ngọc Tư kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của hai nhân vật tôi và Lụm. Nhân vật tôi bỏ nhà đi bụi vì bị ba đánh tội lấy tiền của mẹ đi chơi điện tử mà không xin phép. Đêm tối, tại ngã tư chỗ rẽ về nhà ngoại, nhân vật tôi đã gặp Lụm còi - cậu bé bị bỏ rơi, đen nhẻm, còi cọc, ngày bán bánh mì, đêm tới ngã tư mong chờ mẹ đến đón. Tại đây hai đứa trẻ đã trò chuyện cùng nhau. Cuộc sống tội nghiệp, khổ sở của Lụm khiến tôi nhận ra nhiều điều. Đoạn trích chính là những lời tâm sự của Lụm.
Từ ngày mẹ chết của Nam Cao là một trong những truyện ngắn cảm động về tình cảm mẹ con. Câu chuyện kể về cuộc sống của Ninh sau khi mẹ mất đi. Biết bao khốn khổ phủ đầy lên cuộc đời những đứa trẻ mồ côi. Đoạn trích khắc họa rõ nét nhất những tủi hờn, côi cút của hai chị em Ninh khi mẹ mới vừa mất, bố đã sinh bài bạc, nợ nần, bê tha.
A. Mở bài: Giới thiệu hai đoạn trích trong truyện ngắn Lụm còi của Nguyễn Ngọc Tư và Từ ngày mẹ chết của Nam Cao.
Rất dễ để nhìn thấy những đau thương mất mát đánh ngã gục những người trưởng thành. Thế còn những đứa trẻ thì sao? Ai có thể thấu hiểu những xót xa trong lòng chúng khi chúng phải chịu tổn thương? Những nhà văn có lẽ sẽ trả lời được những câu hỏi này. Với tấm lòng yêu thương mênh mông họ dễ dàng hòa chung cảm xúc với bọn trẻ. Nguyễn Ngọc Tư và Nam Cao qua đoạn trích Lụm còi và Từ ngày mẹ chết đã tỏa nhân văn lên những thân phận trẻ thơ thiệt thòi, tội nghiệp, đáng thương. Mỗi nhà văn với cách tiếp cận khác nhau, đã theo những cách khác nhau làm thổn thức tâm tư bạn đọc.
B. Thân bài:
1. Luận điểm 1. Thông tin chung về từng tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, vị trí của tác phẩm trong đời sống văn học,...
a. Từ ngày mẹ chết của Nam Cao là một trong những truyện ngắn cảm động về tình cảm mẹ con. Câu chuyện kể về cuộc sống của Ninh sau khi mẹ mất đi. Biết bao khốn khổ phủ đầy lên cuộc đời những đứa trẻ mồ côi. Đoạn trích khắc họa rõ nét nhất những tủi hờn, côi cút của hai chị em Ninh khi mẹ mới vừa mất, bố đã sinh bài bạc, nợ nần, bê tha.
b. Lụm còi của Nguyễn Ngọc Tư kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của hai nhân vật “Tôi” và Lụm. Nhân vật tôi bỏ nhà đi bụi vì bị ba đánh tội lấy tiền của mẹ đi chơi điện tử mà không xin phép. Đêm tối, tại ngã tư chỗ rẽ về nhà ngoại, nhân vật tôi đã gặp Lụm còi - cậu bé bị bỏ rơi, đen nhẻm, còi cọc, ngày bán bánh mì, đêm tới ngã tư mong chờ mẹ đến đón. Tại đây hai đứa trẻ đã trò chuyện cùng nhau. Cuộc sống tội nghiệp, khổ sở của Lụm khiến tôi nhận ra nhiều điều. Đoạn trích chính là những lời tâm sự của Lụm.
2. Luận điểm 2. Những điểm tương đồng, khác biệt giữa hai đoạn trích truyện và điều kiện làm nên sự khác biệt ấy
a. Những điểm tương đồng giữa hai đoạn trích:
- Đề tài, nhân vật: Cả hai đoạn trích đều hướng tới đề tài gia đình, mà nhân vật trung tâm trong đó là những đứa trẻ khốn khổ khi chúng phải chịu cảnh thiệt thòi vì không có mẹ ở bên.
- Quan điểm thẩm mĩ và cách tiếp cận hiện thực: Cả hai nhà văn đều hướng ngòi bút vào hiện thực chua chát nơi cuộc đời những đứa trẻ. Và rồi từ đó làm sáng lên những tấm lòng nhân đạo cao cả. Trong trái tim rộng mở của các nhà văn, tình mến thương dành cho những đứa trẻ bao giờ cũng sâu đậm. Họ viết về chúng bằng ngòi bút thấu hiểu, sẻ chia, họ nâng niu từng xúc cảm trong những tâm hồn ngây thơ, trong sáng, trong những trái tim mỏng mảnh, yếu ớt và rất dễ tổn thương,…
b. Những điểm khác biệt và điều kiện làm nên sự khác biệt ấy:
- Cách kể chuyện:
+ Lụm còi: Tác giả chọn ngôi kể là ngôi thứ nhất; điểm nhìn chủ yếu đặt vào nhận vật tôi để khắc họa hành trình nhận thức của tôi. Do đó qua lời kể của nhân vật tôi, Lụm hiện ra càng khốn khổ thì càng đánh thức ý nghĩa của gia đình đối với nhân vật tôi.
+ Từ ngày mẹ chết: Nam Cao vẫn giữ nguyên cách kể thường thấy: ông chọn ngôi kể thứ ba, cố tạo dáng vẻ của người ngoài cuộc khách quan, vô tư để lẩn tránh cảm xúc. Tuy vậy ông không giấu nổi những xót thương vô hạn. Đôi khi, điểm nhìn ông không để toàn tri mà thu gọn lại hạn tri qua điểm nhìn của Ninh, điều đó thể hiện rõ sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, trân trọng.
- Cách xây dựng nhân vật:
+ Lụm còi:
++ Hoàn cảnh, số phận: Mẹ bỏ rơi, sống nghèo khổ, đói khát, rách rưới.
++ Vẻ đẹp tâm hồn:
+++ Dù cuộc sống đầy cơ khổ nhưng không bao giờ phàn nàn, kêu ca, vẫn luôn hồn nhiên, vô tư không một lời oán trách.
+++ Luôn nghĩ về mẹ với những điều tốt đẹp.
+++ Không bao giờ mất niềm tin vào tình mẹ.
++ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+++ Nhân vật hiện lên chủ yếu qua đối thoại. Người đọc có thể hình dung ra ngoại hình hoặc hiểu rõ nét cuộc đời số phận nhân vật Lụm đều là qua chính những lời Lụm kể cho nhân vật tôi nghe.
+++ Mặc dù đoạn trích là đoạn đối thoại rất ngắn gọn nhưng tính chất cô đặc lại rất cao, bởi vậy chúng ta đủ hiểu cả cuộc đời của Lụm: từ lúc sinh ra (bị bỏ rơi), tới quá trình nuôi lớn (bằng bánh mì), và cả hoàn cảnh cụ thể hiện tại (là con nuôi),…
+ Từ ngày mẹ chết:
++ Hoàn cảnh, số phận: Mẹ chết, bố bỏ mặc hai con cho hàng xóm, hàng xóm cũng nghèo nàn, túng quẫn không nuôi nổi, hai chị em lâm vào cảnh đói khát, khốn cùng, không còn chỗ bấu víu, Ninh phải đào dong hai chị em ăn, rồi ăn cả ráy nước. Khi dong không còn, ráy cũng hết, Đật chạy đi kiếm ăn bên nhà hàng xóm, nhưng bị con hàng xóm dành lại đồ ăn, lại còn bị đánh đau.
++ Vẻ đẹp tâm hồn những đứa trẻ:
+++ Ninh hiểu chuyện nên không đu bám nhà hàng xóm nghèo nàn.
+++ Ninh không phó mặc cho đói khát hành hạ mà tự mình tìm cách sinh tồn cho hai chị em
+++ Đặc biệt ở nhân vật Ninh, lòng tự trọng rất cao (đây là đặc điểm quen thuộc ở những nhân vật của Nam Cao): Cái bực ở Ninh chính là sự bất lực của lòng tự trọng mà có lẽ vì còn nhỏ mà Ninh không thể đọc được tâm lí của chính mình.
++ Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+++ Với điểm nhìn từ bên trong, tác giả đã đi sâu khắc họa tâm lí nhân vật Ninh.
+++ Lời tác giả và lời nhân vật đan xen, hòa trộn cho ta thấy sự thấu hiểu tận cùng của Nam Cao đối với nhân vật của mình.
+++ Nhân vật Ninh hiện lên có hành động, có lời nói, có cử chỉ nhưng người đọc hoàn toàn không để ý tới điều đó bởi tất cả đều tập trung làm sáng lên những suy nghĩ, những tâm tư, những uẩn ức của nhân vật Ninh.
3. Luận điểm 3. Đánh giá chung về sự tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm truyện và khẳng định giá trị độc đáo của mỗi tác phẩm.
- Một ngòi bút nữ giản dị, trong trẻo, nhẹ êm và dịu dàng, Nguyễn Ngọc Tư hoàn toàn khác với một Nam Cao thâm trầm, sâu sắc, với vẻ ngoài lạnh lùng mà trong ấm áp, yêu thương.
- Tác phẩm của Nam Cao được viết trước 1945, khi cái đói ngấp nghé, khi cuộc sống của nhân dân vô cùng cơ khổ trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Trong khi đó, tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư ra đời trong thời đại hôm nay, bà đi vào phản ánh đúng thực trạng bi đát của một bộ phận con người trong xã hội.
- Dù ra đời trong những bối cảnh, thời đại khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, nhưng cả hai nhà văn đều đánh thức được sự đồng cảm trong lòng độc giả. Chúng ta xót thương những đứa trẻ, trân trọng tấm lòng những nhà văn, đồng thời biết nâng niu hơn nữa những hạnh phúc giản dị đời thường nơi những gia đình nhỏ, đặc biệt ta càng thêm xúc động trước tình mẹ, trước khao khát về tình mẹ của con người,…
C. Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc đánh giá các tác phẩm truyện khi đặt chúng trong tương quan so sánh.
Thời nào rồi cũng có những hoàn cảnh bi thương xảy đến với những đứa trẻ. Nhưng rồi ta nhận ra, bên trong những hình hài nhỏ bé, non nớt là những trái tim đầy yêu thương, là những nghị lực sống kiên cường, mãnh liệt. Nam Cao và Nguyễn Ngọc Tư mỗi người theo cách khác nhau đã thực sự khiến chúng ta gần thêm với những đứa trẻ.
Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm Lụm còi và Từ ngày mẹ chết
Văn học Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám đều ghi nhận những tác phẩm xuất sắc về đề tài trẻ em. Nếu như Nam Cao với "Từ ngày mẹ chết" day dứt người đọc bởi bi kịch của những đứa trẻ bơ vơ trong xã hội cũ, thì Nguyễn Ngọc Tư với "Lụm còi" lại chạm đến trái tim người đọc bằng tình cảm hồn nhiên, trong sáng của những đứa trẻ bất hạnh. Đặt hai đoạn trích "Từ ngày mẹ chết" và "Lụm còi" cạnh nhau, ta thấy được những điểm tương đồng và khác biệt trong cách khắc họa số phận trẻ thơ và khát vọng về tình yêu thương gia đình của hai nhà văn.
Điểm tương đồng dễ nhận thấy nhất chính là hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ. Cả Ninh ("Từ ngày mẹ chết") và Lụm ("Lụm còi") đều phải trải qua nỗi đau mất mẹ, thiếu thốn tình thương của gia đình. Ninh sớm phải gánh vác trọng trách chăm lo cho em khi mẹ mất, bố bê tha. Đói rét bủa vây, em phải nhịn đói, moi củ dong, củ ráy cho em ăn. Còn Lụm, từ khi còn “nhỏ ơi là nhỏ” đã bị mẹ bỏ rơi nơi đầu đường xó chợ, tự mình bươn chải kiếm sống, đêm đêm vẫn ngóng chờ mẹ. Hai hoàn cảnh, hai số phận, hai đứa trẻ, nhưng cùng chung nỗi bất hạnh, thiệt thòi là sống trong thiếu thốn tình yêu thương, sự chăm sóc của cha mẹ - điều thiêng liêng nhất mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng xứng đáng được hưởng.
Bên cạnh đó, mỗi nhà văn lại có cách khắc họa tâm lý và tình cảm của nhân vật khác nhau. Nam Cao sử dụng ngòi bút hiện thực, trần trụi phơi bày bi kịch của gia đình Ninh. Ninh hiện lên là một cô bé giàu lòng thương em, giàu đức hi sinh. Cảnh Ninh nhịn đói, đi mọi củ dong củ ráy về cho em, rồi lại đau đớn tát em khi chứng kiến cảnh Đật đi xin cơm, đã khiến người đọc không khỏi xót xa. Hình ảnh Ninh òa khóc nức nở khi dặn em: "Từ giờ đừng ăn cơm nhà thằng Chúc nữa", chính là giọt nước tràn ly, là tiếng kêu ai oán cho số phận bất hạnh của những đứa trẻ mồ côi trong xã hội cũ. Ngược lại, với lối viết đậm chất Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa thành công hình ảnh cậu bé Lụm còi lạc quan, yêu đời. Dù bị mẹ bỏ rơi nhưng Lụm chưa bao giờ thôi hy vọng về ngày đoàn tụ. Câu nói "Thế nào má đi qua má cũng nhìn ra tao. Mai mốt bị rầy, bị đòn cho đã" vừa thể hiện sự hồn nhiên của đứa trẻ, vừa chất chứa niềm tin mãnh liệt vào tình mẫu tử thiêng liêng.
Có thể thấy, bằng ngòi bút tài hoa và tình yêu thương sâu sắc dành cho trẻ em, cả Nam Cao và Nguyễn Ngọc Tư đều thành công khi khắc họa chân thực cuộc sống và số phận của trẻ em trong hai hoàn cảnh xã hội khác nhau. Nếu Nam Cao khiến người đọc day dứt, ám ảnh bởi bi kịch của những đứa trẻ bơ vơ, thì Nguyễn Ngọc Tư lại sưởi ấm trái tim người đọc bằng ánh sáng của tình yêu thương, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
So sánh cảm hứng về đất nước trong Đất nước và Việt Bắc
Giải chi tiết đề minh họa môn Toán 2025
So sánh tiếng nói tri âm trong Độc tiểu thanh kí và Đàn ghita của Lorca
Đáp án đề minh họa tốt nghiệp 2025 môn Tin học
Đáp án đề minh họa môn Giáo dục Kinh tế pháp luật 2025
Đáp án đề minh họa thi tốt nghiệp 2025 môn Công nghệ
So sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ Tống biệt (Tản Đà) và Tống biệt hành (Thâm Tâm)
(Mới nhất) Đáp án đề minh họa 2025 tất cả các môn
Gợi ý cho bạn
-
Phân tích nhân vật Điền trong Giăng sáng
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ)
-
Phân tích tư tưởng đất nước của nhân dân trong bài thơ Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
-
(Chuẩn) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính
-
Phân tích Dáng đứng Việt Nam
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 12
Tài liệu ôn tập Ngữ văn 12 học kì 2 file Word (123 trang)
Người đàn bà tóc trắng đọc hiểu
So sánh Mây trắng còn bay của Bảo Ninh và Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
Phân tích đoạn kết Hồn Trương Ba da hàng thịt
Bí quyết làm bài thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT dễ đạt điểm cao
Đọc hiểu Một thời đại trong thi ca