Tóm tắt Mảnh trăng cuối rừng

Mảnh trăng cuối rừng là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu viết trước thời kì đổi mới văn học mang nét đặc trưng tiêu biểu trong phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Mảnh trăng cuối rừng là một câu chuyện đầy lãng mạn về người lính lái xe tên Lãm và cô thanh niên xung phong tên Nguyệt. Sau đây là mẫu tóm tắt văn bản Mảnh trăng cuối rừng giúp các bạn đọc nắm được những nội dung chính của tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tóm tắt Mảnh trăng cuối rừng - mẫu 1

Tóm tắt Mảnh trăng cuối rừng

Mảnh trăng cuối rừng được bắt đầu kể về thời kỳ chống Mỹ diễn ra, Lãm người lái xe quân sự vận chuyển chuyến hàng đêm nay đưa hàng ra tiền phương. Sau khi trả hàng xong, Lãm rẽ đến thăm chị gái và người yêu đang ở trong đơn vị thanh niên xung phong.

Trên đường đi, Lãm cho cô công nhân giao thông tên Nguyệt đi nhờ đến cầu Đá Xanh để gặp người yêu. Cô gái đó cùng tên với người yêu anh- Nguyệt, cô gái ấy tình nguyện dẫn đường để Lãm lái xe vượt qua đoạn đường ngầm vất vả. Ngay lúc đó, máy bay địch ào ạt ném bom thả pháo sáng, bắn khoảng 20 li đỏ lừ, dữ dội xuống khu vực ngầm. Nhưng tưởng bất ngờ như thế, Nguyệt bị hơi bom xô ngã nhưng cô lại dũng cảm đẩy Lãm vào chỗ nấp, còn bản thân thì che chắn phía ngoài. Chiếc xe lúc đó bén lửa, hai người vừa cố gắng dập lửa, vừa cho xe tiến lên vượt qua nguy hiểm. Nguyệt dò đường, để giúp xe vượt khỏi trọng điểm. Đến lúc này, Lãm mới tháy Nguyệt bị thương ở cánh tay. Dù mới trải qua nguy hiểm nhưng nụ cười vẫn tươi rói trên đôi môi của Nguyệt, trong lòng Lãm lúc đó vừa cảm phục Nguyệt vừa có một tình yêu gần như mê hoặc. Nguyệt và Lãm chia tay trong niềm lưu luyến, Nguyệt đi ngược về lại phía ngầm.

Hôm sau, Lãm ghé thăm đơn vị thanh niên xung phong, anh không gặp được Nguyệt, nhưng biết được Nguyệt chính là người mà chị Lãm giới thiệu cho anh. Lãm vô cùng xúc động, anh viết lá thư đầu tiên gửi cho Nguyệt.

2. Tóm tắt Mảnh trăng cuối rừng - mẫu 2

Mảnh trăng cuối rừng là câu chuyện tình đầy lãng mạn trong thời chiến của người lính lái xe tên Lãm và cô thanh niên xung phong tên là Nguyệt. Trong một lần đi thăm chị gái đang ở trong đơn vị thanh niên xung phong Lãm đã tình cờ gặp Nguyệt. Cùng với sự đồng cảm trong hoàn cảnh kháng chiến, họ đã nhanh chóng trở nên thân thiết. Nguyệt là cô gái xinh xắn với vẻ đẹp thanh tao thánh thiện và dễ mến. Câu chuyện chủ yếu quay xung quanh khoảng thời gian Nguyệt đi nhờ xe của Lãm để trở về đơn vị. Kết thúc câu chuyện Lãm vô cùng bất ngờ khi Nguyệt chính là cô gái được chị gái anh làm mối cho. Khi biết được điều này Lãm đã vô cùng sung sướng.

3. Tóm tắt Mảnh trăng cuối rừng - mẫu 3

Trong thời kỳ chống Mỹ, trên đường ra mặt trận, Lãm người lái xe quân sự, cho cô công nhân giao thông tên là Nguyệt đi nhờ. Cô gái ấy tình nguyện dẫn đường cho Lãm đưa chiếc xe vượt qua đoạn đường ngầm thật vất vả. Ngay sau đó, phi cơ địch bắn dữ dội, nhưng Nguyệt vẫn bình tĩnh, linh hoạt hướng dẫn Lãm và xe vượt qua nguy hiểm, N bị thương ở tay khi quyết tâm bảo vệ Lãm. Cuối cùng 2 người cứu được chiếc xe chở hàng quân sự ra khỏi vùng lửa đạn. Lãm đoán rằng cô gái ấy ở cùng chỗ với chị Tinh. Rồi họ chia tay trong niềm lưu luyến.

Hôm sau, Lãm ghé thăm nhưng không gặp & mới biết cô gái đi nhờ xe là Nguyệt, người mà chị của Lãm rất quí mến & đã giới thiệu cho Lãm. Lãm xúc động khi biết mấy năm qua Nguyệt vẫn chờ đợi mình. Hình ảnh Nguyệt đẹp ngời lên trong tâm trí của Lãm. Lãm viết lá thư đầu tiên gửi cho Nguyệt.

4. Ý nghĩa nhan đề Mảnh trăng cuối rừng

Truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng viết về đề tài chiến tranh, nhưng ngay từ nhan đề, tác phẩm đã gợi lên ở tâm hồn người đọc về hình ảnh đẹp, lãng mạn, thơ mộng. Tác phẩm in lần đầu có tên là “mảnh trăng“. Sao không nói là “vầng trăng” mà chỉ là “mảnh trăng” thôi? Vầng trăng gợi lên sự tròn đầy, hạnh phúc viên mãn. Còn hình ảnh “mảnh trăng” ẩn chứa cảm xúc lãng mạn của nhà văn. Để tăng sức lãng mạn, tác giả đã thêm vào hai từ “cuối rừng”;

“Mảnh trăng cuối rừng”: hình ảnh đẹp mỏng manh, ánh sáng dịu, nhỏ nhắn và khiêm nhường lại như còn e ấp xa lấp sau những táng lá ngút ngàn của rừng đêm.

Hình ảnh “Mảnh răng cuối rừng” ấy (chứ không phải vầng trăng vằng vặc giữa trời) đã nói lên tình yêu trong thời chiến ác liệt, phải vượt qua bao thử thách, gian nan, tình yêu ấy như đóa hoa mới vừa chớm nở, còn e ấp, đợi chờ, nó thanh cao, trong trẻo và đẹp đến lạ lùng như một bản tình ca khắc khoải, mộng mơ, biêng biếc một màu xanh hi vọng đợi chờ: Câu chuyện tình đẹp lãng mạn như trò chơi ú tim trong cổ tích.

Qua vẻ đẹp, lãng mạn của “mảnh trăng cuối rừng“, nhà văn như muốn nói lên vẻ đẹp duyên dáng, lấp lánh “chất ngọc” trong sâu kín nơi tâm hồn cô gái trẻ mang tên Nguyệt, nhân vật trọng tâm của tác phẩm, người đọc phải dõi tìm thật lâu mới thấy.

Như vậy “Mảnh trăng cuối rừng” ẩn chứa vẻ đẹp lãng mạn của câu chuyện tình như trò chơi ú tim và vẻ đẹp ẩn kín trong tâm hồn cô gái tên Nguyệt.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 5.558
0 Bình luận
Sắp xếp theo