Người đàn bà tóc trắng đọc hiểu
Người đàn bà tóc trắng đọc hiểu
Truyện ngắn Người đàn bà tóc trắng ra đời năm 1993, là 1 trong số những câu chuyện, chứa đựng những suy nghĩ và trăn trở rất riêng của nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Câu chuyện là những cung bậc cảm xúc của một người đàn bà bất hạnh đã trải qua nhiều đau đớn từ khi còn rất trẻ. Sau đây là mẫu đề đọc hiểu văn bản Người đàn bà tóc trắng có đáp án, mời các bạn cùng tham khảo.
Đọc hiểu văn bản Người đàn bà tóc trắng
NGƯỜI ĐÀN BÀ TÓC TRẮNG
Tác giả: Nguyễn Quang Thiều
(Nhân vật xưng tôi đi đám ma bà Nhim về, đây là đám ma đặc biệt khi không có điếu văn. "Tôi" nghĩ về cuộc đời của bà Nhim, người bán cao gia truyền nổi tiếng trong vùng, đôi mắt bà trong và lạnh như nước giếng khơi. Bà đã nhận nuôi một cô bé mồ côi tên Nhút, sau bà đổi tên là Gừng. Gừng lớn lên, đi chợ, vô tình gặp Mô và yêu Mô. Phát hiện ra Gừng có quả thị, gương bà Nhim cay nghiến, nguyền rủa là hư đốn, là đĩ)
Gừng cầm lấy gương nhỏ đưa lên. Lần đầu tiên cô được nhìn thấy gương mặt mình. Gừng đỏ mặt. Cô vội ấp chiếc gương vào ngực. Cô nhìn sang Mô thẹn thùng nói:
– Gớm xóc chết người ta mà cứ bảo êm.
Buổi chiều Gừng ra bờ giếng. Cô kín đáo lấy chiếc gương nhỏ ra soi. Cô vừa ngỡ ngàng, vừa thích thú với gương mặt mình trong gương. Cô cười. Cô bĩu môi. Cô chun mũi. Cô thì thầm trò chuyện với chính mình. Bỗng giật mình nhận thấy sau gương mặt mình trong gương có một gương mặt khác, một gương mặt già quăn queo, tóc bạc trắng. Cô hoảng hốt quay lại, bà Nhim đang đứng nhìn cô. Cô sợ hãi giấu chiếc gương sau lưng.
– Hừ thật không ngờ. Đồ ăn xin ăn mày mà cũng ngắm vuốt. Con gái soi gương trộm là đồ lẳng lơ. Mày đưa cái gương đây. Đưa!
Vừa nói bà vừa sấn tới giằng chiếc gương. Gừng không hề chống cự. Chưa bao giờ trong đời cô có ý thức chống cự người khác. Bà Nhim ném mạnh chiếc gương xuống nền gạch lát bên bờ giếng.
Chiếc gương vỡ vụn.
– Đồ gian dối – Bà Nhim chì chiết – Tao đưa tiền cho mày đi chợ. Mày bớt gạo, bớt muối để mua gương.
Mày không nhớ mày là kẻ đầu đường xó chợ ngửa tay xin ăn à. Tao cấm mày không được ăn uống gì cả ba ngày để trừ vào tiền mày mua gương. Nhớ chưa.
– Bà! Gừng kêu lên. Giọng cô đầy nước mắt – Cháu không lấy tiền của bà.
– Mày có của riêng chắc?
– Người ta cho cháu.
Bà Nhim mở to mắt nhìn cô. Bao nhiêu năm nay bà đinh ninh rằng Gừng không biết ai ngoài bà. Bà là người không hề thân thiện với ai, và bà cũng không muốn cho Gừng thân thiện với ai. – À ra thế. Mày đã biết theo trai rồi đấy. Từ nay mày không được bước ra khỏi nhà. Nói rồi bà bước đi. Gừng nấc lên.
(Lược: Gừng và Mô yêu nhau, cô người có thai)
Cái thai trong bụng cô ngày một lớn dần lên. Cô cố ém giữ cũng không giấu được bà Nhim. Một bữa ngồi ăn cơm bà nhận ra điều đó. Bà bỏ bát xuống mâm nhìn cô chằm chằm và nói:
– Bụng mày làm sao thế kia? Đứng dậy tao xem.
Gừng ngừng ăn. Cô ngồi im không nói:
– Đứng dậy – Bà Nhim thét lên.
Gừng nhìn bà rồi chống tay từ từ đứng dậy. Bà Nhim bước lại gần cô. Cô như một con chim đã kiệt sức trước một con mèo già. Con mèo bước những bước ma mãnh đến trước cô. Con mèo đưa bàn chân đầy móng cứng đặt lên lưng con chim bé bỏng. Con chim nằm ép xuống đất run rẩy.
– Giỏi thật. Gái không chồng mà chửa thì giỏi thật. Nhưng mày đã làm nhơ bẩn nhà tao. Sự nhơ bẩn ấy đã giết tao.
Nói đến đó bà Nhim bật khóc. Lần đầu tiên trong những tháng năm sống với bà Nhim, Gừng thấy bà khóc. Bao nhiêu sự sợ hãi và căm ghét bỗng tan biến trong cô. Giờ đây cô hoang mang trước tiếng khóc của bà. Cô bỗng thấy thương bà và cô oà khóc theo. Một lúc sau bà Nhim thôi khóc. Bà lấy vạt áo lau nước mắt. Bà vào nhà thắp ngọn đèn dầu và lọm cọm trèo từng bậc thang lên cái gác xép làm bằng những cây tre đực già đen bóng. Bà lôi một chiếc bình sứ nhỏ từ trong hòm ra. Bà giữ chặt cái bình sứ trong tay và ngồi bệt xuống sàn gác mà thở.
(Lược một đoạn: Bà Nhim kể cho Gừng nghe lấy chồng từ 12 tuổi, chồng chết, người nhà chết, bố chồng nhiều lần định xâm hại không thành, bố chồng chết. Trước khi chết ông dặn thờ cúng nhà chồng, không để ai động chạm vào thân thể là có tội với tổ tiên họ Vũ. Ông ông bố chồng bắt bà uống thuốc khiến tóc trắng từ đó. Bà Nhim bắt Gừng uống thuốc phá thai, tình mẫu tử trỗi dạy, cô đã bỏ chạy. Bà Nhim căm hận, gào thét trong đau đớn)
– Vào một buổi chiều, Gừng quay lại ngôi nhà khi nghe tin bà Nhím ốm nặng. Bàn chân Gừng run lên khi cô bước vào đến chiếc sân gạch quen thuộc. Gió chiều thổi những đám lá khô dạt từ góc sân này đến góc sân kia. Tiếng lá khô lăn sân gạch nghe như tiếng một bầy trẻ con đang xao xác gọi mẹ, Gừng bước từng bước một đến chiếc giường nơi bà Nhim nằm. Ngôi nhà tối lạnh và xông lên mùi ẩm mốc của vôi tường đã quá cũ. Chỉ có một vệt sáng duy nhất của nắng chiều chiều qua ô cửa nhỏ vào nhà. Bà Nhim nằm như một tàu chuối khô trên giường. Mái tóc trắng đổ vung vãi.
– Bà ơi! Gừng run gọi. Hai bàn tay cô ấp lên ngực mình như sợ hãi – Bà, bà ơi.
Không có tiếng trả lời dù chỉ là một tiếng ú ớ, không một tiếng của mình và cả như một hơi thở. Chỉ có ngôi nhà im ắng và vệt nắng chiều đang nhợt nhạt dần dần. Gừng ngồi xuống mép giường và cầm lấy cánh tay bà. Cô cảm thấy tay bà như một cành củi cháy dở đã nguội lạnh. Một lát sau cô đứng dậy xuống bếp rửa nồi nấu cháo.
Sáng hôm sau đột nhiên bà Nhim tỉnh hẳn tựa như người ngủ dậy thường ngày. Gừng gọi bà,. Bà nhìn cô một lúc lâu rồi thì thào.
– Con đỡ bà ngồi dậy một chút.
Gừng đỡ bà ngồi dậy. Cô để bà dựa vào lòng mình.
– Con xin lỗi bà. Con bỏ bà đau ốm thế này – Nói thế rồi cô khóc.
– Con trốn… đi… như thế… là … đúng. Nếu không… thì … Nói đến đó bà Nhim thở hổn hển – Bây giờ con mở cái hòm gỗ kia… lấy cho bà… bộ … quần áo… trắng.
Gừng đỡ bà nằm xuống và lấy bộ quần áo bằng lụa trắng.
– Con thay quần áo cho bà.
Gừng khẽ khàng cởi bộ quần áo cũ bằng vải đen và mặc cho bà bộ quần áo lụa trắng mà lần đầu tiên cô nhìn thấy. Tấm thân bà Nhim mỏng như một tờ giấy và trắng như thạch cao.
– Con ơi! Chợt bà Nhim gọi Gừng – Con sống với ta từng ấy năm nhưng con không biết gì về ta cả. Ở đây, cái làng Chùa này cũng chẳng ai biết rõ về ta. Trước kia, ta cũng là một cô gái như con. Ta được ăn học và thạo việc gia đình. Nhưng gia đình ta đã gả chồng cho ta khi ta chưa hiểu biết gì về cuộc đời cả. Ta có chồng, nhưng thực ra ta vẫn là người đàn bà trinh tiết. Chồng ta là người ốm yếu và bệnh tật. [...]
Bà Nhim chợt ngừng nói. Đôi mắt bà mở to, tưởng chỉ thêm một chút nữa là đỗi mắt ấy vỡ tung ra. Đôi mắt đục trắng của bà nhoè ướt.
– Và… sau khi uống thứ thuốc đó vào người, ta không còn là ta nữa. Tóc ta cứ thế mà đổ trắng, nhưng không hề rụng. Ta dần dần mất đi tính nết của một người đàn bà. Nhìn thấy đàn ông ta kinh tởm, nhìn thấy đàn bà ta căm ghét. Ta cũng không hiểu tại sao ta lại cho con ở lại với ta. Nhưng đúng là ta đã nhìn thấy đôi mắt con hôm ấy, đôi mắt mà không một ai trong gia đình nhà chồng ta có được. Mãi sau này ta mới hiểu được nỗi đau của ta… vì thế mà ta đã trút lòng đau khổ và căm thù người khác vào con. Khi con có chửa thì nỗi bất hạnh, đau thương của đời ta cào xé hơn bao giờ hết. Ta đã quyết định giết con… con ơi, thật đấy… ta định giết con thật đấy.
Bà Nhim bật khóc. Bà khóc như một đứa trẻ.
Gừng cũng oà khóc theo. Lúc này cô thấy bà Nhim như bà cô. Trong ký ức xa vời và buồn bã của cô hiện về hình ảnh người bà nhân hậu và tội nghiệp. Khi bà Nhim ngừng khóc thì cũng là lúc bà tắt thở.
Gừng gào thét gọi bà. Tiếng cô dội lên trong ngôi nhà âm u và ẩm mốc. Ngoài sân gió thổi mạnh. Tiếng lá khô lăn trên sân gạch như tiếng trẻ con xào xạc gọi mẹ.
Làng Chùa – Hà Đông, 3/1990
ĐỌC HIỂU
Câu 1. Xác định ngôi kể của truyện.
Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả số phận bất hạnh của bà Nhim.
Câu 3. Phân tích sự giống nhau và khác nhau về số phận của nhân vật Gừng và bà Nhim.
Câu 4. Tại sao bà Nhim luôn dùng những lời đay nghiến, chì chiết Gừng? Qua đó, em thấy bà Nhim là người như thế nào?
Câu 5. Phân tích thông điệp, ý nghĩa của truyện qua phần kết thúc? Theo em thông điệp có tác động như thế nào đối với mọi người về nhận thức, về thái độ trước cuộc đời?
Gợi ý
Câu 1. Xác định ngôi kể của truyện.
Gợi ý:
Xác định ngôi kể: Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng "tôi"
* Lưu ý: Tuy nhiên, toàn bộ câu chuyện về cuộc đời của Gừng và bà Nhim thì được kể một cách khách quan; nhân vật "tôi" kể lại câu chuyện cuộc đời của bà Nhim sau khi đi đưa đám bà về. Nhân vật không hề tham gia vào câu chuyện cuộc đời của bà Nhim và Gừng, không hề tương tác, đưa ra bất cứ nhận xét bình luận nào. => Chính cách kể này khiến câu chuyện vừa mang dấu ấn khách quan, vừa mang sự chủ quan; người kể chuyện về cuộc đời của bà Nhim hầu như giấu mặt => tạo ra được điểm nhìn trần thuật, linh hoạt, sự sinh động, hấp dẫn cho câu chuyện. Tôi như kéo người đọc đến với một thế giới xa xăm và huyền bí, với những chi tiết li kì, hấp dẫn để từ đó, đến cuối tác phẩm, cuộc đời lạnh lùng, độc địa mà bất hạnh của bà Nhim được hé mở.
Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả số phận bất hạnh của bà Nhim. (0,5 điểm)
Gợi ý:
+ 12 tuổi đi làm dâu xứ người.
+ 14 tuổi chồng mất => Bố chồng định nhiều lần giở trò đồi bại.
+ 14-70 tuổi: sống trong cô đơn, góa bụa, cặn cỗi về tâm hồn, héo hon thể xác.
+ 70-80 tuổi: Sống cùng cô bé Gừng, mồ côi: bà có những quy tắc chặt chẽ ngăn cấm, yêu cầu Gừng sống âm thầm, khép kín; bà có những lời lẽ ném vào Gừng nhiều lúc rất cay đắng, độc địa.
Câu 3. Phân tích sự giống nhau và khác nhau về số phận của nhân vật Gừng và bà Nhim. (1,0 điểm)
Gợi ý:
Bà Nhim | Cái Gừng |
Lạnh lùng của một bà già góa bụa, hà khắc, độc đoán. | Cái rạo rực, cái rộn rã trong lòng của một cô gái mới lớn đang yêu đương hẹn hò |
=> tạo nên khoảng cách, sự đối lập rất lớn giữa Gừng và bà Nhim | |
=> Thời gian Gừng đến sống cùng bà Nhan, hai người thực sự có rất nhiều điều khác biệt như lửa với nước: Một trẻ - một già; một tóc đen - một tóc trắng; một ngây thơ, trong sáng, nhân hậu - một già nua, kì dị, độc địa; một cam chịu, chấp nhận - một phũ phàng, lấn lướt, áp đặt => Sự đối lập đó, càng nhấn mạnh sự kì dị, quái đản của bà Nhim (từ mái tóc trắng như cước khi còn thanh xuân, đến việc sống cô độc không giao lưu với ai; quanh quẩn trong không gian hoang lạnh, kì bí; buông những lời chì chiết độc địa). Bà Nhim ra sức giữ gìn thủ tiết với chồng- Gừng lại có mang trước hôn nhân; bà Nhim khép kín không giao lưu với ai - Gừng lại quen thân Mô => Tuy nhiên, nhìn sâu xa, thì hai người đều có những nét chung tương đối: đều cô đơn, đều bất hạnh. | |
Qua truyện, người đọc hiểu hơn về số phận đơn độc, bất hạnh của những con người bị những định kiến phong kiến ràng buộc, hủy hoại để sống khổ, sống hoài phí cả một đời người. |
Câu 4. Tại sao bà Nhim luôn dùng những lời đay nghiến, chì chiết Gừng? Qua đó, em thấy bà Nhim là người như thế nào?
Gợi ý:
+ Vì bà Nhim sống một mình, đơn côi, bà chấp nhận cuộc sống thiếu vắng đàn ông, không gần gũi với đàn ông => khi thấy Gừng có quả thị, gương... nên bà đã cay đắngm chì chiết.
+ Bà bị ám ảnh bởi lời dặn, lời nguyền của ông bố chồng => với những cử chỉ, hành động của Gừng, chiếu theo bảng tham chiếu quy chuẩn của bà Nhim => Gừng đĩ, mất nết. Nghĩa là bà đã lấy tham chiếu của một người già, cổ quái để nhìn nhận đánh giá về một bạn trẻ mới lớn; hơn nữa cuộc đời bà lại cô độc, lẻ loi bà vẫn thấy bình thường, yên ổn; trong khi đó, Gừng lại có những biểu hiện trái bà.
=> Qua đây, ta thấy bà Nhim là người khó tính, cay độc.
Câu 5. Phân tích thông điệp, ý nghĩa của truyện qua phần kết thúc? Theo em thông điệp có tác động như thế nào đối với mọi người về nhận thức, về thái độ trước cuộc đời?
Gợi ý:
- Gừng biết tin bà Nhim ốm đã quay lại chăm sóc bà. Bà Nhim đã kể cho Gừng nghe về cuộc đời đầy bão giông của mình. Kết thúc là bà Nhan khóc trong đau đến đến chết.
=> Thông điệp: Chính những định kiến sẽ hủy hoại cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Chính vì thế, cần phải đấu tranh phá bỏ những định kiến phong kiến hà khắc để giải phóng số phận của người phụ nữ khỏi những bất hạnh, khổ đau.
- Truyện giúp mọi người nhận thức: Con người luôn bị ám ảnh bởi những định kiến, lời nguyền nào đó mà nhiều khi không đủ tỉnh táo, dũng khí để vượt qua.
- Thái độ: Đồng cảm, xót thương cho những người phụ nữ bất hạnh.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
(Mới nhất) Đáp án đề minh họa 2025 tất cả các môn
Đáp án đề minh họa tốt nghiệp 2025 môn Tin học
So sánh, đánh giá hai đoạn trích Hai lần chết (Thạch Lam) và Dì Hảo (Nam Cao)
So sánh yếu tố kì ảo trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và Thạch Sanh
Đáp án đề minh họa môn Giáo dục Kinh tế pháp luật 2025
So sánh, đánh giá hai đoạn trích truyện Lụm còi và Từ ngày mẹ mất
So sánh 2 tác phẩm Chí phèo và Vợ nhặt
Đáp án đề minh họa thi tốt nghiệp 2025 môn Công nghệ
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn mẫu 12
Cảm nhận sông Hương ở ngoại vi thành phố
Dạng đề so sánh 2 đoạn thơ
Bến đò xuân đầu trại đọc hiểu có đáp án
So sánh, đánh giá nét tương đồng và khác biệt giữa Bí ẩn của làn nước và Sống chết mặc bay
So sánh Mây trắng còn bay của Bảo Ninh và Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
Top 4 mẫu tóm tắt văn bản Tuyên ngôn độc lập siêu hay