Cỏ dại Xuân Quỳnh đọc hiểu
Đề đọc hiểu bài thơ Cỏ dại
Cỏ dại Xuân Quỳnh đọc hiểu - Cỏ dại là một bài thơ của tác giả Xuân Quỳnh viết về những cây cỏ dại mang nỗi nhớ quê hương của chàng lính, hình ảnh cỏ dại là ẩn dụ cho sức sống mãnh liệt của quê hương. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc bộ đề đọc hiểu bài Cỏ dại của Xuân Quỳnh có đáp án sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm.
Đọc hiểu Cỏ dại - đề 1
Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió
Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.
(Trích Cỏ dại – Xuân Quỳnh)
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Tác giả đã kể ra những sự vật gần gũi, thân quen nào?
Câu 3. Trong những sự vật ở quê nhà gần gũi mà tác giả kể trên, theo anh/chị tác giả gửi gắm tình cảm vào sự vật nào nhiều nhất? Vì sao?
Câu 4. Qua đoạn thơ trên, anh/chị hãy nêu cảm nghĩ về quê hương của mình.
Câu 5. Nội dung chính của bài thơ Cỏ dại là gì?
Gợi ý
Câu 1.
Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2.
Tác giả đã kể ra những sự vật gần gũi, thân quen như: Cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương, ngọn cỏ.
Câu 3.
Trong những sự vật ở quê nhà gần gũi mà tác giả kể trên, theo em tác giả gửi gắm tình cảm vào sự vật ngọn cỏ nhiều nhất. Ngọn cỏ từ lâu đã âm thầm trở thành biểu tượng của quê nhà nhờ sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Dù nhỏ bé, nhưng có sức sống, sức chịu đựng dẻo dai phi thường, tác giả sử dụng hình ảnh: Ngọn cỏ để đề cao, ca ngợi những con người lao động không ngừng nghỉ.
Câu 4.
Qua đoạn thơ trên, em có cảm nghĩ về quê hương như sau:
– Quê hương là nơi ta được sinh ra, nuôi dưỡng, lớn lên và trưởng thành gắn liền với câu hát ru của mẹ. Quê hương là nơi dang tay đón chúng ta trở về yên bình sau bao bão táp phong ba ngoài cuộc sống.
– Quê hương gắn liền với những hình ảnh: Đồng lúa, cánh cò, dòng sông tuy dân dã, mộc mạc, giản đơn nhưng chứa chan tình yêu thương của cha mẹ, tình nghĩa xóm giềng.
– Người nông dân giàu ý chí, nghị lực, cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó lao động miệt mài không quản ngại gian nan, vất vả, nắng mưa, ngày đêm.
– Quê hương là nơi ta cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc giản đơn, tình yêu thương, sự hy sinh to lớn của gia đình. Mỗi chúng ta cần yêu quý, trân trọng quê hương của mình đồng thời cố gắng xây dựng quê hương giàu đẹp.
Câu 5.
Nội dung chính: Bài thơ viết về những cây cỏ dại gần gũi, quen thuộc nơi quê hương, hình ảnh cỏ dại là ẩn dụ cho sức sống mãnh liệt của quê hương đồng thời bộc lộ nỗi nhớ thương, niềm mong mỏi trở về quê nhà của những chiến sĩ trẻ.
Đọc hiểu Cỏ dại - đề 2
Đọc văn bản sau:
(1) Cỏ dại quen nắng mưa
Làm sao mà giết được
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên..
[..]
(2) Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió..
(3) Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.
(Cỏ dại – Xuân Quỳnh)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
A. Ngũ ngôn
B. Lục ngôn
C. Thất ngôn
D. Tự do
Câu 2 . Hình ảnh cỏ dại xuất hiện trong:
A. Cả bài thơ
B. Khổ 1
C. Khổ 3
D. Khổ 1 và 3
Câu 3. Theo đoạn trích, lúc đi xa, con người thường nhớ về những gì?
A. Cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương
B. Cỏ dại
C. Nắng mưa, nước dâng, nước rút
D. Con đường, gốc đa, giếng nước, cánh đồng, ngọn núi, dòng sông..
Câu 4. Sự xuất hiện của những hình ảnh trong khổ 2 có ý nghĩa như thế nào?
A. Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương của tác giả;
B. Nhấn mạnh sự nhỏ nhoi của cỏ khiến không mấy ai để ý, không ai nhớ đến;
C. Nhấn mạnh sức sống của cỏ;
D, Nhấn mạnh sự vô tình của con người đối với cây cỏ.
Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ: Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây - Một làn khói, một mùi hương trong gió..
A. Liệt kê
B. Điệp
C. Nhân hóa
D. Liệt kê và điệp.
Câu 6. Hình ảnh "cỏ dại" trong bốn dòng thơ sau gợi lên điều gì?
Tới mùa nước dâng
Cỏ thường ngập trước
Sau ngày nước rút
Cỏ mọc đầu tiên..
A. Gợi lên sự nhỏ bé, bình dị của cỏ;
B. Gợi lên sức sống mãnh liệt, bền bỉ của cỏ;
C. Gợi lên sự nhỏ bé của những kiếp người dưới đáy xã hội;
D. Gợi lên sự cuồng loạn của nước lũ.
Câu 7. Hình tượng trung tâm được khắc họa trong đoạn thơ trên là:
A. Chủ thể trữ tình - tác giả
B. Cây lúa
C. Cỏ dại
D. Nước lũ
Câu 8. Nêu hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 9. Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ. Em có thể dẫn 1 - 2 câu thơ cùng viết về vẻ đẹp đó của cỏ?
Câu 10. Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích là gì?
Gợi ý
Câu 1.
D. Tự do
Câu 2.
D. Khổ 1 và 3
Câu 3.
A. Cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương
Câu 4.
B. Nhấn mạnh sự nhỏ nhoi của cỏ khiến không mấy ai để ý, không ai nhớ đến;
Câu 5.
D. Liệt kê và điệp.
Câu 6.
B. Gợi lên sức sống mãnh liệt, bền bỉ của cỏ;
Câu 7.
C. Cỏ dại
Câu 8. Hai đặc điểm của thể thơ được sử dụng trong bài thơ trên:
- Số tiếng trong các dòng thơ không giống nhau;
- Số câu thơ không hạn định.
- Cách gieo vần tự do..
Câu 9. Cảm nhận về vẻ đẹp của hình ảnh cỏ dại được khắc họa trong bài thơ:
Hình ảnh cỏ dại trong bài thơ mang vẻ đẹp của sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Dù cỏ nhỏ nhoi, không ai chú ý, không ai nhớ đến nhưng cỏ vẫn âm thầm tồn tại từ xa xưa và đến mãi về sau. Dù gió mưa, dù nước lũ, cỏ vẫn là loài cây không thể bị tiêu diệt. Sức sống của cỏ trong đoạn trích trên khiến ta nhớ đến những câu thơ của Thanh Thảo trong bài Đàn ghita của Lorca: Không ai chôn cất tiếng đàn - Tiếng đàn như cỏ mọc hoang..
Câu 10. Thông điệp ý nghĩa rút ra từ đoạn trích:
- Dù nhỏ bé nhưng luôn kiên cường.
- Trước khó khăn không bao giờ được gục ngã.
- Cần phải biết trân trọng những điều bình dị.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 6 bài kể về 1 lần em mắc lỗi khiến bố mẹ buồn siêu hay
Kể về một lần mắc lỗi khiến bố mẹ buồn lớp 8Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương