(Bài 1-9) Tri thức Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Tổng hợp kiến thức Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Tổng hợp tri thức Ngữ văn 12 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây bao gồm tổng hợp kiến thức Ngữ văn lớp 12 của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống từ bài 1 đến bài 9. Sau đây là nội dung chi tiết file tri thức 12 của bộ sách Kết nối tri thức, mời các em cùng tham khảo.
Dưới đây là kiến thức Ngữ văn từ bài 1 đến bài 9 của SGK Ngữ văn 12 KNTT bao gồm các yêu cầu cần đạt và các kiến thức chung cần tìm hiểu về chủ đề của từng bài học.
Kiến thức bài 1 Ngữ văn 12 KNTT
Bài 1. KHẢ NĂNG LỚN LAO CỦA TIỂU THUYẾT
* Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tiểu thuyết hiện đại như: ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật....
- Phân tích được đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu và mối quan hệ của chúng trong tỉnh chỉnh thể của tác phẩm tiểu thuyết, phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.
- Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của phong cách hiện thực trong tiểu thuyết và trong sáng tác văn học nói chung.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ nói mia, nghịch ngữ.
- Viết được bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện,
- Biết trình bày (dưới hình thức nói) kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện.
- Biết xây dựng các chuẩn mực giá trị trong cuộc sống; hiếu và đồng cảm với những nỗi buồn thế hiện nhân tỉnh và khát vọng hướng tới sự hoàn thiện của con người.
TRI THỨC NGỮ VĂN
Tiểu thuyết hiện đại
Tiểu thuyết là loại tác phẩm tự sự quy mô lớn, có khả năng thể hiện các nội dung đa dạng và bao quát một phạm vi hiện thực rất rộng, trải ra trên nhiều không gian, thời gian khác nhau nhưng dành sự chú ý đặc biệt cho đời tư hay số phận của con người cá nhân. Từ những hình thái đầu tiên xuất hiện ở thời cổ đại, tiểu thuyết phát triển theo nhiều hướng khác nhau, tuỳ thuộc vào những tiền đề lịch sử, xã hội, văn hoá, thẩm mĩ nhất định. Đến thời cận đại, hiện đại, tiểu thuyết đạt được bước tiến lớn, trở thành một thể loại chính của đời sống văn học và tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi, phát triển của nhiều thể loại khác.
Tiểu thuyết hiện đại là loại tiểu thuyết thể hiện một cách tư duy mới, mang tính hiện đại về đời sống, phân biệt với tiểu thuyết cổ điển ra đời trước thời đại tư bản chủ nghĩa. Trong tiểu thuyết hiện đại, giữa các xu hướng tìm tòi khác nhau có khoảng cách rất lớn. Điều này làm cho việc xác định diện mạo tiểu thuyết hiện đại trở nên phức tạp.
Tuy nhiên, nếu tạm bỏ qua những nét quả đặc biệt của từng xu hướng, có thể nói đến các đặc điểm lớn sau của tiểu thuyết hiện đại:
- Nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư quan tâm đến cái thường ngày, cái đang diễn biến với cách tiếp cận gần gũi, không lí tưởng hoá hiện thực.
- Nhân vật là "con người nếm trải", không bắt biến, có quá trình phát triển nhau khi quanh co, phức tạp về tính cách, tâm lí
- Có kết cấu nhiều tầng lớp tuyến tính hoặc phi tuyến tính, có sự đan xen của nhiều bệ ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại, xung đột thường xuyên giữa các ý thức xã hội.
- Có khả năng tổng hợp cao mọi kinh nghiệm nghệ thuật của các thể loại văn học khác để hình thức luôn ở trong trạng thái biến đối không ngừng.
Phong cách hiện thực
Phong cách hiện thực là phong cách nghệ thuật chú trọng thể hiện mối quan hệ giữa hoàn cảnh xã hội với sự hình thành tính cách con người, quan tâm miêu tả một cách chi tiết, "như thật" những hình ảnh phong phú, phức tạp của hiện thực cuộc sống, thường loại trừ sự "tô vẽ" hay lí tưởng hoá. Phong cách này có lịch sử phát triển lâu dài, tồn tại trong các sáng tác thuộc nhiều thể loại khác nhau của văn học, nghệ thuật như: thơ, truyện (bao gồm tiểu thuyết), kí, kịch, tác phẩm tạo hình... Trong văn học, phong cách hiện thực đạt đến đỉnh cao với những sáng tác thuộc trường phái hiện thực mà các đại diện tiêu biểu là 5. Đích-ken (Ch. Dickens - Anh), H. đờ Ban-dắc (H. de Balzac Pháp), L. Tôn-xtôi (L. Tolstoy - Nga), Ph. Đốt-xtôi-ép-xki (F. Dostoyevsky - Nga), Lỗ Tấn (Trung Quốc),... Trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, phong cách hiện thực gắn với tên tuổi và sáng tác của các nhà văn như Ngô Tất Tố, Nguyên Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao Phong cách hiện thực thường được đặt trong tượng quan so sánh, đối lập với phong cách lãng mạn - một phong cách ưu tiên việc thể hiện cảm nhận chủ quan, đôi khi lí tưởng hoà đối tượng được đề cập và coi trọng sự tưởng tượng, liên tưởng phóng túng.
Nói mỉa và nghịch ngữ
Nói mỉa là biện pháp tu từ thể hiện thái độ mỉa mai hay sự đánh giá mang tỉnh phủ định ngắm ấn của người nói, người viết về sự vật, sự việc được đề cập.
Trong nói mỉa, người nói, người viết tạo ra sự mâu thuẫn cố ý giữa phần hiển ngôn và phần hàm ngôn của một lời nói hay của cả chuỏi phát ngôn. Phân hiến ngôn dường như thể hiện thái độ tán thành, khen ngợi hoặc trung lập, khách quan trước đối tượng được nói tới nhưng phân hàm ngôn lại cho biết một thái độ khác: phủ nhận (ở những mức độ khác nhau) hoặc dè bỉu. Nói mỉa chủ yếu được nhận ra nhờ hiệu quả châm biếm mà lời nói mang lại. Trong các yếu tố tạo nên nói mìa có thể có nghịch ngữ.
Nghịch ngữ là biện pháp tu từ, ở đó, người nói, người viết dùng một cụm từ gây ấn tượng mạnh, làm nổi bật tính chất hai mặt của một tình thế, tâm trạng nào đó, hoặc làm phát lộ sự thật về đối tượng theo quan điểm của mình.
Nghĩa của nghịch ngữ đối lập với nghĩa của các cụm từ khác trong câu hoặc trong các câu khác gắn ké, nhấn mạnh sự phát hiện mới hay cảm nhận, liên tưởng chủ quan của người nói, người viết về một đối tượng vốn có thể được nhìn nhận khác hẳn.
Nghịch ngữ thường xuất hiện trong nôi mía. Ở những trường hợp đó, mia mai được nhìn nhận là mục đích của phát ngôn, còn nghịch ngữ được xem là phương tiện thực hiện mục đích này.
Kiến thức bài 2 Ngữ văn 12 KNTT
Bài 2: NHỮNG THẾ GIỚI THƠ
*Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển và lăng mạn qua các bài thơ tiêu biểu đã học.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại như ngôn ngữ hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng, siêu thực trong thơ...
- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản văn học, thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân về văn bản văn học
- Vận dụng được kiến thức về một số biện pháp tu từ đã học để phân tích, đánh giá tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ đó trong một bài thơ
- Viết được bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.
- Biết trình bày kết quả so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ
- Có thái độ ngưỡng mộ đối với những tấm gương sống đẹp vì đất nước, cộng đồng vì nền nghệ thuật lớn hướng tới con người
TRI THỨC NGỮ VĂN
Biểu tượng
Biểu tượng là hình ảnh mang tính ngụ ý, vượt lên chức năng miêu tả, tạo hình đơn giản: chứa đựng nhiều tầng nghĩa phong phú, gợi cảm nhận, suy tư về những điều mang tính phổ quát.
Biểu tượng thường được hình thành trong khoảng thời gian dài nên ý nghĩa không ngừng được bổ sung và có thể "sống" bên ngoài văn bản. Ngoài khả năng khái quát bản chất của một hiện tượng, biểu tượng còn thể hiện được những quan niệm, triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống. Do đó, quá trình hình thành biểu tượng luôn chịu sự chi phối của các yếu tố tâm lí văn hóa của dân tộc và thời đại. Trong sáng tác văn học, bên cạnh việc vận dụng những biểu tượng sẵn có, các nhà văn, nhà thơ thường sáng tạo nên những biểu tượng mới mang đậm dấu ấn cá nhân.
Yếu tố siêu thực trong thơ
Yếu tố siêu thực trong thơ biểu hiện trước hết qua những hình ảnh có vẻ kì lạ, gần kết với nhau theo một logic khác thường, phần nào gây cho độc giả cảm giác khó hiểu. Tuy nhiên, từ phía người sáng tác, sự hiện diện của những hình ảnh ấy hoàn toàn mang tình tự nhiên vì chúng gần với việc "cất lời" của tiềm thức, vô thức. Để khám phá được một hiện thực khác ẩn đằng sau những hiện tượng thông thường dễ thấy, các nhà thơ siêu thực theo đuổi "lối viết tự động", đề ngòi bút "buông" theo sự dẫn dắt của tiềm thức, vô thức, từ đó, xây dựng một thế giới thơ có sự pha trộn giữa chiêm bao và tỉnh thức, giữa ảo giác và thực tế. Yếu tố siêu thực đã xuất hiện thấp thoáng trong một số tác phẩm thơ thời trung đại hoặc thơ dân gian, nhưng chỉ trở thành hiện tượng thấm mi đặc thù trong sáng tác của các nhà thơ theo chủ nghĩa siêu thực hoặc chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa này ở thời hiện đại.
Phong cách cổ điển
Phong cách cổ điển là loại phong cách sáng tác được hình thành từ thời trung đại, chịu sự chi phối của một quan niệm về thế giới có tính đặc thù. Theo phong cách này, cuộc sống con người và vũ trụ được hình dung như một mô hình ổn định, có tôn ti trật tự chặt chẽ, vận động theo quy luật tuần hoàn... Từ quan niệm về thế giới như vậy, phong cách có điền định hình với các đặc trưng cơ bản: nghiêng về thế hiện những đề tài cao nhà; có cảm hứng đặc biệt với cái vĩnh hằng, bất biến; luôn hướng về những mẫu hình lí tưởng, tôn trọng tính quy phạm của cách tổ chức các yếu tố nghệ thuật thành một cấu trúc thẩm mĩ.
Phong cách lãng mạn
Xét theo nghĩa rộng, phong cách lãng mạn thường được đặt trong tương quan so sánh với phong cách hiện thực, là hai phong cách nghệ thuật đã từng xuất hiện trong sáng tác văn học từ thời cổ đại. Xét theo nghĩa hẹp, phong cách lãng mạn gắn với sự xuất hiện của chủ nghĩa lãng mạn, một trào lưu văn học - nghệ thuật hình thành ở phương Tây vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII và nửa đầu thế kỉ XIX. Tuỳ theo cảm hứng, thái độ của người cầm bút, chủ nghĩa làng mạn được chia thành hai khuynh hướng: Khuynh hướng bi quan (hoài nghi thực tại, hoài niệm quá khứ) và khuynh hướng lạc quan (tin tưởng, hướng tới một thế giới tốt đẹp, lí tưởng).
Trong sáng tác văn học, phong cách lãng mạn có các đặc điểm cơ bản: khẳng định cái cao cả, phi thường và phủ định thực tại tầm thường, tù túng; đề cao cá tính sáng tạo, trí tưởng tượng, sự phóng khoáng, chủ trong thế giới nội tâm với những cảm xúc mạnh mẽ, khoảng đạt, tỉnh tề và ưa dùng các yếu tố tương phản.
....................
Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ nội dung kiến thức của các bài học còn lại.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Top 18 mẫu Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông siêu hay
Mình sẽ đi qua hết núi đồi đọc hiểu
Top 5 bài cảm nhận Những đường Việt Bắc của ta siêu hay
Đọc hiểu Điều kỳ diệu của thái độ sống có đáp án
Kết bài hay cho các tác phẩm văn học 12 2024
Đọc hiểu Đất nước ở trong tim
Đáp án đề khảo sát Văn 12 sở Hà Nội 2024
Phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu (mới cập nhật)
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Phân tích quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích
-
(5 đề) Bộ đề minh họa Ngữ văn 12 Kết nối tri thức cấu trúc mới 2025
-
Đọc hiểu Điều kỳ diệu của thái độ sống có đáp án
-
(6 mẫu) Viết 1 đoạn văn nêu suy nghĩ về nghị lực trong cuộc sống
-
Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân
-
200 Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn có đáp án (932 trang)
-
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay
-
Phân tích tiếng sáo trong Vợ chồng A Phủ
-
Đọc hiểu Giấc mơ anh lái đò
-
Xuân không mùa đọc hiểu
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Văn mẫu 12
Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về việc sử dụng mạng xã hội của giới trẻ hiện nay
Đọc hiểu Một thời đại trong thi ca
Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 12 Cánh Diều
Đọc hiểu Đây mùa thu tới siêu hay (5 đề)
(Có đáp án chính thức) Đề thi thử THPT môn Văn Gia lai 2024
Top 7 đề thi học kì 2 lớp 12 môn Văn có đáp án 2024