Top 18 mẫu Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông siêu hay
Mẫu kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông đã được Hoatieu sưu tầm và tổng hợp trong bài viết sau đây sẽ giúp các em học sinh hoàn thiện các bài phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông, cảm nhận Ai đã đặt tên cho dòng sông, vẻ đẹp sông Hương khi ở thượng nguồn, vẻ đẹp sông Hương trong lòng thành phố Huế một cách hoàn chỉnh nhất. Sau đây là nội dung chi tiết gợi ý viết kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông siêu hay, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Kết bài phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông
Mẫu 1
Cũng như tình yêu của sông Hương với Huế, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương cũng là quá trình dâng tặng, khám phá và hoàn thiện chính mình. Tuy nhiên, vì sông Hương là hóa thân của huyền thoại nên câu hỏi bâng khuâng của một người Hà Nội khi lặng lẽ ngắm nhìn dòng nước: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” vẫn là một câu hỏi lửng lơ chưa có lời giải đáp, câu hỏi đã thành tên cho một thiên bút ký tuyệt vời.
Mẫu 2
Bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ, nên họa, nên nhạc của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, đặc biệt là sông Hương; thấy được bề dày lịch sử, văn hóa của Huế và những nét duyên dáng riêng của tâm hồn con người vùng đất cố đô này. Với một tâm hồn nghệ sĩ đa tình đa cảm, một vốn văn hóa phong phú về Huế và trước hết với một tình cảm gắn bó thiết tha đối với Huế, tác giả đã huy động triệt để mọi tiềm năng văn hóa cùng với vốn ngôn ngữ giàu có của mình để diễn tả vẻ đẹp và chất thơ của Huế, thể hiện tập trung nhất ở dòng sông Hương - một biểu tượng sinh động của xứ Huế ngàn năm văn hiến.
Mẫu 3
Bằng óc sáng tạo, liên tưởng tài tình, sự quan sát tỉ mỉ, tinh thế, sự am hiểu tinh tường về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế tác giả Hoàng phủ Ngọc Tường đã cho ra đời một tá phẩm bút ký thật đặc sắc, như họa vào lòng người đọc người nghe một bức tranh Huế và sông Hương tuyệt đẹp, vẻ đẹp vừa gần gũi, lại thiêng liêng, nhưng cũng rất dịu dàng e lệ. Tất cả như hướng độc giả đến cái khao khát một lần được về thăm Huế, đứng trên cây cầy Tràng Tiền vắt ngang sông Hương mà chiêm ngưỡng dòng sông cho thỏa nỗi lòng.
Mẫu 4
Bài tùy bút đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật độc đáo, tài hoa và phong tình của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tác giả đã tạo nên chất thơ quyến rũ làm say lòng người. Những tri thức về địa lí, văn hóa, thi ca, âm nhạc của ông đã chung đúc thành trang văn tuyệt bút.
Mẫu 5
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một tìm tòi và thể hiện sự mới mẻ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với thể loại bút kí. Qua đó, tác giả đã ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế và khẳng định được tài năng uyên bác của mình. Chính vì thế mà sông Hương đã trở thành một dòng sông bất tử, luôn chảy trôi mãi cùng thời gian và trong tâm trí độc giả.
Mẫu 6
Bằng một tình cảm thiết tha với Huế, với một vốn văn hóa phong phú và một kho từ ngữ giàu có đậm chất thơ, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc hoạ được một dòng sông như một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá, một vẻ đẹp rất thơ, khơi nguồn cho cảm hứng thi ca và gắn liền với nền âm nhạc cổ điển Huế, tạo nên bề dày lịch sử văn hoá của cố đô. Nhờ đó, sông Hương đã trở thành dòng sông bất tử chảy mãi trong trí nhớ và tình cảm của độc giả, bồi đắp phù sa màu mỡ làm xanh tươi thêm tình yêu đối với quê hương đất nước.
Mẫu 7
Tóm lại, bằng vốn hiểu biết hướng nội, văn phong mê đắm, tài hoa cùng tình yêu say đắm với sông Hương, với xứ Huế mộng mơ, Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã thể hiện một cách hấp dẫn, sinh động vẻ đẹp của sông Hương.
Mẫu 8
"Ai đã đặt tên cho dòng sông?" nhìn ở phương diện thời gian nghệ thuật đã hiện lên bóng dáng cái tôi thứ hai của tác giả. Một con người luôn hoài vọng quá khứ đế nâng niu những giá trị tinh thần. Từ hình tượng dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm nổi bật vẻ đẹp văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người một vùng đất cổ kính của đất nước.
2. Kết bài cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Hương
Mẫu 1
Với một vốn kiến thức phong phú uyên bác về lịch sử văn hoá văn chương, với một văn phong tao nhã hào hoa tinh tế, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dựng lên một chân dung về sông Hương với một vẻ đẹp rất đa chiều đa dạng.
Mẫu 2
Bằng ngòi bút tinh tế, tài hoa, bằng trí tưởng tượng phong phú, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm tái hiện một cách chân thực và đầy đủ nhất vẻ đẹp của sông Hương. Khung cảnh xứ Huế đã làm ta thêm yêu con người, mảnh đất nơi đây.
Mẫu 3
Hình tượng sông Hương hiện lên trong tác phẩm càng khiến cho bạn đọc yêu thêm dòng sông và muốn được đến thăm thú, nhìn ngắm vẻ đẹp của dòng sông. Đó chính là thành công của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
3. Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ở thượng nguồn
Mẫu 1
Chúng ta thấy rằng đoạn trích khép lại nhưng dòng sông vẫn tiếp tục chảy trôi. Nó đong đầy tình cảm và để lại dấu ấn sâu nặng trong lòng người đọc muôn đời. Dẫu có đi đâu, về đâu, ta mãi chẳng thể nào quên được dáng vẻ thơ mộng, trữ tình của dòng sông quê hương cũng như thành phố Huế yên bình. Đó chính là những giá trị chân chính mà Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn gửi gắm đến chúng ta hôm nay.
Mẫu 2
Như vậy, qua một đoạn miêu tả dòng Hương giang ở thượng nguồn, vẻ đẹp của dòng sông đã được tác giả bộc lộ một cách tinh tế với trường liên tưởng phong phú và độc đáo. Sông Hương trở thành một sinh thể có tâm hồn, có xúc cảm và có cả cuộc đời, với nhiều nét cá tính khác nhau lúc hùng vĩ, mãnh liệt, lúc hoang dại quyến rũ, rồi có lúc lại thật dịu dàng bao dung. Tất cả đã kết hợp làm nên một vẻ đẹp tuyệt vời, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc về một dòng sông có cái tên rất hay “sông Hương”.
4. Kết bài vẻ đẹp sông Hương trong lòng thành phố Huế
Mẫu 1
Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường là bài văn xuôi đặc sắc đầy chất thơ về dòng sông Hương. Với tình yêu say đắm, thiết tha và với vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí,... nhà văn đã cống hiến cho người đọc một ấn tượng sâu đậm về vẻ đẹp của dòng sông xứ Huế mộng mơ, nhất là đoạn chảy ở đồng bằng đến ngoại vi thành phố Huế. Hương Giang vốn đã đẹp ở ngoài nhưng trong những trang viết của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khiến dòng sông đẹp hơn như một bức họa đồ, nhẹ nhàng êm ái như điệu slow tình cảm, hay dịu dàng cuốn hút như người tình trong mộng. Tất cả những điều đó làm dấy lên trong lòng người đọc nhưng khao khát được đến với sông Hương của xứ Huế thơ mộng. Dòng sông đúng là một công trình nghệ thuật mà tạo hóa đã ban tặng cho con người.
Mẫu 2
Qua những cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Hương khi chảy vào thành phố Huế, có thể nhận thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tiếp cận và miêu tả dòng sông từ nhiều không gian, thời gian khác nhau. Ở mỗi điểm nhìn, mỗi góc độ, nhà văn đều thể hiện một cảm nghĩ sâu sắc và khá mới mẻ về con sông đã trở thành biểu tượng của xứ Huế. Từ trong những cái nhìn ấy và qua giọng điệu của các đoạn văn, ta thấy bàng bạc một tình cảm yêu mến, gắn bó tha thiết, một niềm tự hào và một thái độ trân trọng, gìn giữ của nhà văn đối với những vẻ đẹp tự nhiên và đậm màu sắc văn hóa của dòng sông quê hương.
Mẫu 3
Như vậy, dưới cái nhìn và sự cảm nhận đầy tinh tế, đầy nghệ thuật, dòng sông Hương hiện lên qua đôi mắt và tâm hồn của nhà văn, nó không còn là một dòng sông bình thường nữa mà nó là một cô gái dịu dàng đi tìm người yêu chung thủy của mình với một tình yêu sâu lắng, đắm say, tha thiết.
5. Mở bài gián tiếp Ai đã đặt tên cho dòng sông
Mẫu 1
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.
Đã ai tới Huế mà chưa một lần thử nghe hát trên dòng sông Hương chưa? Sông Hương chính là biểu tượng của xứ Huế mộng mơ, dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương lại mang một vẻ đẹp nữ tính, dịu dàng. Nhà văn đã dựng lên một bức tranh thiên nhiên với phong cảnh hữu tình đó là dòng sông quê hương qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
Mẫu 2
Có ai về xứ Huế mộng mơ mà không một lần ngắm nhìn dòng sông Hương huyền diệu. Con sông đã làm nên nét đặc trưng của xứ Huế. Bởi vậy mà, nó đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho nghệ thuật trong đó có văn chương. Và một trong những tác phẩm nổi tiếng về sông Hương chính là tùy bút "ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nổi bật của tác phẩm này là hình tượng sông Hương đẹp, đầy màu sắc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Jenifer Hoang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Top 17 bài phân tích nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ hay chọn lọc
(Mới cập nhật) Vợ chồng A Phủ: tác giả, tác phẩm
Top 12 bài phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (8 mẫu)
15 mẫu phân tích Ai đã đặt tên cho dòng sông hay chọn lọc
Kết bài Vợ chồng A Phủ hay
- Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Chân trời sáng tạo
- Top 17 mẫu mở bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Tác giả tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
- Top 6 bài cảm nhận sông Hương ở thượng nguồn siêu hay
- Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông (8 mẫu)
- Top 18 mẫu Kết bài Ai đã đặt tên cho dòng sông siêu hay
- Tóm tắt Ai đã đặt tên cho dòng sông bằng sơ đồ tư duy
- Bạn hình dung như thế nào về hình ảnh sông hương qua đoạn văn này?
- Soạn bài Cõi lá lớp 11
- Đọc kết nối chủ điểm Chiều xuân lớp 11
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 20 tập 1 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Trăng sáng trên đầm sen lớp 11 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
- Giới thiệu một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân
- Soạn bài Ôn tập trang 35 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 1
- Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới ngắn gọn
- Soạn bài Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI
- Soạn bài Công nghệ AI của hiện tại và tương lai trang 44 ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 11 Chân trời sáng tạo trang 45, 46
- Soạn bài Hình tượng con người chinh phục thế giới trong Ông già và biển cả siêu ngắn
- Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 11 trang 48
- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội trang 53
- Soạn bài Ôn tập trang 55 lớp 11 Chân trời sáng tạo tập 1
- Soạn bài Lời tiễn dặn lớp 11 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều ngắn nhất
- Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà Chân trời sáng tạo
- Thực hành tiếng Việt lớp 11 trang 70 CTST
- Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Chân trời sáng tạo
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật
- Soạn bài Giới thiệu một truyện thơ hoặc một bài hát theo lựa chọn cá nhân
- Soạn bài Ôn tập trang 82 lớp 11 Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một trang 85
- Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt trang 90
- Soạn bài Chiều sương lớp 11 ngắn nhất
- Soạn bài Muối của rừng Chân trời sáng tạo
- Đọc kết nối chủ điểm Tảo phát bạch đế thành lớp 11
- Thực hành tiếng Việt 11 Chân trời sáng tạo tập 2 trang 23
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Văn xuôi
Top 5 bài cảm nghĩ về chú bộ đội siêu hay
So sánh thần thoại và sử thi
Top 11 bài kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình cảm gia đình siêu hay
Top 6 bài cảm nhận về hình tượng Người lái đò sông Đà siêu hay
Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài
Kể lại chuyện Tức nước vỡ bờ theo ngôi kể mới