Soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Chân trời sáng tạo

Đọc mở rộng theo thể loại Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu là nội dung bài học trang 72 sách giáo khoa Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 1. Văn bản kể về việc Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Sau đây là mẫu soạn bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu trang 72, mời các bạn cùng tham khảo.

Trả lời câu hỏi bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu trang 74

Câu 1. Tóm tắt nội dung của văn bản trên. Theo bạn, những đặc điểm nào của thể loại truyện thơ đã được thể hiện qua văn bản?

Tóm tắt nội dung văn bản:

Văn bản kể về việc Thị Mầu mang thai, bị làng bắt phạt nên khai liều là của Kính Tâm. Thị Mầu sinh con mang tới chùa đổ vạ, Thị Kính suốt 3 năm trời ròng rã xin sữa nuôi con, cuối cùng thân tàn lực kiệt, viết thư để lại cho cha mẹ rồi chết đi. Cuối cùng mọi người mới biết Kính Tâm là nữ, bèn lập đàn giải oan cho nàng.

Đặc điểm truyện thơ trong văn bản:

+ Được thể hiện qua hình thức Chèo là loại kịch hát, kể chuyện, múa dân gian, diễn bằng hình thức sân khấu.

+ Các nhân vật được chia thành hai tuyến rõ ràng.

+ Sử dụng ngôn từ kết hợp tự sự và trữ tình.

Câu 2. Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu đã được thuật lại theo ngôi kể nào, qua điểm nhìn của ai? Nhờ vào đâu mà bạn biết?

- Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu được thuật lại theo ngôi kể thứ 3, qua điểm nhìn của tác giả.

- Dựa vào nội dung văn bản, người kể giấu mình không xưng (tôi) chỉ kín đáo gọi sự vật theo ngôi thứ ba: gọi tên nhân vật theo nhận xét của mình và kể sao cho sự việc diễn ra theo trình tự.

Câu 3. Nhân vật Thị Kính hiện lên như thế nào qua đoạn trích trên? Từ đó, bạn có nhận xét gì về cách tác giả dân gian xây dựng nhân vật trong truyện thơ?

- Thị Kính hiện lên là người có tấm lòng nhân hậu, có lòng hiếu sinh và xót thương cho những thân phận nhỏ bé dù cho hi sinh cả thanh danh của mình.

+ Thị Kính nhặt nuôi đứa trẻ cửa chùa dù biết việc này có thể làm “dơ” thanh danh nơi linh thiêng của mình.

Câu 4. Văn bản trên đã thể hiện những đặc điểm nào của ngôn ngữ văn học, đặc biệt là ngôn ngữ của truyện thơ Nôm? Hãy phân tích để chứng minh điều đó

- Đoạn trích đã thể hiện ngôn ngữ gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày và giàu chất trữ tình, mang âm hưởng các làn điệu dân ca Việt Nam.

- Phân tích dẫn chứng:

+ Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp đi lặp lại nhiều lần đã bộc lộ nỗi lòng say mê, yêu thương tha thiết của Thị Mầu.

+ Lời tỏ tình của Thị Mầu:

“Một cành tre, năm bảy cành tre

Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng

Ấy mấy thầy tiểu ơi!...

Mẫu đơn giồng cạnh nhà thờ

Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”

Câu 5. Thông điệp bạn nhận được qua đoạn trích trên là gì? Dựa vào đâu bạn cho là như vậy?

- Qua nhân vật Thị Kính, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ đến người đọc người nghe về người có tấm lòng nhân hậu, những người ở hiền gặp lành.

- Dựa vào nội dung văn bản, cho ta thấy cuộc đời của Thị Kính đã trải qua rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng vẫn giữ cho mình một tấm lòng trong sáng, nhân hậu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 108
0 Bình luận
Sắp xếp theo