Viết bài thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm lớp 11 CTST

Viết bài thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm. Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Đây là  nội dung câu hỏi phần Thực hành viết theo quy trình trang 26 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo. Sau đây là mẫu dàn ý thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng lớp 11 cùng với các bài văn mẫu thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm hay và chi tiết Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc.

1. Dàn ý thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng lớp 11

Mở bài: Giới thiệu quy trình/ đối tượng và lí do cần thuyết minh.

Thân bài:

+ Tổng quan về đối tượng/ quy trình cần thuyết minh

+ Trình bày những đặc điểm cụ thể của đối tượng hoặc các bước/ công đoạn của một quy trình (nguyên liệu thực hiện, các bước tiến hành, yêu cầu thành phẩm, ý nghĩa…)

+ Miêu tả chi tiết một vài đặc điểm, một vài công đoạn độc đáo, đặc sắc hoặc lồng ghép các nhận xét, đánh giá, bày tỏ cảm xúc.

Kết bài: Đánh giá về đối tượng/ quy trình thuyết minh.

2. Dàn ý thuyết minh về quy trình làm bánh trung thu

1. Mở bài

Giới thiệu quy trình/ đối tượng và lí do cần thuyết minh.

2. Thân bài

a. Trình bày tổng quan về đối tượng cần thuyết minh

- Lịch sử ra đời của bánh trung thu:

Bánh trung thu có xuất xứ từ Trung Quốc và được du nhập sang Việt Nam và các quốc gia khác.

- Sự phổ biến của bánh trung thu trong đời sống:

  • Bánh trung thu gắn liền với Tết Trung thu tại Việt Nam. Đây không chỉ là tết đoàn viên mà còn là dịp tết để trẻ em vui chơi, phá cỗ.
  • Bánh trung thu xuất hiện rất nhiều trong đời sống người Việt, được bày bán rộng rãi ngay cả những ngày bình thường.
  • Bánh trung thu được người Việt sáng tạo thêm, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa.

    b. Trình bày đặc điểm cụ thể của đối tượng hoặc các bước/công đoạn của một quy trình:

- Nguyên liệu làm bánh trung thu gồm các nguyên liệu để làm vỏ bánh và nhân bánh, tùy theo từng loại.

- Các bước làm bánh: được chia làm hai phần là làm vỏ bánh và nhân bánh.

- Yêu cầu thành phẩm:

  • Vỏ bánh không quá dày hoặc quá mỏng
  • Phần nhân mềm mịn vừa phải.
  • Bánh có vị ngọt thanh tao.

c. Bày tỏ các nhận xét, đánh giá về đối tượng/quy trình vừa thuyết minh:

- Nêu ý nghĩa của bánh trung thu trong đời sống văn hóa người Việt:

  • Bánh trung thu góp phần làm phong phú ẩm thực và văn hóa Việt Nam.
  • Bánh trung thu gợi nhắc con người về ý nghĩa của tình thân, gia đình.

- Đề xuất các phương pháp để quảng bá bánh trung thu của người Việt.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị/vai trò của bánh trung thu.

3. Thuyết minh về một quy trình hoạt động làm bánh trung thu

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sườn vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sườn…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

4. Thuyết minh về quy trình thu hoạch và chế biến cà phê

Cà phê là một thức uống nổi tiếng không thể thiếu tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam (Nghị luận). Cứ vào mỗi độ tháng 9 hằng năm, những nơi trồng cà phê tại nước ta như Lâm Đồng, Buôn Mê Thuật,… lại nô nức thu hoạch và chế biến cà phê (Tự sự). Quy trình thu hoạch và chế biến cà phê vô cùng kì công.

Thu hoạch cà phê có hai cách là thu hoạch theo dãy và thu hoạch có chọn lọc. Nếu người nông dân chọn thu hoạch theo dãy sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian nhưng lại không bảo đảm được chất lượng cà phê. Thu hoạch theo dãy đúng như tên gọi, cà phê sẽ được thu hoạch tất cả theo từng dãy, có thể bằng máy móc hoặc bằng tay để cho quả cà phê rụng xuống và lấy tất cả kể cả quả xấu hay đẹp (Miêu tả). Còn thu hoạch có chọn lọc thì tốn rất nhiều thời gian nhưng chất lượng cà phê lại được đảm bảo. Những người nông dân sẽ chọn từng cây có quả cà phê đạt chuẩn, chín đủ để thu hoạch riêng và cùng lúc thu hoạch những quả cà phê xấu, không đạt chuẩn riêng. Dù thu hoạch bằng cách nào thì cà phê cũng không được để kín quá một ngày và để quá dày, chồng lên nhau vì nó rất dễ bị hỏng, không bảo đảm được chất lượng nếu gặp nhiệt cao quá hay ẩm quá. Quy trình chế biến cà phê cũng rất tỉ mỉ, mất nhiều công sức của người nông dân. Chế biến cà phê thường có hai kiểu là ướt và khô. Chế biến cà phê ướt được thực hiện theo các công đoạn sau. Thứ nhất, người nông dân thu hoạch cà phê về và loại bỏ tạp chất bị lẫn khi thu hoạch như cà phê khô hỏng, sỏi, đá, cành cây,…Sau đó xát vỏ cà phê để loại bỏ chất nhựa dính nhớt, rồi đem đi ngâm rửa với nước. Và cuối cùng là phơi khô cà phê bằng ánh nắng mặt trời hoặc dùng máy sấy để sấy cà phê. Cách chế biến khô thì ngược lại, cà phê sẽ được phơi khô hoặc sấy trước rồi mới đem đi xát và loại bỏ tạp chất. Nhưng dù chế biến bằng cách nào người nông dân cũng phải chú trọng đến việc bảo quản sau chế biến, như vậy cà phê mới đạt chất lượng cao, tạo thu nhập tốt cho họ

Chắc rằng không chỉ có em yêu thích cà phê mà rất nhiều người cũng như vậy (Biểu cảm). Sau khi biết về quy trình thu hoạch và chế biến cà phê em càng dành tình cảm nhiều hơn cho thức uống này vì để có được một cốc cà phê thơm ngon cho chúng ta uống, người nông dân đã phải trải qua rất nhiều công đoạn tỉ mỉ và kì công.

5. Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm - mẫu 1

Việt Nam là một đất nước rất giàu các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống. Và một trong số các làng nghề truyền thống mà em rất yêu thích chính là làng tranh Đông Hồ.

Đông Hồ, một cái tên làng quen thuộc xinh xắn nằm bên bờ sông Đuống thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Hà Bắc cũ (nay là tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km). Từ lâu tên làng đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, đậm đà sắc thái dân tộc.

Tranh Đông Hồ gồm các loại: Tranh thờ - bộ ngũ sự; tranh lịch sử: Hai Trưng, Bà Triệu...; truyện tranh: Thánh Gióng, Truyện Kiều, Thạch Sanh; phổ biến nhất là chúc tụng; ví như tranh Vinh hoa - Phú quý, Nghi xuân, Gà (xem thêm Bảy bức tranh gà); tranh sinh hoạt: Đánh Ghen, Chăn Trâu Thổi Sách. Nhà Nông, Đám cưới Chuột, Hái dừa... Tranh Đông Hổ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung túc như đám cưới chuột, cảnh trai gái cùng nhau hái dừa, cảnh cá chép nhiều màu vẫy đuôi... thể hiện mong muốn về sự sung túc.

Để hoàn thành một bức tranh, người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận và thực hiện nhiều giai đoạn: sơn hồ lên giấy, phơi giấy cho khô hồ, quét điệp rồi lại phơi giấy cho khô lớp điệp, khi in tranh phải in từng màu lần lượt, nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in là một lần phơi… Cứ như thế, từng lớp, từng lớp dưới ánh sáng mặt trời lấp lánh các hình ảnh, đường nét của cảnh sắc thiên nhiên, nếp sinh hoạt của người dân cứ hiện ra làm say đắm lòng người.

Tranh dân gian Đông Hồ đã trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử. Có một dạo nghề tranh bị lãng quên nên đã mai một nhiều. Không ít hộ đã bỏ lại tranh chuyển sang làm nghề vàng mã. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây, nhận ra giá trị mộc mạc, vẻ đẹp sang trọng của tranh Đông Hồ mà nghề tranh đã được “tái phục hồi” trở thành một trong những thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người nhất là dịp tết đến xuân về.

Xã hội ngày càng phát triển, sẽ có nhiều loại tranh ra đời nhưng tranh Đông Hồ mãi là dòng tranh độc đáo của dân tộc Việt Nam. Nó không chỉ mang giá trị kinh tế mà còn là nét đẹp văn hóa của dân tộc. Vì vậy, thế hệ hôm nay hãy bảo tồn và phát huy để “màu dân tộc” sẽ mãi luôn “sáng bừng trên giấy điệp”.

6. Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm - mẫu 2

Với sự đa dạng về các làng nghề đã làm nên bè dày lịch sử về văn hóa nghệ thuật của người Viêt. Và một trong số các làng nghề nổi tiếng của nước ta không thể không nhắc đến đến làng gốm Bát Tràng.

Để tạo nên được một tác phẩm gốm bát tràng nghệ thuật phải trải qua rất nhiều công đoạn.

Xử lí đất sét

Nguồn đất sét hiện nay có thể lấy từ trong làng hoặc các vùng như Hổ Lao, Trúc Thôn… đem về ngâm trong bể chứa. Đất ủ càng lâu sẽ mang đến cho bạn một sản phẩm càng tốt. Chính vì thế bước này cực kỳ quan trọng. Phải loại bỏ hoàn toàn những tạp chất gây nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.

Nặn cốt, phơi khô sản phẩm

Những thợ gốm sẽ bắt đầu dùng các khuôn bằng gỗ hoặc thạch cao để in sản phẩm lên và sửa hàng rồi đem đi phơi khô trước khi quét men.

Quét men

Hiện tại người ta chia thành 5 lớp men khác nhau như: men rạn, men thô, men chảy, men trơn và men lam. Những thợ gốm, những người nghệ nhân tại làng gốm bát tràng truyền thống nổi tiếng này sẽ vẽ những hình ảnh sống động lên trên mặt sản phẩm để tạo nên những sản phẩm đẹp mắt và ý nghĩa.

Mỗi màu sắc men lại thích hợp với một sản phẩm gốm khác nhau.

Nung sản phẩm

Ngày trước khi chưa có kĩ thuật cải tiến như bây giờ dân làng Bát Tràng thường dùng các loại lò chính như lò bầu, lò ếch, lò hình hộp và lò ga. Ngày nay sự phát triển của công nghệ đồng thời tiết kiệm thời gian hai loại lò được sử dụng phổ biến tại Bát Tràng là lò hình hộp và lò ga.

Để tạo được một sản phẩm vừa có chất lượng vừa đẹp mắt thì người ta sẽ nung trong lò khoảng 3 ngày 3 đêm sau đó cửa lò để nguội khoảng 2 ngày 2 đêm. Bước này rất quan trọng, đặc biệt hơn có những sản phẩm phải canh thời gian nhất định để có được thiết kế cũng như có được màu như ý.

Gốm Bát Tràng hiện nay được rất nhiều người yêu thích. KHông chỉ có chất lượng tốt kiểu dáng đẹp mà còn phong phú về chủng loại.

Có thể nói thương hiệu gốm Bát Tràng đã và đang khẳng định giá trị của mình trên trường quốc tế. Nơi đây không chỉ là một địa chỉ lưu giữ những giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần lớn lao. Giữa bộn bề cuộc sống tấp nập nhưng nơi đây vẫn là một điểm đến một chốn đi về bình yên của con người.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 21.494
0 Bình luận
Sắp xếp theo