Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bái hát) là nội dung bài học trang 75 sách giáo khoa Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 1. Sau đây là gợi ý soạn Văn 11 Chân trời sáng tạo trang 75 tập 1 sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trang 76 SGK Văn 11 CTST cũng như nắm được cách viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích.

1. Tri thức Ngữ văn Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học

1. Kiểu bài:

Nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

2. Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Về nội dung nghị luận: Nêu và nhận xét được một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ/bài hát dựa trên những lí lẽ xác đáng và bằng chứng tiêu biểu, hợp lí được lấy từ tác phẩm.

- Về hình thức: Đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài như:

+ Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.

+ sử dụng các phương tiện liên kết văn bản

+ Kết hợp các thao tác lập luận hợp lí.

3. Bố cục:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (tên truyện thơ/ bài hát, tác giả, khái quát nội dung chính của tác phẩm) hoặc nêu định hướng bài viết.

- Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm để làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật; đưa lí lẽ, bằng chứng đa dạng, thuyết phục để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Kết bài: Khẳng định ý kiến về giá trị của tác phẩm hoặc nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân người đọc/ người nghe.

2. Trả lời câu hỏi trang 76, 78 SGK Văn 11 CTST

Văn bản 1: Giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện thơ Trê Cóc

Câu 1. Vấn đề nghị luận của bài viết là gì? Với vấn đề ấy, tác giả đã triển khai thành các luận điểm nào? Trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết đã hợp lí chưa?

Trả lời:

- Vấn đề nghị luận của bài viết là: Giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện thơ Trê Cóc.

- Tác giả đã triển khai thành các luận điểm:

+ Luận điểm 1: Nội dung truyện thơ Trê Cóc

+ Luận điểm 2: Nội dung tư tưởng, nghệ thuật tác giả muốn truyền tải thông qua truyện thơ.

- Trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết đã hợp lí, giúp bài viết rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục người đọc, người nghe.

Câu 2. Mỗi luận điểm được làm sáng rõ bằng những lí lẽ và bằng chứng nào? Các lí lẽ và bằng chứng có thuyết phục không? Vì sao?

Trả lời:

- Luận điểm 1: Nội dung truyện thơ Trê Cóc

+ Cóc sinh ra một đàn nòng nọc nhưng bị Trê cướp về nuôi.

+ Cóc kiện Trê, Trê tìm đến Lý Ngạnh – một thủ hạ âm tường việc quan lo lót lễ vật và khiếu nại cho Trê khiến Cóc bị giam.

+ Ếch giới thiệu Nhái Bén cho Cóc, Nhái Bén khuyên Cóc chờ thời gian, khi đàn nòng nọc đứt đuôi sẽ trở về bên mẹ.

+ Cuối cùng Cóc dẫn đàn con đến kêu oan, Trê thú tội và bị kết án.

- Luận điểm 2: Nội dung tư tưởng, nghệ thuật tác giả muốn truyền tải thông qua truyện thơ.

+ Nội dung, tư tưởng: tác giả đã thành công trong việc mượn chuyện về loài vật để nói về chuyện con người. Phản ánh những thực trạng cuộc sống, xã hội con người: kiện tụng, đút lót, quan lại…

+ Hình thức, nghệ thuật: xây dựng hình tượng phúng dụ giàu chất ngụ ngôn.

- Các lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, thuyết phục, vì nó giúp bài viết rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục người đọc, người nghe.

Câu 3. Bạn học được điều gì về cách viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học từ bài viết trên?

Trả lời:

Từ bài viết trên ta thấy được, khi viết bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học chúng ta cần:

- Chú ý đến nội dung, cốt truyện, nhân vật và tình huống truyện.

- Khi phân tích cần tách nội dung và nghệ thuật riêng.

- Lựa chọn và sắp xếp luận điểm phù hợp, để bài viết trở nên mạch lạc, rõ ràng.

Văn bản 2: Bài ca hi vọng của Văn Ký – những cánh chim chào đón tương lai

Câu 1. Vấn đề nghị luận của bài viết; với vấn đề ấy, tác giả đã triển khai thành các luận điểm nào; nhận xét của bạn về trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết.

Trả lời:

- Vấn đề nghị luận của bài viết là: “Những cánh chim chào đón tương lai” của nhạc sĩ Văn Ký

- Tác giả đã triển khai thành các luận điểm:

+ Luận điểm 1: Sự xuất hiện của cánh chim.

+ Luận điểm 2: Ý nghĩa và lời nhắn nhủ của đôi cánh chim.

- Trình tự sắp xếp các luận điểm trong bài viết đã hợp lí, giúp bài viết rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục người đọc, người nghe.

Câu 2. Bài viết tách riêng thành luận điểm về giá trị nội dung, luận điểm về giá trị nghệ thuật hay trình bày kết hợp trong mỗi luận điểm?

Trả lời:

Bài viết trình bày kết hợp giữa giá trị nội dung, luận điểm về giá trị nghệ thuật trong mỗi luận điểm.

Câu 3. Bài viết đã đáp ứng những yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (bài hát) chưa?

Trả lời:

Bài viết đã đáp ứng được những yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (bài hát).

Hướng dẫn quy trình viết

Viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích

Giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện thơ “Phạm Công Cúc Hoa”

Trong các truyện thơ Nôm Việt Nam, Phạm Công Cúc Hoa là tác phẩm mang đầy giá trị về đạo lý làm người và sự uyên thâm của văn hóa truyền thống.

Tóm tắt:

Phạm Công – Cúc Hoa kể về câu chuyện đôi vợ chồng ở phủ Quỳnh Vân, cầu con được Ngọc Hoàng thương tình phái tiên đồng xuống đầu thai làm con gái, chính là Phạm Công. Chàng lớn lên, thông minh, hiếu thảo, nhân nghĩa nên được con quan phủ Quỳnh Vân là Cúc Hoa đem lòng thương yêu, kết duyên vợ chồng. Khi Phạm Công đi thi, Cúc Hoa ở nhà chờ đợi, bị Tào Thị hãm hại. Trong lúc đó, Phạm Công đỗ trạng nguyên được vua gã công chúa nhưng chàng từ chối.Khi quay về biết tin vợ mất, chàng hết sức đau lòng, sau đó vì bị lừa dối nên đã gán nghĩa với Tào Thị, rồi phụng mệnh lên đường dẹp giặc. Tào Thị ở nhà đuổi Tiến Lực và Nghi Xuân ra khỏi nhà. Hai đứa bé bơ vơ đi tìm cha, khi gặp lại kể hết sự tình, Phạm Công xuống âm phủ tìm vợ, cả gia đình đoàn tụ.

Đánh giá nội dung và nghệ thuật

Phạm Công – Cúc Hoa” là thiên tình sử giữa chàng Phạm Công và nàng Cúc Hoa hiếu nghĩa vẹn toàn, câu chuyện của họ trải dài từ thiên thượng tới nhân gian, rồi xuống cả âm tào địa phủ. Vượt trên chuyện tình yêu đôi lứa thường tình, “Phạm Công – Cúc Hoa” là tuyệt tác văn chương có tác dụng khuyến thiện, trừng ác, làm sáng tỏ đạo lý “thiện ác hữu báo” mà cả Phật gia, Đạo gia và Nho gia đều giảng dạy. Cúc Hoa vốn là công chúa con Diêm Vương, Phạm Công vốn là thái tử con Ngọc Hoàng, họ đầu thai xuống trần gian để diễn dịch cho con người nội hàm của đạo hiếu, đạo phu thê, đạo làm người. Trải qua rất nhiều cực khổ, khảo nghiệm sống chết, Phạm Công đã thành tựu cốt cách của bậc chí nhân, chí nghĩa, chí thành. Đó phải chăng là con đường tu luyện, “phản bổn quy chân”, trở về thiên giới mà lịch sử đã lưu lại cho hậu thế?

Truyện thơ “Phạm Công – Cúc Hoa” như một tuyệt tác trong kho tàng văn học dân tộc với nội dung li kì, hấp dẫn, nghệ thuật tự sự dân gian được thể hiện đặc sắc qua thể thơ lục bát.Tác phẩm thể hiện bước tiến trong việc sáng tác của các tác giả dân gian ẩn danh đối với thể loại truyện thơ.

Truyện thơ “Phạm Công – Cúc Hoa” như một viên ngọc trong kho tàng văn hoá dân tộc với nội hàm mỹ hảo uyên thâm, bài viết ngắn ngủi với kiến giải cá nhân chỉ khám phá được một phần rất nhỏ. Hy vọng sớm tái ngộ cùng quý vị độc giả trong những bài viết khác, làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp của thi phẩm tuyệt diệu này.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 4.303
0 Bình luận
Sắp xếp theo