Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt trang 90 ngắn gọn

Đồ gốm gia dụng của người Việt là một văn bản thông tin được giới thiệu đến các em học sinh trong nội dung bài 4 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo trang 90. Nội dung chính của văn bản cung cấp thông tin chi tiết về lịch sử phát triển của một trường hợp đồ gốm sứ nhỏ quen thuộc, xuất hiện thường nhật trong cuộc sống sinh hoạt người Việt. Sau đây là gợi ý soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt lớp 11 Chân trời sáng tạo, mời các em cùng tham khảo.

1. Trước khi đọc bài Đồ gốm gia dụng của người Việt

Kể tên một số đồ gốm gia dụng trong gia đình bạn. Những đồ gốm ấy có thể “nói” với bạn về (những) điều gì?

Trả lời:

- Một số đồ gốm: chén (bát); đĩa, ấm chén trà, bình, lọ hoa; chum, vại, đồ thờ.....

- Vai trò quan trọng trọng trong cuộc sống thường nhật.

+ Là vật chứa đựng.

+ Trang trí nhà cửa

+ Gắn liền với yếu tố tâm linh của người Việt

2. Đọc hiểu văn bản Đồ gốm gia dụng của người Việt

1. Tìm trong đoạn văn ít nhất hai ý kiến/ quan điểm của tác giả và ít nhất hai dữ liệu.

Trong đoạn văn, chứa nhiều dữ liệu, ý kiến/ quan điểm của tác giả là:

- Ý kiến/ quan điểm của tác giả:

+ “Tiền thân của cái bát có lẽ do con người dùng….”

+ “hình như con người lại không ưa một sự mô phỏng thuần túy như thế…”

- Dữ liệu:

+ “Chỉ riêng cái bát ăn cơm mỗi thời mỗi khác và phản ánh những tập tục ăn ở khác nhau”.

+ “Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán có dạng như một lòng bàn tay, có hai cạnh để cầm và nó cũng giống như hình một chiếc thuyền thúng”

2. Theo dõi: Đoạn văn này trình bày một xu hướng riêng của đồ gốm gia dụng trong xã hội Việt Nam từ sau thế kỉ XV. Đó là xu hướng gì?

Đoạn văn trình này trình bày một xu hướng riêng của đồ gốm gia dụng trong xã hội Việt Nam từ sau thế kỉ XV là xu hướng dùng đồ gốm gia dụng Trung Hoa và Nội phủ.

Trả lời câu hỏi sau khi đọc Đồ gốm gia dụng của người Việt

Câu 1 trang 93 Ngữ văn 11 CTST tập 1

Chỉ ra bố cục của văn bản. Bạn đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của văn bản?

Trả lời:

- Bố cục của VB: Chia thành 2 phần

+ Phần VB “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà ... sinh ra cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX”: Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có lịch sử phát triển liên tục, điển hình là trường hợp của cái bát ăn cơm.

+ Phần còn lại: Đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần.

- Mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của VB: Bố cục cho thấy nội dung VB phù hợp với nhan đề và bố cục thể hiện rõ sự chi tiết qua chủ đề được gợi ra từ nhan đề ấy.

Câu 2 trang 93 Ngữ văn 11 CTST tập 1

Xác định cách trình bày thông tin của các đoạn văn dưới đây và đánh giá hiệu quả của (các) cách trình bày ấy.

a. Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển ... cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX.

b. Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã ... bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế.

Trả lời:

a. Trình bày theo lối diễn dịch

= > Hiệu quả: Giúp cho người viết dễ dàng đưa thông tin, còn người đọc, người nghe dễ dàng tìm hiểu thông tin một cách đầy đủ, ngắn gọn nhất.

b. Trình bày theo lối quy nạp

= > Hiệu quả: Giúp cho người viết dễ dàng kết nối nội dung giữa các phần, khiến cho bài không bị ngắt quãng; người đọc người nghe hiểu được lịch sử của đồ gốm gia dụng thông qua các lý lẽ, dẫn chứng một cách tích cực không buồn tẻ, nhàm chán.

Câu 3 trang 93 Ngữ văn 11 CTST tập 1

Cách sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản này có gì đặc biệt? Nêu tác dụng của chúng đối với việc biểu đạt thông tin chính của văn bản.

Trả lời:

- Cách sử dụng yếu tố hình thức đặc biệt ở chỗ: tác giả sử dụng nhiều hình ảnh minh họa.

- Tác dụng: Giúp người đọc hình dung được các sản phẩm đồ gốm gia dụng, đồng thời giúp cho bài viết sinh động, cuốn hút hơn.

Câu 4 trang 93 Ngữ văn 11 CTST tập 1

Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn văn: “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển ... cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII – XIX". Chỉ ra mối liên hệ giữa các thông tin chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn.

Trả lời:

- Thông tin cơ bản:

+ “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển không giống như những đồ sành như nồi niêu, chum vại cả ngàn năm hầu như không thay đổi”

- Thông tin chi tiết:

+ “Tiền thân của cái bát….”

+ “Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán….”

+ “...những chiếc bát men đen, men ngọc thời Lý….”

→ Mối liên hệ: thông tin chi tiết bổ sung ý nghĩa, làm rõ và làm sáng cho thông tin cơ bản.

Câu 5 trang 93 Ngữ văn 11 CTST tập 1

Tác giả thể hiện thái độ như thế nào qua đoạn văn: “Đồ gốm gia dụng thời Lý - Trần quá thanh nhã ... bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế”? Dựa vào đâu bạn cho là như vậy?

Trả lời:

- Thái độ của tác giả thể hiện qua VB:

+ Ngạc nhiên pha lẫn thích thú trước đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lý - Trần.

+ Khách quan khi phản ánh sự phân biệt về xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn để cho thấy sự phong phú của thị trường đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần.

- Căn cứ xác định thái độ của tác giả thể hiện qua VB:

+ Sử dụng trực tiếp từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp thái độ của tác giả.

+ Lựa chọn chi tiết và sử dụng từ ngữ, câu văn trung hoà về mặt cảm xúc.

Câu 6 trang 93 Ngữ văn 11 CTST tập 1

Những thông tin cơ bản của văn bản này gợi cho bạn (những) suy nghĩ gì về văn hoá dân tộc?

Trả lời:

- Những thông tin cơ bản của văn bản này gợi cho em những suy nghĩ về văn hoá dân tộc là:

+ Đây là một quá trình lịch sử hào hùng, vĩ đại khi phải trải qua nhiều khó khăn.

+ Văn hóa dân tộc không chỉ mang giá trị to lớn về vật chất mà còn mang cả những giá trị to lớn về mặt tinh thần.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 158
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm