Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà Chân trời sáng tạo

Người ngồi đợi trước hiên nhà là nội dung bài học trang 68 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo. Văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà là một hình ảnh vô cùng đẹp, nhưng lại rất buồn về tình cảm vợ chồng trong cuộc kháng chiến ngày xưa. Sau đây là mẫu soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà lớp 11 trang 68, mời các em cùng tham khảo.

Đọc kết nối chủ điểm Người ngồi đợi trước hiên nhà

Người ngồi đợi trước hiên nhà tác giả tác phẩm

a) Tác giả

- Tên khai sinh: Huỳnh Như Phương.

- Quê quán: Quảng Ngãi

- Năm sinh: 1955

- Thể loại sáng tác: Phê bình văn học.

- Tác phẩm tiêu biểu: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phá thức Nga (2007), Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008),…

b) Tác phẩm

- Xuất sứ: Trích trong Thành phố - những thước phim quay chậm, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2018.

- Thể loại: tản văn

- Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu đến “đôi người đôi ngả”: Tình cảnh ly tán “kẻ Bắc người Nam” của những gia đình có người tập kết ra Bắc..

+ Phần 2: Tiếp đến “tìm mộ phần của dượng”: Tình cảnh đáng thương của dì Bảy khi dượng Bảy ra chiến trận.

+ Phần 3: Còn lại: Tấm lòng thủy chung, son sắt của dì.

Câu 1. Bạn có suy nghĩ gì về hình ảnh người vợ trong văn bản?

Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu ở các câu chuyện cổ. Vì qua câu chuyện, em thấy được ở dì sự chờ đợi, thương yêu, không quản khó nhọc hi sinh vun vén gia đình, thủy chung một lòng với người chồng nơi chiến trận. Dù biết chồng đã hi sinh, dì cũng không màng đoái hoài tới những lời dạm hỏi, một lòng chăm lo cho gia đình nhỏ, ngày ngày ngồi đợi trước hiên nhà, hoài vọng quá khứ đã đi qua.

Câu 2. Niềm khao khát đoàn tụ được thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện điều này

Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân. Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi. Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.

Câu 3. Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện nào khác về sự chia li và khát vọng đoàn tụ trong cuộc sống hay chưa? Hãy chia sẻ câu chuyện đó với các bạn bằng cách kể hoặc viết lại

Trả lời:

Câu chuyện của Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Tôi có người bạn, nhà thơ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng, anh ấy khi đang làm nghiên cứu sinh ở Nga, đứa con gái 13 tuổi mất tích mà chỉ sau mấy ngày, tóc anh bạc trắng cho đến tận bây giờ. Và anh suốt đời vẫn đi lang thang, ngày đêm chờ đứa con trở về, kể cả nó có trở về trong hình thức nào, trở về trong số phận nào, trở về trong một ngôn ngữ nào mặc dù có thể tiếng Việt đã lãng quên thì đấy vẫn là niềm hạnh phúc lớn nhất.

Anh nói với tôi rằng đôi mắt trần tục của anh có thể ngủ như một người bình thường nhưng đôi mắt yêu thương, đợi chờ lương tâm anh mở suốt mấy chục năm nay không bao giờ nhắm được. Nếu không tìm được người con đấy là nỗi đau lớn của bạn tôi.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 197
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm