Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều ngắn nhất

Tú Uyên gặp Giáng Kiều là nội dung văn bản các em sẽ được học trong bài 3 Khao khát đoàn tụ SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 1. Thông qua văn bản này, các em sẽ nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ… Sau đây là mẫu soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều trang 62 SGK Văn 11 CTST, mời các em cùng tham khảo.

1. Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều tác giả tác phẩm

1. Tác giả

- Vũ Quốc Trân (? - ?)

- Quê: người làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh (Hải Dương); nhưng sống ở phường Đại Lợi (một phần phố Hàng Đào thuộc Hà Nội ngày nay) vào khoảng giữa thế kỷ 19.

2. Tác phẩm

- Bích Câu kỳ ngộ nguyên là một tiểu thuyết bằng chữ Hán, trích Tiễn dặn người yêu – Xống chụ xon xao, NXB Văn học, Hà Nội, năm 1973.

2. Trước khi đọc văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều

Theo bạn, thế nào là “người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh”? Hãy thử chia sẻ tưởng tượng của bạn về hình ảnh người đẹp bước ra từ một bức tranh.

Trả lời

“Người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh” là ngụ ý chỉ một vẻ đẹp toàn bích, không tì vết, đẹp đến từng đường nét và góc cạnh, đôi khi lung linh, huyền diệu khiến người nhìn mê đắm không rời.

3. Đọc hiểu văn bản Tú Uyên gặp Giáng Kiều

Bạn có nhận xét gì về tình cảm của chàng Tú Uyên thể hiện trong đoạn này?

Tình cảm của chàng Tú Uyên trong đoạn này: si mê, cảm động trước vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng của cô nàng Giáng Kiều

Hãy hình dung sự thay đổi của khung cảnh trước và sau khi nàng tiên Giáng Kiều làm phép.

- Trước:

+ Vật dụng đơn sơ với mái nhà tranh nhỏ

+ Yên ắng, không người.

- Sau:

+ Có đôi hầu, có bình trầm và chén hà để uống rượu vui.

+ Nhà tranh biến thành lâu đài.

+ Quần áo, xiêm hài đầy đủ.

+ Bạn bè đông đủ tới chúc mừng.

+ Các tiên nữ nhảy múa cùng quần áo sắc màu thiết tha, nổi bật và duyên dáng.

4. Trả lời câu hỏi sau khi đọc Tú Uyên gặp Giáng Kiều

Câu 1. Dựa vào tóm tắt, cho biết cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình nào.

Trả lời:

Cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình: Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ.

Câu 2. Chỉ ra chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản

Trả lời:

+ Chi tiết thể hiện nỗi nhớ nhung, si tình của Tú Uyên: Sớm khuya của bức họa đồ làm đôi; Từ phen giáp mặt đến giờ/ Những là ngày tưởng đêm mơ đã chồn; Để ai ruột héo, gan mòn vì ai?;...

+ Chi tiết gặp gỡ của Tú Uyên và người trong tranh, đồng thời cũng là người trong mộng: Khách tiên chưa dễ qua vòng ái ân; Sáng mai cứ buổi ra đi / Liệu chừng thoắt trở lại về thử coi / Bỗng đâu thấy sự lạ đời / Trong tranh sao có bóng người vào ra?...

+ Chi tiết về phép thần tiên: Nói thôi rút chiếc trâm đầu / Biến hình liền thấy đôi hầu theo ra; Bóng mây bỗng kéo quanh nhà / Thảo am thoắt đã đổi ra lâu đài;…

+ Chi tiết về mối duyên giữa Giáng Kiều và Tú Uyên: Nhân duyên đã định từ xưa/ Tơ trăng xe đến bây giờ mới thân; Nàng rằng: “Xin quyết gieo cầu/ Tấm son thề với trên đầu xanh xanh…

Câu 3. Phân tích đặc điểm của nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều thể hiện qua đoạn trích

Trả lời:

- Nhân vật Tú Uyên là một trong những thành công của Bích Câu kì ngộ với hình tượng là đại diện cho tầng lớp Nho sĩ nghèo ở thành Thăng Long, chưa thành đạt trên con đường sự nghiệp.

- Giáng Kiều là một tiên nữ xinh đẹp, có tấm lòng bao dung, chịu tha thứ cho người đã tổn thương mình.

Câu 4. Nhận xét về cách thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật Giáng Kiều qua lời thoại dưới đây:

Thưa rằng: “Túc trái tiền nhân

Không dưng dễ xuống cõi trần làm chi

Song còn mấy bạn tương tri

Bấy lâu chưa có chút gì là đâu

Trước xin từ biệt cùng nhau

Chữ duyên này trở về sau còn dài”?

Trả lời:

- Thái độ: Hy vọng tình cảm này sẽ duy trì và phát triển.

- Tình cảm: Sự thương mến, ái mộ thủy chung son sắt.

Câu 5. Dấu hiệu nào trong văn bản cho thấy đây là truyện thơ Nôm bác học?

Trả lời:

- Được sáng tác dưới hình thức văn vần, xoay quanh đề tài tình yêu.

- Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình.

- Cốt truyện xoay quanh số phận của 2 nhân vật chính với nội dung phản ánh số phận.

- Có chất lượng nghệ thuật cao khi nói đến hình ảnh Giáng Kiều.

Câu 6. Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì?

Trả lời:

Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là cần biết trân trọng những thứ có hiện tại. Dù để đạt được điều gì đó rất khó, khi đạt được có thể thỏa mãn với thành tựu của mình nhưng không nên buông thả bản thân để mất đi những gì đáng quý để rồi đến khi mất đi mới biết trân trọng.

Hãy diễn xuôi đoạn trích này và nhận xét sự khác biệt giữa đoạn trích và đoạn diễn xuôi về hiệu quả thể hiện nội dung của tác phẩm.

Trả lời:

Đến nơi, thơ thẩn mãi đến xế chiều, chẳng thấy đâu… buồn rầu dạo bước, chợt Tú Uyên thấy một cụ già bán tranh tố nữ, tranh có vẽ cô gái giống hệt người hôm nọ đã gặp ở Ngọc Hồ, bèn mua về treo ngay ở phòng học, đến bữa cơm lại dọn thêm chén đũa, mời mọc, chuyện trò với người trong tranh như người thật. Một hôm Tú Uyên ở trường về muộn, đến nhà đã thấy cơm nước bày sẵn. Lòng nghi hoặc, hôm sau, chàng giả cách đến trường, đi một quãng liền quay lại, nấp vào một chỗ. Lát sau thấy thiếu nữ từ trong tranh bước ra quét dọn, lo bếp núc. Mừng rỡ vô cùng, Tú Uyên bước ra vái chào. Thiếu nữ không biến đi đâu được, thú thực mình là Giáng Kiều, người tiên vốn có tiền duyên với chàng. Tú Uyên tha thiết xin phối ngẫu. Giáng kiều bằng lòng rồi hóa phép biến nhà thành lâu đài nguy nga với đủ người phục dịch. Đám cưới được tổ chức, yến tiệc linh đình với bao nhiêu khách tiên đến dự…

- Sự khác biệt giữa đoạn trích và đoạn diễn xuôi về hiệu quả thể hiện nội dung của tác phẩm:

+ Đoạn trích truyện thơ: có sử dụng yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố trữ tình còn đoạn trích diễn xuôi chỉ sử dụng yếu tố tự sự, kể lại trình tự các sự việc diễn ra.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 248
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm