Top 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo mới nhất
Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo có đáp án
Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh một số mẫu đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Văn có đáp án Chân trời sáng tạo bao gồm ma trận đề thi cùng với các đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 11 CTST có gợi ý đáp án sẽ giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức môn Ngữ văn 11 sách mới. Sau đây là chi tiết đề kiểm tra Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo giữa học kì 1, mời các em cùng tham khảo và tải về sử dụng.
1. Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11 CTST
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| Đọc hiểu văn bản tản văn. | 0 | 1.0 | 0 | 3.0 | 0 | 1.0 | 0 | 1.0 | 60 |
2 | Viết | Viết một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 0 | 2.0 | 0 | 4.0 | 0 | 2.0 | 0 | 2.0 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20.0% | 40.0% | 20% | 20% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
2. Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn CTST - đề 1
I. PHẦN ĐỌC (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
MÙI RƠM RẠ QUÊ MÌNH…
Ngọc Bích
(1) Tôi sinh ra từ một vùng sâu vùng xa ở bưng biền Đồng Tháp, lớn lên giữa hương đồng cỏ nội. Nơi tôi sống ruộng lúa không hẳn là thẳng cánh cò bay mà đủ ngan ngát mùi rơm rạ sau mỗi mùa gặt.
(2) Đối với những người sinh ra và lớn lên ở thôn quê thì dường như cánh đồng đã trở thành một phần ký ức chẳng thể nào quên, bởi nó gắn liền với tuổi thơ – phần thời gian trong trẻo nhất của một đời người.
(3) Trong ký ức của tôi, bức tranh đồng quê sống động một cách kỳ lạ. Đó là những sân phơi trải đầy lúa vàng, tụi con nít vẫn hay đi tới đi lui trên những thảm lúa ngoài sân để lúa mau khô, những bước chân nhỏ xinh in ngang dọc trên đệm lúa vàng. Chúng bước nhanh thật nhanh để tránh cái nắng trên đầu và cái nóng hừng hực dưới chân. Ngày mùa trong tôi còn là những ụ rơm, nhánh rạ trơ ra sau vụ gặt. Đâu đâu cũng thấy rơm rạ ngút ngàn, vàng những lối đi.
(4) Tôi thương cái mùi rơm rạ quê mình. Nó cứ thoang thoảng rồi loang dần, quấn chặt vào sống mũi. Mùi rơm rạ là mùi của đồng ruộng, mùi của mồ hôi ba ngày vác cuốc ra đồng, mùi của niềm vui mùa lúa trúng, mùi nỗi buồn nơi khoé mắt mẹ sau mỗi vụ thất thu.
(5) Nồi cơm mới thơm lừng, không những thơm bởi hạt gạo mà còn vì được đun bằng bếp rơm, lửa cháy bùng, cơm sôi ùng ục. Đó là cái mùi cứ phảng phất theo tôi, để rồi những tháng năm sau đóm tôi đi khắp mọi miền, đi qua những đồng lúa xanh tít mắt bất chợt nhớ đến mùi thơm ấy, mùi hương của rơm rạ và mùi của chén gạo thơm hương lúa mới. Cái mùi ấy ngan ngát trong lồng ngực không dễ quên của biết bao con người lớn lên từ ruộng đồng như tôi.
(6) […] Tôi lớn lên giữa mùi rơm rạ quê hương, mấy đứa bạn tôi giờ mỗi đứa một nơi. Có đứa qua xứ Tây Đô lập nghiệp, có đứa đi làm dâu tận vùng miệt thứ Cà Mau. Còn tôi… sống và làm việc ở phố thị xa hoa, đêm đêm nhớ nhà, nhớ mùi rơm rạ mà bật khóc. Chao ôi, cái mùi rạ nồng nồng khó tả.
(7) Mỗi lần về nhà đúng mùa gặt lúa, tôi hít lấy một hơi thật sâu như muốn nuốt hết cái không khí ấy, nhớ về mình còn là đứa trẻ của những tháng năm xưa. Những tháng năm đầu trần ngồi máy kéo ra đồng nghịch rơm, những tháng năm còn được nằm trọn trong vòng tay của ba mẹ.
(8) Có sợi rơm nào bay theo gió vương qua cành lá non, phảng phất hương vị của mùa mới, mùa của yêu thương, ước vọng và hy vọng. Tôi mang theo những khát khao, những ước mơ của mình gửi vào hương vị đó để thấy ấm áp, góp nhặt yêu thương cho riêng mình.
(9) Những kí ức tuổi thơ gắn liền với mùi rơm rạ quê hương bỗng chốc ùa về làm cho con đường đến sân bay trở nên ngắn ngủi. Tôi và anh tài xế công nghệ kia tạm gác lại những ký ức miền Tây thân thương của mình để hoà vào nhịp sống hối hả. Tôi tin là nó chỉ tạm lắng lại trong tâm thức mỗi người rồi đến khi gặp người “rà đúng tần số” hoặc đôi khi chỉ cần nhắc về hai tiếng miền Tây thì những ký ức thân thương ấy lại ào ạt ùa về. Đã là tuổi thơ, là quê hương thì làm sao mà quên cho được.
(Nhiều tác giả, Nghĩa tình miền Tây, NXB Hồng Đức, 2022, tr. 41-44)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong văn bản. (0,5 điểm) Phân tích tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong các đoạn (3), (4), (5) của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Xác định cách giải thích nghĩa của từ “ngan ngát” trong văn bản. (1,0 điểm)
Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được dùng trong đoạn (4). (1,0 điểm)
Câu 4. Xác định chủ đề của văn bản. (0,5 điểm) Em nhận xét như thế nào về chủ đề ấy? (0.5 điểm)
Câu 5. Em có đồng ý với quan điểm của tác giả rằng: những ký ức “chỉ tạm lắng lại trong tâm thức mỗi người” bởi “đã là tuổi thơ, là quê hương thì làm sao mà quên cho được”? Vì sao? (1,0 điểm)
Câu 6. Trong văn bản, tác giả đã đã gửi vào ký ức tuổi thơ “những khát khao, những ước mơ” để “thấy ấm áp, góp nhặt yêu thương cho riêng mình”. Còn với em, kí ức tuổi thơ có ý nghĩa gì trong cuộc sống con người? Hãy viết câu trả lời từ 8 – 10 dòng. (1,0 điểm)
II. PHẦN VIẾT (4,0 điểm)
Tình huống: Em tham gia vào chiến dịch Hoa phượng đỏ trong đội hình “Truyền thông 4.0”. Trong buổi ra mắt của đội, mỗi thành viên phải trình bày quan điểm của mình về “Trách nhiệm của giới trẻ trong thời đại 4.0”.
Nhiệm vụ: Hãy viết một bài văn nghị luận về một trách nhiệm mà em cho là quan trọng nhất đối với người trẻ trong thời đại 4.0.
Đáp án
I. PHẦN ĐỌC | ||||
Câu | Nội dung | Điểm | ||
1 | - Học sinh chỉ ra được ít nhất 01 yếu tố tự sự và 01 yếu tố trữ tình. Chẳng hạn: + Yếu tố tự sự: “Đó là những sân phơi trải đầy lúa vàng, tụi con nít vẫn hay đi tới đi lui trên những thảm lúa ngoài sân để lúa mau khô, những bước chân nhỏ xinh in ngang dọc trên đệm lúa vàng. Chúng bước nhanh thật nhanh để tránh cái nắng trên đầu và cái nóng hừng hực dưới chân.” + Yếu tố trữ tình: “Tôi thương cái mùi rơm rạ quê mình. Nó cứ thoang thoảng rồi loang dần, quấn chặt vào sống mũi.” - Tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó: + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt; + Vừa giúp tái hiện những kí ức tuổi thơ gắn với cánh đồng quê, vừa bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm của tác giả. Lưu ý: Học sinh có thể diễn đạt khác, miễn hợp lí, thuyết phục. |
0.25
0.25
0.25 0.25 | ||
2 | - Học sinh chỉ ra nghĩa của từ “ngan ngát” được giải thích trong tác phẩm: Ngan ngát: (mùi thơm) dễ chịu và lan toả ra xa. - Học sinh xác định cách giải thích nghĩa của từ: phân tích nội dung nghĩa của từ. | 0.5
0.5 | ||
3 | - Học sinh chỉ ra biện pháp tu từ: biện pháp liệt kê (đồng ruộng, mồ hôi ba, niềm vui mùa lúa trúng, nỗi buồn nơi khoé mắt mẹ), điệp từ “mùi”. - Tác dụng: Tuỳ theo từng biện pháp tu từ, học sinh trình bày tác dụng khác nhau, song cần đáp ứng được các ý sau: + Giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho văn bản; tạo nên giọng điệu tha thiết, nhớ thương. + Nhấn mạnh ý mà tác giả muốn biểu đạt: những kỉ niệm thân thương gắn với mùi rơm rạ, mùi hương rơm rạ bao hàm tất cả những mùi hương khác của quê hương, gia đình; nhấn mạnh sự khắc sâu, không phai mờ của mùi rơm rạ trong tâm trí tác giả. | 0.25
0.25 0.75 | ||
4 | - Chủ đề của văn bản: Từ việc tái hiện những kí ức thân thương với cánh đồng, mùi rơm rạ quê hương; tác giả bộc lộ tình yêu thương, nỗi nhớ mong kỉ niệm xưa, đồng thời gián tiếp bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước. - Học sinh nhận xét về chủ đề. Chẳng hạn: Việc chọn lựa một mùi hương thân thuộc mà bình dị của đồng quê như mùa rơm rạ làm trung tâm của bài viết thay vì những gì cao cả, lớn lao là một cách độc đáo để thể hiện tình yêu quê hương. Qua những sự vật gần gũi, nhỏ bé, ta càng thấy được người viết gắn bó với quê hương sâu sắc, yêu quê hương từ những gì bình dị nhất. | 0.5
0.5 | ||
5 | - Học sinh trả lời đồng ý hay không. - Học sinh lí giải lựa chọn của bản thân. Có thể lí giải theo nhiều cách, miễn hợp lí, thuyết phục. | 0.25 0.75 | ||
6 | - Học sinh nêu được ý nghĩa của kí ức tuổi thơ với cuộc sống con người. - Học sinh phân tích, lí giải được các ý nghĩa ấy. (Vì sao kí ức tuổi thơ lại mang đến những ý nghĩa đó?) - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. | 0.25
0.5 0.25 | ||
II. PHẦN VIẾT | ||||
Nội dung | Điểm | |||
Mở bài | Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận: một trách nhiệm mà học sinh cho là quan trọng nhất đối với người trẻ trong thời đại 4.0. | 0.25 | ||
Nêu khái quát được quan điểm của người viết về vấn đề cần bàn luận. | 0.25 | |||
Thân bài | Giải thích được vấn đề cần bàn luận: Học sinh giải thích trách nhiệm mình chọn lựa là gì; nêu một số biểu hiện của trách nhiệm ấy trong thời đại 4.0. | 0.25 | ||
Trình bày được hệ thống luận điểm thể hiện quan điểm của người viết. + Học sinh trình bày ít nhất 02 luận điểm; các luận điểm tạo thành một hệ thống, triển khai các phương diện của vấn đề. + Hệ thống luận điểm giúp thể hiện được quan điểm của người viết đã nêu ở mở bài. |
0.5
0.25 | |||
Nêu được lí lẽ thuyết phục, đa dạng để làm sáng tỏ luận điểm: Các lí lẽ học sinh nêu ra phải thuyết phục, đa dạng. Có thể đáp ứng một số tiêu chí sau: (1) Soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh; (2) có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn); (3) lập luận chặt chẽ. * | 0.25 | |||
Nêu được bằng chứng đầy đủ, phù hợp, xác đáng để làm sáng tỏ lí lẽ: + Học sinh có nêu được bằng chứng phù hợp với lí lẽ; + Học sinh có phân tích bằng chứng để làm sáng tỏ lí lẽ; |
0.25 0.25 | |||
Trao đổi với các ý kiến trái chiều một cách hợp lí: + Học sinh nêu ra được ít nhất 01 ý kiến trái chiều. + Học sinh trao đổi với ý kiến trái chiều một cách hợp lí. |
0.25 0.25 | |||
Kết bài | Khẳng định lại quan điểm của bản thân. | 0.25 | ||
Đề xuất giải pháp, bài học phù hợp. | 0.25 | |||
Kĩ năng trình bày, diễn đạt | Có mở bài, kết bài gây ấn tượng. | 0.25 | ||
Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp: + Diễn đạt rõ ràng, rành mạch; + Không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. |
0.25 0.25 | |||
TỔNG | 10.0 ĐIỂM |
3. Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ văn CTST - đề 2
I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng Giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.
Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống!
Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người ta muốn phát điên lên như thế ấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.
Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa.
Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.
Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.
Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.
Trích Thương nhớ mười hai, Vũ Bằng, NXB Văn học, Hà Nội, 1993
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc thể loại nào?
A. Tùy bút
B. Tản văn
C. Tiểu thuyết
D. Văn miêu tả
Câu 2: Biện pháp tu từ được nhà văn sử dụng trong câu sau là gì? “Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa”.
A. So sánh và ẩn dụ
B. So sánh và điệp từ
C. So sánh và nhân hóa
D. So sánh và liệt kê
Câu 3: Đọc văn bản và chỉ ra khoảng thời gian mà tác giả cảm thấy “yêu mùa xuân nhất”
A. Đầu xuân
B. Tết nguyên Đán
C. Sau rằm tháng giêng
D. Cuối mùa xuân
Câu 4: Tác giả thể hiện cảm xúc gì trong đoạn văn?
A. Bày tỏ nỗi nhớ về Hà Nội
B. Bày tỏ cảm xúc yêu mến mùa xuân của đất nước
C. Bày tỏ nỗi nhớ nhung, kỉ niệm khó quên về tết Hà Nội
D. Bày tỏ cảm xúc yêu mến với mùa xuân của Hà Nội, mùa xuân của Bắc Việt
Câu 5: Biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng trong đoạn sau có tác dụng gì? “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng Giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”.
A. Khẳng định vẻ đẹp của mùa xuân
B. Khẳng định mùa xuân là mùa của yêu thương và tình yêu
C. Khẳng định ai cũng chuộng mùa xuân và không bao giờ có người hết yêu mùa xuân
D. Khẳng định tình cảm của nhà văn với mùa xuân đất trời
Câu 6: Cảm xúc chủ đạo của văn bản trên là:
A. Niềm hoài niệm trước những vẻ đẹp truyền thống xưa cũ
B. Tình yêu và nỗi nhớ với mùa xuân của Hà Nội
C. Tình yêu và nỗi nhớ với những điều bình dị nhất của mùa xuân đất nước
D. Tình yêu và nỗi nhớ với những điều bình dị nhất của mùa xuân của Bắc Việt
Câu 7: Chỉ ra một câu văn thể hiện yếu tố trữ tình trong văn bản và nêu tác dụng của yếu tố trữ tình đó?
Câu 8: Những giá trị văn hóa hay triết lí nhân sinh nào trong tản văn khiến em tâm đắc nhất? Từ đó, chia sẻ suy nghĩ của bản thân về tác động của văn học đối với cách nhìn, cách cảm con người và cuộc sống.
II. VIẾT (5.0 điểm)
Học sinh lựa chọn một trong hai đề văn dưới đây để làm bài:
Đề 1: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm.
Đề 2: Viết bài thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm. Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
------------------------- Hết -------------------------
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 5,0 |
1 | B | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | HS chỉ ra đúng câu văn chứa yếu tố trữ tình và nêu tác dụng. Gợi ý: - Về yếu tố trữ tình: Cảm xúc của nhà văn về mùa xuân Hà Nội và Bắc Việt, bày tỏ niềm yêu thương, nhớ nhung về những điều bình dị nhất. (Cảm xúc yêu, mến được nhắc lại nhiều lần trong văn bản) | 1,0 | |
8 | HS lựa chọn một giá trị văn hóa và lập luận giải thích, chứng minh tác động đối với cách nhìn, cách cảm về cuộc sống. Gợi ý: - Giá trị văn hóa: đặc trưng của mùa xuân vùng miền; niềm trân trọng, tự hào về mùa xuân của dân tộc, nét văn hóa với Tết cổ truyền của Việt Nam,.. - Triết lí nhân sinh: Con người gắn kết với nhau thông qua những giá trị văn hóa: đoàn tụ gia đình ấm áp, thờ cúng tổ tiên,... tạo nên bản sắc dân tộc. | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 5,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận hoặc thuyết minh. | 0,5 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. - Nghị luận về một vấn đề xã hội. - Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng. Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. | 0,5 | |
| c. Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách. Đảm bảo các yêu cầu sau đây: | ||
| Đề 1: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm. Mở bài: - Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận. - Nêu khái quát quan điểm của người viết về vấn đề cần bàn luận. Thân bài: - Giải thích được vấn đề cần bàn luận. - Trình bày được hệ thống luận điểm thể hiện quan điểm của người viết. - Nêu được lí lẽ thuyết phục, đa dạng để làm sáng tỏ luận điểm. - Nêu được bằng chứng đầy đủ, phù hợp, xác đáng để làm sáng tỏ lí lẽ. - Trao đổi với ý kiến trái chiều một cách hợp lí. Kết bài: - Khẳng định lại quan điểm của bản thân. - Đề xuất giải pháp, bài học phù hợp. Đề 2: Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm. Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Mở bài: - Giới thiệu đối tượng/ quy trình thuyết minh. Thân bài: - Miêu tả bao quát đối tượng/ quy trình. - Trình bày từng phương diện của đối tượng/ quy trình thuyết minh theo một trình tự hợp lí (trước – sau; trên – dưới; trong – ngoài; khái quát – cụ thể;...). - Tập trung giới thiệu một vài điểm xuất sắc nhất của đối tượng/ quy trình. - Làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng/ quy trình. Kết bài: - Đánh giá chung và nêu cảm nhận về đối tượng/ quy trình thuyết minh. | 3,5 | |
| d. Kĩ năng trình bày, diễn đạt Đề 1: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm. - Có mở bài, kết thúc gây ấn tượng. - Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí. - Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. Đề 2: Thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm. Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. - Trình bày các ý mạch lạc, hệ thống. - Sử dụng lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để làm tăng hiệu quả thuyết minh. - Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ nội dung thuyết minh. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, liên kết câu/ đoạn. | 0,5 |
4. Đề kiểm tra Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo giữa kì 1 - đề 3
PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
MÀU CỦA MÙA THU
(1) Có lần con gái tôi hỏi: mẹ ơi, mùa thu có màu gì? Thu màu gì ư? Tôi nói với con rằng: con hãy nhìn xem, có thể đó là màu áo mơ phai của những chiếc lá rơi, màu xanh của những lá mạ nõn nà, màu vàng như rót mật của những giọt nắng.
(2) Nó cũng có thể là màu hồng của những quả ổi đào đang chín mọng hay là màu mây thiên thanh đang lãng đãng giữa bầu trời rất trong. Con gái tôi im lặng, gật đầu như vừa đồng ý, như vừa chìm vào thế giới đầy tưởng tượng của nó. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ. Với tôi, những mùa thu đi qua không chỉ có gam màu sáng mà còn có gam màu trầm, thật trầm. Bởi thu trong tôi là những niềm thương dành cho những phận đời phụ nữ.
(3) Tôi thương mẹ tôi từng đi qua những mùa chớp bể mưa nguồn. Thương mẹ tôi vất vả tháng ba ngày tám. Mùa thu cũng là mùa bão đã được báo trước vì quê tôi là rốn bão. Đó cũng là những ngày mưa rất dài, rất rộng. Mưa như bù lại những ngày nắng như rang giữa bỏng rát gió Lào. Giữa những cơn mưa, mẹ tất tả lo cả đàn con, đàn lợn, đàn gà. Mẹ mặc áo mưa nhưng trong ướt như ngoài. Có những đêm, mưa sầm sập, sấm chớp đì đùng. Gió to, những ngọn đèn dầu vừa thắp lên lại bị tắt. Nước từ khe cửa sổ hắt vào, nước từ trên mái ngói vỡ rơi xuống. Nhà sũng nước. Mấy đứa trẻ co ro ngồi một góc, tìm chỗ không ướt mà ngồi. Mấy đứa lớn thì hỗ trợ mẹ. Mẹ cứ phải che chỗ nọ, đậy chỗ kia.
(4) Thỉnh thoảng, mấy đứa em khóc thét vì sấm chớp liên hồi. Mẹ chạy lại vỗ về: Không sao! Không sao! Lát thầy về! Về làm sao kịp, thầy tôi đang ở ngoài biển cơ mà. Lời động viên của mẹ làm mấy chị em yên tâm. Tiếng của mẹ xen giữa tiếng gió mưa. Nhưng tôi nghe rất rõ, đó là tiếng yêu thương, chở che, vỗ về! Tiếng của sự gắng gượng!
(5) Rất nhiều năm như thế, mẹ dãi dầu mưa gió, bão bùng. Thu đến mang theo những cơn gió, cơn giông, mang theo vất vả cho mẹ, cho cha. Nên khi nghĩ về mẹ, tôi thấy màu của thu là màu của nỗi thương thẳm sâu, vời vợi. Thương hơn cả một chữ thương!
(6) Tôi cũng thương ngoại tôi một đời vất vả, gian nan. Ngoại sống cảnh góa chồng từ sớm. Ngoại mất trong ngày mùa thu đã chín, đã ngọt. Ngoại ra đi khi đã bao mùa chăm chút vườn cây để cho chúng tôi những trái ổi, trái thị mọng chín, ngọt lành. Ngoại ra đi khi bệnh nặng, khi thầy tôi, các dượng và các anh – những người đàn ông vững vàng đang lênh đênh biển khơi. Lo đám tang của bà là những người con gái, là các gia đình thông gia, là những đứa cháu đang lúc bối rối. Thời đó không có thiết bị thông tin liên lạc như bây giờ, nên gia đình chỉ biết đến bến sông ngóng đợi. Trong kí ức nhạt nhòa, trong tôi còn đọng lại hình ảnh tôi và một người chị ngồi đợi ở bến sông. Dòng sông hôm ấy cũng chảy chậm hơn, thao thiết hơn.
(7) Khi hoàng hôn buông, những người đàn ông của gia đình tôi trở về. Thấy thầy tôi, chị họ tôi chỉ nói được một câu duy nhất: chú ơi, bà mất rồi! Chị nói, mắt thì ầng ậng nước và giọng nghẹn đi! Còn thầy tôi và các chú cũng trở lên lặng lẽ. Chao ôi! Đời người có bao nhiêu? Khi người thân ra đi, không ở cạnh nhau những giây phút cuối cùng, người ở lại day dứt biết bao! Lúc này, tôi thấy màu của mùa thu là màu tiếc nuối, xót xa, màu của sự chia biệt vĩnh viễn.
(….)
(8) Mùa thu miền Trung không dịu nhẹ như thu miền Bắc. Người làng hay nói “nắng tháng tám rám trái bưởi”. Quả đúng là như thế. Mùa thu gì mà gió thì ran rát, nắng thì chan chát. Giữa cái nắng khiến cỏ cây như chạnh lòng, con người như buồn giận tôi thấy thương hơn những người phụ nữ ở làng biển của tôi.
(…)
(9) Nhiều cuộc đời phụ nữ đều như thế, đôi vai của họ ngày càng gầy đi, quang gánh của họ ngày càng nặng hơn. Họ gánh cuộc sống của gia đình mình, gánh tương lai của những đứa con, gánh cả thời gian, gánh cả những mùa thu đi qua. Nhìn họ, tôi thấy mùa thu mang trong mình màu của sự cay cực, nhọc nhằn.
(10) Tôi thấy cuộc đời dài dằng dặc của những người phụ nữ ấy cơ bản là buồn, là khổ. Nhìn những mùa thu đi, nhìn những người phụ nữ lặng lẽ đi qua những cùng cực, đi qua những đớn đau, tôi chỉ thấy cảm thương, trân quý. Ừ thì đời buồn đó, nhưng những người phụ nữ ấy cũng đã chắt chiu những niềm vui, niềm hi vọng. Vì không có niềm vui, không có hi vọng, sao có thể sống tiếp?
(11) Trên con đường ta đi, nhiều khi cũng phải dừng lại một chút, lặng mình một chút để ru lòng, để nghĩ về những người quanh ta. Giữa những mùa thu rất lặng, mang trong mình nốt trầm, tôi vẫn thấy chan chứa những tin yêu. Bởi tôi biết mình vịn vào những người phụ nữ ấy để có thêm những nghị lực, những yêu thương, những sẻ chia. Chỉ từng đó thôi, cũng giúp tôi bình tâm, đi tiếp…
Nguyễn Hương
Câu 1. (0.5 điểm) Văn bản trên thuộc thể loại gì?
Câu 2. (0.5 điểm) Chỉ ra các yếu tố tự sự, trữ tình, nghị luận trong hai đoạn (3), (4) của văn bản.
Câu 3. (0.5 điểm) Phân tích tác dụng của việc kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình, nghị luận trong hai đoạn (3), (4) của văn bản.
Câu 4. (0.5 điểm) Xác định cách giải thích nghĩa của từ “thiên thanh” trong đoạn văn thứ (2)
- Thiên (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là trời.
- Thanh (yếu tố Hán Việt) có nghĩa là xanh.
- “Thiên thanh” là bầu trời có màu xanh.
Câu 5. (1.0 điểm) Tìm và nêu tác dụng một biện pháp tu từ đặc sắc được tác giả sử dụng trong đoạn văn (8)
Câu 6. (1.0 điểm) Nêu chủ đề của văn bản và nhận xét về chủ đề ấy.
Câu 7. (1.0 điểm) Anh/chị có đồng tình với tác giả: “Giữa những mùa thu rất lặng, mang trong mình nốt trầm, tôi vẫn thấy chan chứa những tin yêu” không? Vì sao?
Câu 8. (1.0 điểm) Nhà văn gửi gắm thông điệp qua câu nói: “Trên con đường ta đi, nhiều khi cũng phải dừng lại một chút, lặng mình một chút để ru lòng, để nghĩ về những người quanh ta”. Anh/chị sẽ “lặng mình”,“ru lòng” nghĩ về ai trong hành trình cuộc đời của mình? Hãy viết một đoạn văn khoảng 4 đến 7 dòng để chia sẻ.
PHẦN II: VIẾT (4.0 điểm)
Tình huống: Câu lạc bộ Văn học và nghệ thuật của trường bạn tổ chức cuộc thi viết với chủ đề “Góc nhìn của thanh niên về các vấn đề xã hội”.
Nhiệm vụ: Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm để tham gia cuộc thi.
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6.0 điểm |
| 1 | Văn bản trên thuộc thể loại tản văn Hướng dẫn chấm: Học sinh nêu đúng thể loại: 0.5 điểm Học sinh nêu sai thể loại: 00 điểm | 0.5 |
| 2 | Các yếu tố tự sự, trữ tình, nghị luận trong hai đoạn (3), (4) của văn bản: - Yếu tố tự sự: + “Giữa những cơn mưa, mẹ tất tả lo cả đàn con, đàn lợn, đàn gà. Mẹ mặc áo mưa nhưng trong ướt như ngoài. Có những đêm, mưa sầm sập, sấm chớp đì đùng. Gió to, những ngọn đèn dầu vừa thắp lên lại bị tắt. Nước từ khe cửa sổ hắt vào, nước từ trên mái ngói vỡ rơi xuống. Nhà sũng nước. Mấy đứa trẻ co ro ngồi một góc, tìm chỗ không ướt mà ngồi. Mấy đứa lớn thì hỗ trợ mẹ. Mẹ cứ phải che chỗ nọ, đậy chỗ kia”. + “Thỉnh thoảng, mấy đứa em khóc thét vì sấm chớp liên hồi. Mẹ chạy lại vỗ về: Không sao! Không sao! Lát thầy về! Về làm sao kịp, thầy tôi đang ở ngoài biển cơ mà”. - Yếu tố trữ tình: “ Tôi thương mẹ tôi từng đi qua những mùa chớp bể mưa nguồn. Thương mẹ tôi vất vả tháng ba ngày tám. Mùa thu cũng là mùa bão đã được báo trước vì quê tôi là rốn bão. Đó cũng là những ngày mưa rất dài, rất rộng. Mưa như bù lại những ngày nắng như rang giữa bỏng rát gió Lào”. - Yếu tố nghị luận: “Lời động viên của mẹ làm mấy chị em yên tâm. Tiếng của mẹ xen giữa tiếng gió mưa. Nhưng tôi nghe rất rõ, đó là tiếng yêu thương, chở che, vỗ về! Tiếng của sự gắng gượng!” Hướng dẫn chấm: Học sinh nêu đúng hai trong ba yếu tố tự sự, trữ tình, nghị luận: 0.5 điểm Học sinh nêu đúng một trong ba yếu tố tự sự, trữ tình, nghị luận:0.25 điểm Học sinh nêu sai: 0 điểm. Lưu ý: Học sinh không nhất thiết chép đầy đủ như đáp án, chỉ cần chọn câu văn đúng các yếu tố tự sự, trữ tình, nghị luận là đạt yêu cầu. | 0.5 |
| 3 | Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố tự sự, trữ tình, nghị luận trong văn bản: - Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt. - Vừa tái hiện những kí ức tuổi thơ nghèo khó trong cơn dông bão vừa bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của người con đối với mẹ . Lưu ý: Chấp nhận học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là hợp lý và có tính thuyết phục. Hướng dẫn chấm: Học sinh nêu được tác dụng về mặt nghệ thuật: 0.25 điểm Học sinh nêu được tác dụng về mặt nội dung: 0.25 điểm Học sinh nêu sai: 0 điểm. | 0.5 |
| 4 | Xác định cách giải thích nghĩa của từ “thiên thanh” trong đoạn văn thứ (2) - Giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo từ. Hướng dẫn chấm: Học sinh nêu đúng: 0.5 điểm. Học sinh nêu sai: 0 điểm. | 0.5 |
| 5 | Một biện pháp tu từ đặc sắc được tác giả sử dụng trong đoạn văn (8): - Gọi tên nghệ thuật - Chỉ ra - Nêu tác dụng biểu đạt về mặt nghệ thuật, nội dung
Gợi ý: *So sánh - “Mùa thu miền Trung không dịu nhẹ như thu miền Bắc”. - “Giữa cái nắng khiến cỏ cây như chạnh lòng, con người như buồn giận tôi thấy thương hơn những người phụ nữ ở làng biển của tôi”. - Tác dụng: + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn + Khắc họa rõ nét, sinh động mùa thu cháy nắng ở miền Trung và tác giả bộc lộ lòng thương cảm sâu sắc đối với sự cơ cực của phụ nữ miền biển. * Liệt kê - “Mùa thu gì mà gió thì ran rát, nắng thì chan chát”. - Tác dụng: + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn + Khắc họa rõ nét, sinh động mùa thu cháy nắng ở miền Trung. - Từ láy : “ran rát”, “chan chát”…. …. Lưu ý: Chấp nhận học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là hợp lý và có tính thuyết phục. Hướng dẫn chấm: - Học sinh gọi đúng tên nghệ thuật, chỉ ra và nêu được tác dụng về nội dung và nghệ thuật: 1.0 điểm - Học sinh gọi tên nghệ thuật, chỉ ra đúng: 0.5 điểm - Học sinh nêu sai tác dụng về nội dung và nghệ thuật: 0 điểm - Học sinh trả lời không đúng: 0 điểm | 1.0 |
| 6 | * Chủ đề của văn bản: Qua hình ảnh sắc màu của mùa thu trong ký ức, tác giả bộc lộ tình thương yêu vô bờ bến dành cho những phận đời phụ nữ miền Trung. * Nhận xét về chủ đề: Tác giả dùng lăng kính tâm trạng để cảm nhận sắc màu mùa thu. Qua đó, bộc lộ tình yêu con người và tình yêu quê hương xứ sở. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được chủ đề : 0.5 điểm - Học sinh nhận xét được chủ đề : 0.5 điểm - Học sinh nêu không đúng: 0 điểm. Lưu ý: Chấp nhận học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là hợp lý và có tính thuyết phục. | 1.0 |
| 7 | - Chọn thái độ: đồng tình / không đồng tình / vừa đồng tình vừa không đồng tình - Lí giải Lưu ý: Chấp nhận học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau miễn là hợp lý và có tính thuyết phục. * Gợi ý: + Mùa thu đẹp, mùa thu buồn với những sắc màu tâm trạng, sắc màu cảm xúc. Cuộc sống không phải lúc nào cũng viên mãn hạnh phúc. Có lúc vất vả, khó khăn, buồn đau, mất mát, tang thương … Đó là lẽ thường của cuộc sống. + Quan trọng trong mỗi trái tim con người luôn cháy mãi ngọn lửa tin yêu. Bởi đó là niềm tin, hy vọng soi sáng con đường đi đến tương lai. Hướng dẫn chấm: - Học sinh chọn thái độ : 0.25 điểm - Học sinh chọn thái độ, không chép lại đầy đủ, nguyên văn câu nói của tác giả : 0 điểm - Học sinh lí giải hợp lý, thuyết phục : 0.75 điểm - Học sinh lí giải tỏ ra hợp lý, thuyết phục : 0.5 điểm - Học sinh lí giải chưa hợp lý, chưa thuyết phục : 0.25 điểm - Học sinh không lí giải: 0 điểm | 1.0 |
| 8 | Gợi ý: - Chọn đối tượng? Lý do chọn? - Chia sẻ về đối tượng được chọn Lưu ý: - Học sinh hoàn toàn tự do và sáng tạo trong chia sẻ. - Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhiều cách trình bày khác nhau. Quan trọng là tính hợp lý và tính thuyết phục. Hướng dẫn chấm: - Học sinh chọn đối tượng, lí do chọn : 0.25 điểm -Học sinh chia sẻ về đối tượng đầy đủ, sâu sắc: 0.75 điểm -Học sinh chia sẻ về đối tượng tỏ ra đầy đủ, sâu sắc: 0.5 điểm -Học sinh chia sẻ về đối tượng chưa đầy đủ, sâu sắc: 0.25 điểm | 1.0 |
II |
| VIẾT | |
|
| Tình huống: Câu lạc bộ Văn học và nghệ thuật trường bạn tổ chức cuộc thi viết với chủ đề “Góc nhìn của thanh niên về các vấn đề xã hội”. Nhiệm vụ: Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm để tham gia cuộc thi.
| 4.0 |
|
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận một vấn đề xã hội Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 |
|
| b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm để tham gia cuộc thi với chủ đề “Góc nhìn của thanh niên về các vấn đề xã hội”. | 0,25 |
|
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội, trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ. | 3,0
|
|
| - Mở bài: + Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận. + Nêu khái quát quan điểm của người viết về vấn đề cần bàn luận.
| 0.25 |
|
| * Thân bài: + Giải thích được vấn đề cần bàn luận. + Trình bày được hệ thống luận điểm thể hiện quan điểm của người viết. + Nêu được lí lẽ thuyết phục, đa dạng để làm sáng tỏ luận điểm. + Nêu được bằng chứng đầy đủ, phù hợp, xác đáng để làm sáng tỏ lí lẽ. + Trao đổi với các ý kiến trái chiều một cách hợp lí. * Kết bài + Khẳng định lại quan điểm của bản thân. + Đề xuất giải pháp, bài học phù hợp. Hướng dẫn chấm điểm: - Học sinh thể hiện được những suy nghĩ về vấn đề một cách đầy đủ, sâu sắc và thuyết phục được người đọc: 2,75 điểm. - Học sinh có nêu lên được suy nghĩ về vấn đề để thuyết phục nhưng chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm à 2,5 điểm. - Học sinh có hiểu vấn đề nhưng thể hiện còn chung chung: 0,75 điểm à 1,5 điểm. - Học sinh làm bài sơ sài, không nêu rõ được suy nghĩ của cá nhân 0,25 điểm à 0,5 điểm. | 2.75 |
|
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. (5 lỗi trở lên) | 0.25 |
|
| e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.25 |
|
| Tổng điểm | 10 điểm |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Đoạn văn ghi lại suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong bài thơ Tôi yêu em
Bài tập chuyên đề Hóa 11 Cánh Diều
Soạn Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11 Kết nối tri thức
Soạn bài Chiều xuân lớp 11 Chân trời sáng tạo
Thực hành tiếng Việt 11 trang 20 tập 1 Chân trời sáng tạo
Đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu
Soạn bài Tôi yêu em Cánh Diều ngắn nhất
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Top 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo mới nhất
30,7 KB 08/08/2023 10:16:00 SAGợi ý cho bạn
-
Soạn bài Ôn tập trang 82 lớp 11 Chân trời sáng tạo
-
Nội dung chính bài Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một là gì?
-
4 Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo có ma trận, đáp án
-
Tóm tắt truyện ngắn Chiều sương
-
Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cái tôi trữ tình của tác giả trong bài Trăng sáng trên đầm sen
-
Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt trang 90 ngắn gọn
-
Chia sẻ về một thông điệp có ý nghĩa nhất mà em nhận được từ thiên nhiên
-
Nghị luận về học đại học có phải con đường duy nhất để thành công lớp 11
-
Soạn bài Hình tượng con người chinh phục thế giới trong Ông già và biển cả siêu ngắn
-
Thực hành tiếng Việt 11 trang 20 tập 1 Chân trời sáng tạo
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Xác định chủ đề, đánh giá ý nghĩa thông điệp của văn bản Cõi lá
Viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích
Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 11 trang 48
Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều ngắn nhất
Thực hành tiếng Việt 11 trang 20 tập 1 Chân trời sáng tạo
Bạn hiểu thế nào là Cõi lá?