Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
Thực hành viết trang 43 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện là một trong những dạng đề bài các em sẽ gặp trong bài học Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện trang 39 SGK Ngữ văn 11 bộ Kết nối tri thức. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bài văn mẫu phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong một tác phẩm truyện giúp các em hiểu rõ hơn về cách viết văn nghị luận về nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện.
- Soạn Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết lớp 11 KNTT
1. Dàn ý phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong tác phẩm truyện
Mẫu 1
- Mở bài: Giới thiệu chung về bài thơ và vấn đề chung sẽ được bàn luận trong bài viết.
- Thân bài: Cần triển khai các ý:
+ Cảm giác chung mà cấu tứ và hình ảnh và cách diễn tả khác lạ trong bài thơ đã gợi cho người đọc.
+ Sự khác biệt của bài thơ so với các bài thơ khác trên phương diện xây dựng hệ thống hình ảnh và tạo sự kết nối giữa các bộ phận cấu tạo trong bài thơ.
+ Những khả năng hiểu khác nhau với một số yếu tố, hình ảnh trong bài thơ.
- Kết bài: Khẳng định sự độc đáo và ý nghĩa của sự độc đáo đó với độc giả.
Mẫu 2
Mở bài
Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm nghệ thuật bạn sẽ phân tích. Nêu khía cạnh trong nghệ thuật của tác phẩm mà bạn sẽ tập trung làm rõ.
Thân bài
Căn cứ vào việc xác định các yếu tố làm nên tính nghệ thuật của tác phẩm truyện mà bạn chọn phân tích, triển khai bài viết thành các luận điểm tương ứng. Khi phân tích các yếu tố này có thể đi theo các trình tự: miêu tả yếu tố đó, chỉ ra chức năng, vai trò của nó; đánh giá hiệu quả của nó.
Kết bài
Khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm truyện.
Bài văn mẫu phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện
Để một tác phẩm văn học trở nên thành công thì cần có rất nhiều yếu tố tác động vào như nội dung, nghệ thuật, cùng các giá trị nhân văn mà nó mang lại. Một trong những yếu tố quan trọng đó chính là cách xây dựng tình huống truyện. Một truyện ngắn muốn hay, cuốn hút người đọc thì phải có được một cốt truyện hấp dẫn. Một trong số ít nhà văn được mệnh danh là bậc thầy trong xây dựng cốt truyện đó chính là Kim Lân. Các tác phẩm của ông đều có những nét riêng biệt, đặc sắc, nội bật trong số đó chính là tác phẩm “Vợ nhặt”. Truyện ngắn phản ánh sự thật về nạn đói những năm 1945 và cuộc sống nghèo khổ của nhân dân thời bấy giờ.
Truyện ngắn nói về nhân vật Tràng, một người dân ngụ cư nghèo khổ sống cùng mẹ. Nhà văn Kim Lân đã miêu tả Tràng như một sản phẩm vội vàng của tạo hóa “hai con mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều, hai quai hàm bạnh ra, cái mặt bặm lại lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn. Cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước, cái lưng dài rộng như là lưng gấu lại thêm tật vừa đi vừa ngẩng mặt lên trời cười hềnh hệch". Quả thực Tràng là một thanh niên rất xấu xí, chả ai thèm ngó ngàng. Chẳng những vậy, cái nghèo, cái đói luôn đeo bám, quẩn quanh hai mẹ con Tràng. Kim Lân đã dùng những từ ngữ chân thật để miêu tả cuộc sống và ngôi nhà mà Tràng đang ở “những búi cỏ dại lổn nhổn”, “đống quần áo rách vắt khươm mươi niên trong một góc nhà”, “hai cái ang nước để khô cong trơ trọi dưới gốc cây ổi”…. Cuộc sống túng thiếu của hai mẹ con hiện lên thật giản dị, tội nghiệp, khiến người khác không khỏi cảm thấy xót thương cho hai số phận. Nhưng điều làm cho Tràng cảm thấy tủi nhục nhất đó chính là mang trong mình cái danh dân ngụ cư, bị dân làng khinh miệt, coi thường.
Tuy nghèo đói nhưng chàng vẫn có một công việc để làm, để trông mong, đó chính là phu xe, hàng ngày bốc vác, chở gạo ra các chợ. Công việc thì vất vả, đói khát nhưng quả thật anh ta lúc nào cũng có thể vui vẻ, lạc quan. Giữa trời trưa nắng gắt, phải kéo cả một xe gạo đầy nặng trĩu, nhưng chàng ta vẫn có sức cất lên những câu hò:
“Muốn ăn cơm trắng mấy giò này
Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”
Những câu hò này không hẳn là có ý trêu ghẹo những cô gái ngồi bên đường, mà chủ yếu để giúp chàng ta quên đi những mệt mỏi, đói khát mà mình đang phải chịu. Ấy vậy mà chỉ bằng vài ba lời hát vu vơ mà khiến Tràng được một người con gái để ý và đi theo đẩy giúp. Tràng là ngưởi hiểu rõ hơn ai hết những gì mà mình hát ở trên không phải là sự thật, làm gì mà có gạo trắng mà ăn chứ nói gì đến giò chả. Để rồi đến khi gặp người con gái ấy lần thứ hai, Tràng đã rất đỗi ngạc nhiên trước sự thay đổi ngoại hình của Thị “Thị hôm nay rách quá, trên khuôn mặt lưỡi cày chỉ trơ lại hai con mắt”.
Quả thực Thị đã gầy đi rất nhiều, có lẽ vì đói, vì khát mà cơ thể con người Thị đã bị tàn phá nhanh đến như vậy. Thị chạy đến sưng sỉa trước mặt Tràng “Điêu! người thế mà điêu”, mới đầu hắn ta chẳng hiểu gì nhưng rồi một lúc cũng ngộ ra rồi mời Thị đi ăn “thích ăn gì thì ăn”. Thị ta chẳng ngại ngùng gì mà cắm đầu ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc, quả thực lúc này thị ta nhìn rất trơ trẽn. Người ngoài nhìn vào có người sẽ khinh bỉ, cho rằng thị ta đang vứt hết cả lòng tự trọng đi để ăn, nhưng cũng sẽ có những người xót thương, đồng cảm cho một con người đang phải chịu cơn đói hành hạ. Khi ấy, con người ta chẳng còn bận tâm đến danh dự, hay nhân phẩm gì nữa, ăn no mới là điều quan trọng trước hết. Đợi đến khi Thị ăn xong, Tràng có nói câu nửa vui nửa đùa rằng “về với tớ thì khuôn hàng lên xe rồi cùng về”. Tưởng Thị sẽ cười chê mình, nào ngờ Thị về thật, về làm dâu nhà Tràng. Một đám cưới diễn ra.
Việc một con trai lớn lên, xây nhà, cưới vợ là việc quá đỗi bình thường, nhưng nhân vật Tràng lại là một thanh niên xấu xí, nghèo đói, gia cảnh khó khăn, đặc biệt là dân ngụ cư nữa nên việc Tràng có được vợ làm rất nhiều người ngạc nhiên. Qua đây, ta đã thấy được nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo của Kim Lân: vợ đáng lẽ ra là người ta yêu, qua tìm hiểu, đính ước mà đến với nhau, nhưng ở đây, Tràng ta lại “nhặt” được vợ theo đúng nghĩa đen và của hồi môn chắc có lẽ chỉ là vài bát bánh đúc mà thị ta vừa ăn lúc trước.
Việc Tràng có vợ khiến rất nhiều người ngạc nhiên, cụ Tứ – mẹ Tràng cùng tất cả những người thôn ngụ cư, người trong xóm lạ lắm: Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Đến khi hiểu ra là Tràng có vợ theo về, thì họ lại càng ngạc nhiên hơn nữa. Người thì “cười lên rung rúc", người lại lo dùm cho anh ta "Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ dài về". Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”. Người đời cười chê, chế nhạo thế nhưng chẳng làm hai vợ chồng Tràng cảm thấy tủi nhục, xấu hổ. Cho đến khi dẫn Thị về nhà, cả cụ Tứ lẫn Tràng đều không tin nhà mình có con dâu.
Cụ Tứ vừa vui vừa buồn, vừa cảm thấy thương xót cho con trai mình. Bà vui vì con trai mình đến tuổi trưởng thành đã cưới được vợ, bà mừng cho hai đứa chúng nó, nhưng bà cũng buồn, buồn vì gia đình nhà mình quá nghèo. Đám cưới gì mà chẳng có cờ có hoa, không một mâm cỗ, không kèn trống, không người đưa đón, chỉ đơn giản là đưa dẫn nhau về ở chung, cùng nhau vun vén, xây dựng gia đình. Bước vào căn nhà lụp xụp mà hai mẹ con Tràng đang ở mà Thị chỉ biết thở dài, bắt tay vào công việc dọn dẹp. Đến bữa ăn về nhà chồng cũng chỉ là nồi cháo loãng với chút muối trắng, cuộc sống của ba con người quả thực rất nghèo khổ.
Qua câu chuyện, nhà văn đã dành những tình cảm tốt đẹp nhất đối với con người nghèo khổ bằng cả tấm lòng nhân hậu của mình. Ông xót thương cho dân tộc trước thảm họa đói chết. Ông cũng ái ngại cho người con gái bị nạn đói cướp đi gần hết (gia đình, nhan sắc, tính cách, tên tuổi…).
Không những vậy, nhà văn còn rất tinh tế khi phát hiện ra khát vọng hạnh phúc và niềm vui khi nhặt vợ của Tràng; cái duyên thầm của thị qua cái liếc mắt với Tràng…Có thể nói, nhà văn rất trân trọng và tự hào về vẻ đẹp nhân tính của con người lao động nghèo trước thảm họa đau thương, chết chóc.
Đồng thời nhà văn còn tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động qua hình ảnh của bà cụ Tứ: một người mẹ giàu tình thương con, giàu lòng nhân hậu và niềm tin vào cuộc sống và đây cũng chính là niềm tin của nhà văn vào phẩm chất tốt đẹp của con người.
Thông qua tình huống truyện, nhà văn lên án và tố cáo tội ác của Nhật – Pháp đã đẩy nhân dân ta vào thảm họa đói nghèo, chết chóc. Chính chúng đã làm cho giá trị con người trở thành rẻ rúng như rơm như rác: vợ mà nhặt được.
Đúng là một tình huống truyện rất lạ mà Kim Lân đã dựng nên. Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào một tình huống éo le để làm nổi bật lên những giá trị nhân văn sâu sắc. Ông không chỉ muốn nói lên nét đẹp trong tính cách con người Việt Nam là dù có ở trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào, lúc nào cũng có thể đối mặt với cái chết nhưng họ vẫn yêu thương, quan tâm nhau mà ông còn muốn lên án chế độ thực dân độc ác đã khiến nhân dân ta trở nên nghèo đói, lầm than.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
So sánh và nhận xét về đoạn kết của hai truyện ngắn Chí Phèo và Vợ nhặt
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không?
Phân tích phản ứng tâm lí và hành động của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống
Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm Vợ nhặt
Soạn Vợ nhặt lớp 11 Kết nối tri thức
Xác định tình huống truyện Vợ nhặt và nêu ý nghĩa của nó
Đoạn văn trình bày suy nghĩ của bạn về chi tiết bát cháo hành của thị Nở
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn Vợ nhặt lớp 11 Kết nối tri thức
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
- Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm Vợ nhặt
- Xác định tình huống truyện Vợ nhặt và nêu ý nghĩa của nó
- Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không?
- Giữa nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Soạn bài Chí phèo lớp 11 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết lớp 11 KNTT
- Soạn Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11 Kết nối tri thức
- Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Phân tích những nét chính về nghệ thuật tự sự qua một truyện ngắn em yêu thích của nhà văn Nam Cao
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Tư cách mõ
- Phân tích truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc truyện ngắn Tuổi thơ tôi - Nguyễn Nhật Ánh
- Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Soạn Củng cố mở rộng trang 48 lớp 11 tập 1 KNTT
- Thực hành đọc Cải ơi
- Soạn bài Nhớ đồng lớp 11
- Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ Nhớ đồng mang tính tượng trưng rõ nét hơn cả?
- Bài thơ Nhớ đồng cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình?
- Đoạn văn làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh làm nên thế giới cảm xúc trong bài Nhớ đồng
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Nhớ đồng
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Từ ấy
- Soạn bài Trang Giang trang 59 ngắn nhất
- Soạn bài Con đường mùa đông ngắn nhất trang 64
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 65 tập 1 Kết nối
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 trang 66
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật trang 71 lớp 11 KNTT
- Củng cố mở rộng lớp 11 trang 73 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Thời gian của Văn Cao lớp 11 (ngắn gọn)
- Soạn bài Chiếu cầu hiền lớp 11 ngắn nhất
- Chiếu cầu hiền được ban bố với mục đích và lí do gì?
- Văn bản Chiếu cầu hiền hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?
- Văn bản Chiếu cầu hiền có mấy phần?
- Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Chiếu cầu hiền?
- Suy nghĩ về quan điểm Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng
- Soạn bài Sống hay không sống đó là vấn đề ngắn gọn
- Phân tích Thuyền và biển của Xuân Quỳnh
- Soạn văn 11 Tác gia Nguyễn Du ngắn nhất
- Giới thiệu một tác phẩm văn học Dưới bóng hoàng lan
Bài viết hay Ngữ văn 11 Kết Nối Tri Thức
Đoạn văn trình bày suy nghĩ của bạn về chi tiết bát cháo hành của thị Nở
Giới thiệu một tác phẩm văn học Dưới bóng hoàng lan
Đoạn văn nêu cảm nhận của em về con người Hăm-lét trong Sống, hay không sống đó là vấn đề
Cây tam cúc đọc hiểu
Soạn bài Nhớ đồng lớp 11 ngắn gọn dễ hiểu
Văn bản Chiếu cầu hiền hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?