Soạn Văn 11 Con đường mùa đông trang 64
Soạn bài Con đường mùa đông ngắn nhất trang 64
- Soạn Văn 11 trang 61-64 Kết nối tri thức tập 1
- Trả lời câu hỏi trang 64 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức tập 1
- Câu 1. Nhan đề bài thơ Con đường mùa đông gợi cho bạn những liên tưởng gì?
- Câu 2. Những hình ảnh (”trăng”, “cột sọc chỉ đường") và âm thanh (“tiếng lục lạc", "kim đồng hồ kêu tích tác") trong bài thơ đã diễn tả mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông như thế nào?
- Câu 3. Xác định những hình ảnh, hoạt động tương phản trong khổ thơ thứ 4. Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này có còn chìm trong cảnh vật u buồn nữa không? Vì sao?
- Câu 4. Xác định không gian, thời gian tâm tưởng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ 5 - 6. Hãy hình dung nhân vật trữ tình được tận hưởng những gì và tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn ra sao
- Câu 5. “Xe tam mã", “bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa”, “Nhi-na” có ý nghĩa tinh thần thế nào đối với hành trình của nhân vật trữ tình trên “con đường mùa đông".
- Câu 6. Nêu nhận xét về những hình tượng thơ được điểm lại trong khổ thơ cuối. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về cách lấy lại cảm giác bình yên trên những “con đường mùa đông” trong cuộc đời
- Câu 7. Bạn có nhận xét về cấu tứ của bài thơ? Hãy liên hệ với một bài thơ khác có cùng kiểu cấu tứ này mà bạn biết.
- Kết nối đọc – viết bài Con đường mùa đông
Con đường mùa Đông được Puskin viết vào năm 1826 là một tuyệt tác trữ tình mà thiên nhiên và tâm hồn Nga đã được phản ánh một cách thuần khiết, đẹp đẽ. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 Kết nôi tri thức tập 1 các em sẽ được làm quen với tác phẩm Con đường mùa Đông. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ gợi ý soạn bài Con đường mùa Đông ngắn gọn để các em có thêm tài liệu tham khảo.
Soạn Văn 11 trang 61-64 Kết nối tri thức tập 1
1. Trước khi đọc Con đường mùa Đông
Hãy hình dung những trở ngại tinh thần mà một người độc hành trên đường lạnh vắng có thể phải đối diện. Theo bạn, để vượt qua những trở ngại đó, người ta có thể làm gì?
Trả lời:
Đối với người độc hành trên con đường vắng lặng, nỗi sợ hãi lớn nhất chính là sợ cô đơn, sợ phải đối mặt với những khó khăn thử thách một mình.
Để vượt qua những trở ngại đó, có lẽ liều thuốc tinh thần chính là sự động viên lớn nhất. Sức mạnh ý chí cùng với một tinh thần vững chãi sẽ giúp ta vượt qua khó khăn trở ngại, nghĩ về tương lai tươi sáng để tạo chỗ dựa tinh thần vững chắc.
2. Trong khi đọc Con đường mùa Đông
1. Mỗi hình ảnh, âm thanh trong bài thơ vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa thể hiện hoạt động không ngừng cố gắng vượt qua trở ngại
- Hình ảnh: làn sương gợn sóng, ánh trăng, cánh đồng, đường mùa đông, cỗ xe tam mã, không một mái lều, ánh lửa, tuyết trắng và rừng, cột dài.
- Âm thanh: nhạc ngựa, bài ca của người xà ích, kim đồng hồ kêu tích tắc.
2. Giữa ngoại cảnh và những hình ảnh xuất hiện trong tâm tưởng có sự tương phản như thế nào?
- Ngoại cảnh: Bức tranh phong cảnh Nga đặc sắc với vẻ đẹp hoang sơ, lạ lùng của mùa Đông nước Nga.
- Hình ảnh xuất hiện trong tâm tưởng: Đêm đông lạnh lẽo, mênh mông, hiu quạnh.
=> Ngoại cảnh là phong cảnh nước ca tươi đẹp đối lập với hình ảnh bên trong tâm tưởng là mùa đông nước Nga lạnh lẽo, lòng người buồn tẻ, cô đơn.
3. Lời than “Ôi buồn đau, ôi cô lẻ” kết nối tâm tưởng nhân vật trữ tình với ai? Ở đâu?
Lời than “Ôi buồn đau, ôi cô lẻ” kết nối tâm tưởng nhân vật trữ tình với cô gái Nga yêu thương ở một không gian nhỏ, hẹp bình yên, ấm áp: có lò lửa đỏ, có tiếng đồng hồ kêu tích tắc.
4. Những hình tượng thơ đã xuất hiện trong bài được điểm lại như thế nào?
Những hình tượng thơ đã xuất hiện được điểm lại ở cuối bài thơ theo chiều ngược lại đã xuất hiện.
Trả lời câu hỏi trang 64 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức tập 1
Câu 1. Nhan đề bài thơ Con đường mùa đông gợi cho bạn những liên tưởng gì?
Nhan đề “Con đường mùa đông” gợi cho em liên tưởng đến một vùng đất hoang vắng, lạnh lẽo và thưa bóng người.
Câu 2. Những hình ảnh (”trăng”, “cột sọc chỉ đường") và âm thanh (“tiếng lục lạc", "kim đồng hồ kêu tích tác") trong bài thơ đã diễn tả mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông như thế nào?
Những hình ảnh (”trăng”, “cột sọc chỉ đường") và âm thanh (“tiếng lục lạc", "kim đồng hồ kêu tích tác") trong bài thơ hiện lên với một trạng thái buồn rầu, thấm đượm tâm trạng của nhân vật trữ tình. Nhưng ở mỗi sự vật, ta đều bắt gặp một sự gắng gượng, cố gắng xốc lại tinh thần của tác giả bằng những từ mang ý nghĩ hướng tích cực như: cột sọc chỉ đường – chào ta, kim đồng hồ tích tắc – xua lũ người tẻ nhạt… Tất cả cho thấy nội tâm của nhân vật trữ tình đang đấu tranh mạnh mẽ, một bên là nỗi buồn cô đơn, tẻ nhạt, nhớ nhà, nhớ quê hương, một bên là sự gắng gượng, sốc lại tinh thần như một lời tự an ủi tác giả dành cho mình. Qua đó, ta thấy được một con người đa sầu, đa cảm, luôn đấu tranh để giữ vững nội tâm của mình trước hoàn cảnh tù đày khổ đau.
Câu 3. Xác định những hình ảnh, hoạt động tương phản trong khổ thơ thứ 4. Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này có còn chìm trong cảnh vật u buồn nữa không? Vì sao?
Những hình ảnh, hoạt động tương phản trong khổ 4:
- Hình ảnh: mái lều – rừng, lửa – tuyết
- Hoạt động: sừng sững chào ta
→ Dường như nhân vật trữ tình đang dần thoát ly ra khỏi nỗi buồn của mình, nỗi buồn đã vơi đi hẳn và ông bắt đầu nhận ra được cảnh vật xung quanh. Lều chỉ một không gian chật hẹp, bị giới hạn đối lập với hình ảnh rừng bao la đã để lại trong ta nhiều cảm xúc. Phải chăng mái lều giống như tâm trạng của nhân vật, đang bị bó hẹp, siết chặt khiến con người chìm đắm trong đau buồn, còn rừng gợi lên một không gian bao la, rộng lớn, tượng trưng cho một tinh thần cởi mở, rũ bỏ những thứ tầm thường, nghĩ về một tương lai tốt đẹp hơn. Hay hình ảnh “chào ta” như một kết quả của quá trình. Nhân vật trữ tình đã nhìn cảnh vật bằng một con mắt khác với suy nghĩ tích cực. Công cuộc đấu tranh tư tưởng đã đến hồi kết, con người đã vượt qua nỗi buồn, tẻ nhạt của một người độc hành, nhìn thấy ánh sáng trong niềm hy vọng.
Câu 4. Xác định không gian, thời gian tâm tưởng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ 5 - 6. Hãy hình dung nhân vật trữ tình được tận hưởng những gì và tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn ra sao
- Không gian: chốn cũ của tác giả, nơi ông sống khi chưa bị lưu đày
- Thời gian: buổi tối mùa đông bên lò lửa
→ Cuộc đấu tranh nội tâm đã đưa tác giả về với những tháng ngày hạnh phúc, nơi ông được sống hạnh phúc bên người mình yêu, được trò chuyện và ngắm người con gái ấy. Đó chính là niềm hạnh phúc, khát khao cháy bỏng mà tác giả muốn có được, muốn lần nữa được trải nghiệm, cảm nhận. Nhưng khi nhìn vào hiện thực phũ phàng, nỗi buồn lại bao trùm lấy tâm trạng của nhân vật bởi ông biết những ngày tháng đấy đã qua đi và không thể trở lại.
Câu 5. “Xe tam mã", “bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa”, “Nhi-na” có ý nghĩa tinh thần thế nào đối với hành trình của nhân vật trữ tình trên “con đường mùa đông".
“Xe tam mã", “bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa”, “Nhi-na” đều là những hình ảnh quan trọng xuất hiện trong tâm trí của tác giả, vừa thể hiện nội tâm, vừa thể hiện khát khao cháy bỏng của tác giả. Đó là sự vượt qua nỗi buồn thầm kín của bản thân, phá tan bức “mái lều” trong tâm trí; đó còn là nỗi niềm mong muốn trở lại cuộc sống trước kia, bên cạnh người thương của mình, tận hưởng những phút giây hạnh phúc trong đời. Bởi vậy, qua những hình ảnh ấy, người đọc có thể hình dung được những giai đoạn tâm lý của tác giả đang ở mức độ nào, là đang chìm đắm hay thức tỉnh, đang chán nản hay khát khao hy vọng… Tất cả đều làm nổi bật lên một tâm hồn đa sầu, đa cảm của nhân vật trữ tình hay chính Pu-skin.
Câu 6. Nêu nhận xét về những hình tượng thơ được điểm lại trong khổ thơ cuối. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về cách lấy lại cảm giác bình yên trên những “con đường mùa đông” trong cuộc đời
- Những hình tượng thơ được điểm lại ở khổ thơ cuối là sự tổng hợp lại những hình tượng quen thuộc đã xuất hiện trong những khổ thơ trên của tác giả. Đó là Nhi-na, là bác xà ích, là nhạc ngựa và làn sương lạnh giá. Tất cả đều được tái hiện lại ở khổ cuối nhưng dường như đã mang theo một tâm trạng khác, một màu sắc khác.
→ Cách lấy lại cảm giác bình yên của tác giả hết sức độc đáo. Từ nỗi buồn chìm đắm, bao trùm lấy tâm trạng, ông dần nhận ra mọi thứ không cần phải như vậy và tâm trạng bắt đầu thay đổi. Ông chui qua lớp vỏ của nỗi buồn, giải phóng tâm trạng của mình, nghĩ về người mình yêu, về những ngày tháng hạnh phúc, ấm áp và hình thành lên khát khao quay lại những ngày tháng bình yên đó. Đây chính là chỗ dựa tinh thần lớn nhất trong ông, dựa vào nó, men theo những dòng suy nghĩ, hồi tưởng của bản thân từ đó hình thành niềm tin, hy vọng vào một tương lai tươi sáng.
Câu 7. Bạn có nhận xét về cấu tứ của bài thơ? Hãy liên hệ với một bài thơ khác có cùng kiểu cấu tứ này mà bạn biết.
- Cấu tứ của bài thơ: Các hình ảnh về con đường mùa đông và những hình ảnh trong tâm tưởng nhà thơ “trăng, lò sưởi, mái lều, ánh lửa,…” đều lặp đi lặp lại, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ. Cấu tứ trong bài thơ thể hiện qua hình ảnh con đường mùa đông cô đơn, lạnh lẽo, từ “buồn” xuất hiện với tần số rất cao. Con đường mùa đông là con đường lưu đày, là con đường ly biệt.
- Bài thơ khác cùng kiểu cấu tứ với bài “Con đường mùa đông” là bài thơ “Tuyết nhấp nhô như sóng” của Puskin:
Tuyết nhấp nhô như sóng
Tuyết nhấp nhô như sóng
Ngời sáng trên đồng quang
Trăng lưỡi liềm lai láng
Tam mã phóng trên đường
Hát nghe những khúc hát
Giải nỗi buồn trong đêm
Ôi, xiết bao thân thiết
Những lời ca ngang tàng!
Hát đi, bác xà ích!
Ta sẽ chăm chú nghe
Trăng liềm soi tịch mịch
Buồn tênh gió thoang xa
Hát đi: "Trăng, trăng đẹp
Sao trăng lại cứ nhoà?"
Kết nối đọc – viết bài Con đường mùa đông
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng mà bạn cho là đặc sắc nhất trong bài thơ Con đường mùa đông.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đoạn văn trình bày suy nghĩ của bạn về chi tiết bát cháo hành của thị Nở
Đọc hiểu Con chó xấu xí có đáp án
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong tác phẩm Lão Hạc
Suy nghĩ của bạn về hình tượng các nhân vật nữ thị Nở, người vợ nhặt
Đoạn văn bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng Giang siêu hay
Soạn bài Trang Giang trang 59 ngắn nhất
Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
- Soạn Vợ nhặt lớp 11 Kết nối tri thức
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
- Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm Vợ nhặt
- Xác định tình huống truyện Vợ nhặt và nêu ý nghĩa của nó
- Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không?
- Giữa nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Soạn bài Chí phèo lớp 11 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết lớp 11 KNTT
- Soạn Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11 Kết nối tri thức
- Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Phân tích những nét chính về nghệ thuật tự sự qua một truyện ngắn em yêu thích của nhà văn Nam Cao
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Tư cách mõ
- Phân tích truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc truyện ngắn Tuổi thơ tôi - Nguyễn Nhật Ánh
- Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Soạn Củng cố mở rộng trang 48 lớp 11 tập 1 KNTT
- Thực hành đọc Cải ơi
- Soạn bài Nhớ đồng lớp 11
- Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ Nhớ đồng mang tính tượng trưng rõ nét hơn cả?
- Bài thơ Nhớ đồng cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình?
- Đoạn văn làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh làm nên thế giới cảm xúc trong bài Nhớ đồng
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Nhớ đồng
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Từ ấy
- Soạn bài Trang Giang trang 59 ngắn nhất
- Soạn bài Con đường mùa đông ngắn nhất trang 64
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 65 tập 1 Kết nối
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 trang 66
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật trang 71 lớp 11 KNTT
- Củng cố mở rộng lớp 11 trang 73 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Thời gian của Văn Cao lớp 11 (ngắn gọn)
- Soạn bài Chiếu cầu hiền lớp 11 ngắn nhất
- Chiếu cầu hiền được ban bố với mục đích và lí do gì?
- Văn bản Chiếu cầu hiền hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?
- Văn bản Chiếu cầu hiền có mấy phần?
- Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Chiếu cầu hiền?
- Suy nghĩ về quan điểm Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng
- Soạn bài Sống hay không sống đó là vấn đề ngắn gọn
- Phân tích Thuyền và biển của Xuân Quỳnh
- Soạn văn 11 Tác gia Nguyễn Du ngắn nhất
- Giới thiệu một tác phẩm văn học Dưới bóng hoàng lan
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 11 Kết Nối Tri Thức
Đoạn văn về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng đặc sắc nhất trong bài thơ Con đường mùa đông
Soạn bài Trang Giang trang 59 ngắn nhất
Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Từ ấy
Soạn Vợ nhặt lớp 11 Kết nối tri thức
Đọc hiểu Kép Tư Bền (có đáp án)
Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật trang 71 lớp 11 KNTT