Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Tư cách mõ

Phân tích Tư cách mõ

Tư Cách Mõ là một trong số các truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, một tác phẩm tiêu biểu cho sự tha hóa biến chất của người nông dân nghèo trong xã hội cũ. Hoàn cảnh sống có khả năng làm tha hóa con người, con người muốn không bị tha hóa thì phải có ý thức chống lại những mặt tiêu cực của bản thân. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu dàn ý phân tích nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong truyện ngắn Tư cách mõ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm.

Dàn ý phân tích Tư cách mõ

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực lớn của văn học Việt Nam. Thế giới nhân vật trong tác phẩm của ông thuộc nhiều kiểu loại khác nhau : con người đạo đức, con người xã hội, con người giai cấp, con người bản năng…Đặc biệt có một kiểu nhân vật là con người tha hóa – được thể hiện trong truyện ngắn “ Tư cách mõ”.

2. Thân bài:

* Khái quát chủ đề của truyện

Nhìn con người như là nạn nhân của một hoàn cảnh sống ngột ngat, bế tắc, phi nhân tính, nhiều nhà văn hiện thực phê phán - trong đó có Nam Cao, trong sáng tác của mình đã miêu tả những con người – vật hóa và tha hóa.

Con người tha hóa là phương diện vô cùng nhức nhối trong quan niệm về con người của các nhà văn hiện thực. họ nhận thức được mối quan hệ biện chứng giữa con người và hoàn cảnh nên đã sớm nhìn thấy sự biến đổi phẩm chất và tính cách con người dưới tác động của hoàn cảnh xã hội đầy bất công, phi nhân tính.

* Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật

Anh cu Lộ vốn là người “hiền như đất. Cờ bạc không, rượu chè không, anh chỉ chăm chăm, chút chút làm để nuôi vợ, nuôi con”. Ăn ở thì phân minh, chính trực lắm, được xóm giềng quý mến. Vậy mà, anh dần bị biến thành thằng mõ tham ăn, ti tiện còn hơn cả “thằng mõ chính tông”. Vì nghèo túng, bị mọi người thuyết phục, bùi tai, Lộ nhận lời làm mõ. Nhưng khi thấy Lộ làm mõ “ ngon ăn quá” người ta sinh ra “ngấm ngầm ghen với hắn. Và chẳng người nào bảo người nào, họ vô tình về hùa với nhau để báo thù”. Họ làm nhục hắn. Trước sự hằn học, nhục mạ, khinh ghét của những người xung quanh, Lộ đâm ra hối hận bực tức nhưng sự đã trót rồi biết làm sao được nữa. Bị mọi người làm nhục, Lộ có lúc thấy xấu hổ với vợ. Hắn muốn bỏ phắt công việc rồi trả lại vườn nhưng lại tiếc. Cứ như thế, mỗi lần bị xúc phạm, Lộ lại tấm tức, lại thở ngắn than dài, lại bực dọc nhưng rồi lại tặc lưỡi, bất cần. càng bị xúc phạm, Lộ càng trơ trẽn. Càng bị làm nhục, hắn càng không biết nhục. Lộ tiến dần từng bước, từ chỗ bê cỗ về sân, đặt lên phản, ung dung ngồi, đến lúc đòi cỗ to, lúc ăn còn xin thêm xôi, thêm thịt, thêm cơm nữa. Không đem lên cho hắn thì hắn xông vào chỗ người ta làm rồi tự xúc lấy.

* Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện

Khi xây dựng nhân vật, Nam Cao chú ý miêu tả áp lực đến từ nhiều chiều, nhiều phía của nhân vật. Anh cu Lộ vốn hiền lành, chăm chỉ, không cờ bạc, rượu chè, ăn ở phân minh, đươc nhiều người quí mến. Vậy mà, do sức ép của cuộc sống mưu sinh, lóa mắt bởi món lơi mấy sào vườn, thêm nữa bị mọi người xúm vào thuyết phục, Lộ nhận lời làm mõ. Thấy Lộ làm mó ngon ăn quá, người ta ngấm ngầm ghen rồi hùa nhau vào làm nhục hắn. trước phản ứng của người đời, Lộ dần dần bị tha hóa. Từ chỗ hối hận, xấu hổ, hắn trở nên vênh váo, bất cần. Chính môi trường sống phi nhan tính, sự khinh bỉ và lăng nhục con người ở Lộ đã tạo nên phản ứng tiêu cực:”đã vậy hắn tham cho mà biết”. Và hắn thản nhiên làm việc ti tiện để trêu ngươi người đời. Sống trong làng quê đầy rẫy cổ hủ, tối tăm, định kiến nặng nề ấy, Lộ nhận ra rằng con người ta không thể vừa lương thiện vừa kiếm đưuọc miếng ăn. Trong môi trường sống nghiệt ngã ấy, anh cu Lộ hiền lành, lương thiên đã chết. thay vào đó là một thàng mõ cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn còn hơn cả “ một thằng mõ chính tông”.

Nam Cao ít miêu tả hành động nhân vật mà đặt nhân vật vào một tình huống cụ thể, theo dõi phản ứng của nhân vật, miêu tả tinh tế, sâu sắc qua đó làm rõ bản chất, tính cách nhân vật.

* Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống

Thông qua nhân vật Lộ trong tác phẩm “Tư cách mõ”, Nam Cao đã thể hiện mối xung đột giữa con người với hoàn cảnh, môi trường. Nhà văn ý thức khẳng định vai trò quyết định của môi trường sống đối với con người, hoàn cảnh đối với tính cách. Hoàn cảnh, môi trường đã làm tha hoa con người. Chính Nam Cao khẳng định : Thì ra lòng khinh, trọng của chúng ta có ảnh hưởng đến cái nhân cách của người khác nhiều lắm; nhiều người không biết gì là tự trọng, chỉ vì không được ai trọng cả; làm nhục người là một cách rất diệu để khiến người sinh đê tiện…

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận

Nam Cao là nhà văn hiện thực hàng đầu của truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Các nhân vật của ông, đặc biệt là kiểu nhân vật bị tha hóa do môi trường hoàn cảnh sống luôn để lại dáu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
35 49.751
0 Bình luận
Sắp xếp theo