Giới thiệu một tác phẩm văn học Dưới bóng hoàng lan

Giới thiệu tác phẩm Dưới bóng hoàng lan

Giới thiệu một tác phẩm văn học Dưới bóng hoàng lan là một trong những gợi ý giúp các em hoàn thiện bài học Nói và nghe trang 26 Ngữ văn 11 KNTT tập 2 bài Giới thiệu một tác phẩm văn học. Thông qua bài học này, các em sẽ rèn luyện được nét chính của một tác phẩm văn học như: đề tài, chủ đề, những giá trị nội dung và nghệ thuật chính... Sau đây là dàn ý giới thiệu tác phẩm Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam hay và ngắn gọn, mời các em cùng tham khảo.

Giới thiệu tác phẩm Dưới bóng hoàng lan

Dàn ý giới thiệu tác phẩm Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam

Phần mở đầu

- Đề tài quê hương, gia đình là nguồn cảm hứng trong trẻo, dạt dào cho những cây bút xưa nay.

- Giữa những trang văn ảm đạm, đen tối của văn học hiện thực 1930 – 1945, văn Thạch Lam xuất hiện như một dòng nước mát, ngọn gió nhẹ nhàng thanh lọc tâm hồn con người, gieo tin yêu vào cuộc sống. Dưới bóng hoàng lan là một thanh âm dịu dàng như thế

Phần nội dung

- Thạch Lam cây bút văn xuôi lãng mạn tiêu biểu của văn học 1930 – 1945, các sáng tác của ông tập trung đi sâu khai thác vào cuộc sống đời thường, bình dị của tầng lớp thị dân nghèo. Với những tác phẩm thường “truyện không có truyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc trong lòng người đọc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. Văn phong Thạch Lam giản dị, trong sáng mà sâu sắc.

- Câu chuyện kể về Thanh – một chàng trai mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Chàng lên tỉnh đi làm rồi hằng năm có dịp nghỉ phép sẽ về thăm quê. Lần trở về lần này đã cách kì nghỉ trước 2 năm, vì vậy Thanh mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết. Dù xa nhà 2 năm nhưng khi trở về, chàng cảm thấy bình yên và quen thuộc đến lạ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Thanh gặp lại Nga, cô bé hàng xóm nay đã thành thiếu nữ xinh xắn, cùng hái hoa và ăn bữa cơm ấm áp với bà khiến tâm hồn anh xốn xang. Truyện khép lại bằng hình ảnh Thanh từ biệt bà trở lại tỉnh, trong lòng tin tưởng rằng Nga vẫn sẽ chờ anh về

- Câu chuyện cho ta đồng cảm với những cảm xúc của Thanh. Có thể nói, dù lên tỉnh làm việc nhưng cuộc sống chốn phồn hoa đô thị không khiến chàng trai ấy thay tính đổi nết. Vẫn là một con người hiền lành, trân quý những điều giản dị và yêu thương mái ấm gia đình mình dù còn nghèo khó. Hơn hết, Thanh rất yêu và hiếu thảo với bà của mình. Với bà, Thanh vẫn như một chàng trai bé bỏng, để bà săn sóc, vỗ về. Ở quê hương, dưới bóng hoàng lan, Thanh còn có một mối tình trong sáng, đơn sơ, giản dị với Nga – cô gái hàng xóm. Tình cảm ấy được vun đắp từ những kỉ niệm ấu thơ, trước vẻ đẹp thuần khiết, e ấp của Nga khi gặp lại khiến Thanh thấy vừa thân thương vừa ngọt ngào.

- Hình ảnh người bà trong truyện ngắn hiện lên mang theo bóng hình người phụ nữ Việt Nam. Bà mang nét đẹp hiền từ, một tấm lòng tần tảo, hi sinh, vị tha.

- Nhân vật Thanh – một cô bé hàng xóm hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng là người đã thay Thanh ở bên bà những lúc Thanh vắng nhà. Nga dành cho Thanh một tình yêu chân thành mà kín đáo, từ ánh mắt đến cử chỉ ngại ngùng, lời tỏ tình vừa chân thành vừa hồn nhiên mượn hoa hoàng lan để bày tỏ.

- Tác phẩm đặc trưng cho kiểu “truyện không có cốt truyện”, đậm chất trữ tình. Mạch truyện diễn ra chậm rãi, nhẹ nhàng; ngôn ngữ trong sáng, giàu sức gợi.

Phần kết

Truyện mang những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là câu chuyện về tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương đất nước. Quê hương, gia đình chính là nơi trở về bình yên, mát lành cho mỗi con người sau những bôn ba mệt nhoài của cuộc sống.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 159
0 Bình luận
Sắp xếp theo