(Có đáp án) Đọc hiểu Chí Phèo
Đọc hiểu văn bản Chí Phèo
Chí Phèo là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao viết về chủ đề bi kịch của những người nông dân nghèo. Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp mẫu đề đọc hiểu văn bản Chí Phèo có đáp án chi tiết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
1. Đọc hiểu Chí Phèo bát cháo húp xong rồi
“Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình vã bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo quệt ngang một cái, quệt mũi cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng nhiều. Thị Nở nhìn hắn, lắc đầu thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Ðó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi hay trận ốm thay đổi hẳn về sinh lý, cũng thay đổi cả tâm lý nữa? Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Ðã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều lĩnh được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên nhẹ người. Hắn bảo thị:
- Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?
Thị không đáp, nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra. Hắn thấy thế cũng không có gì là xấu. Bằng một cái giọng nói và một vẻ mặt rất phong tình theo ý hắn, hắn bảo thị:
- Hay mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.
(Chí Phèo –Nam Cao, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.151)
Câu 1: Giá trị nhân đạo của tác phẩm Chí Phèo là
A. Lên án xã hội tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác.
B. Niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót khi chứng kiến những con người hiền lành, lương thiện bị dày vò, tha hóa thành con quỷ dữ.
C. Khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của những người nông dân.
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Nguyên nhân nào đã đẩy Chí Phèo từ một thanh niên hiền lành, lương thiện phải vào tù?
A. Vì đánh bạc.
B. Vì ăn trộm đồ nhà Bá Kiến.
C. Vì giết người trong làng.
D. Vì bị Lí Kiến ghen tuông
Câu 3: Dòng nào sau đây khái khát đúng nhất về ý nghĩa đặc biệt của bát cháo hành mà thị Nở mang cho Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?
A. Vật đầu tiên Chí Phèo được cho, không do cướp giật mà có.
B. Vật biểu trưng cho hương vị ngọt ngào của hạnh phúc, tình yêu.
C. Vật biểu trưng cho tình người thơm thảo trong xã hội cũ.
D. Vật biểu trưng cho niềm khát khao hạnh phúc của Chí Phèo
Câu 4: Nhận định nào nêu được bao quát hơn cả ý nghĩa chủ yếu của nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao?
A. Thị Nở là biểu hiện tập trung của cái nghèo, xấu, dở hơi, xuất thân thấp kém,...của con người.
B. Thị Nở là hiện thân cho niềm mơ ước, khát khao bình dị, chính đáng nhưng không bao giờ đạt được của Chí Phèo.
C. Thị Nở là nhịp cầu nối Chí Phèo với cuộc sống con người trong một xã hội "bằng phẳng, thân thiện".
D. Thị Nở là hiện thân cho tình yêu, hạnh phúc, niềm khát khao và cả nỗi tuyệt vọng của Chí Phèo.
Câu 5: So với tác phẩm hiện thực phê phán xuất sắc đương thời, Chí Phèo đóng góp phần độc đáo của mình ở chỗ
A. Miêu tả bi kịch bần cùng hóa của người nông dân.
B. Nói về những thủ đoạn cướp đất, giật nhà của lũ cường hào với dân lành.
C. Nói về tai họa bị tha hóa mất nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân.
D. Người nông dân là nạn nhân của hoàn cảnh
Câu 6: Cuộc gặp gỡ với Thị Nở, Chí đã có những thay đổi như thế nào?
A Nhận thức được thế giới xung quanh
B Nhận thức về bản thân mình
C Hồi tưởng về quá khứ và hi vọng về tương lai
D Tất cả các đáp án trên
Câu 7: Đoạn văn không sử dụng phương thức biểu đạt nào sau đây
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm
Câu 8 (0.5điểm): Tư tưởng nhân đạo mới mẻ của Nam Cao trong tác phẩm “Chí Phèo” là gì?
Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong truyện ngắn này mới mẻ và sâu sắc ở chỗ nhà văn đã phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi tưởng như họ đã bị cái xã hội tàn ác cướp mất cả bộ mặt lẫn linh hồn người (Tư tưởng nhân đạo của phần lớn các cây bút hiện thực khác chủ yếu thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi khổ của người nông dân, lên án cái xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy họ vào đường cùng, ngợi ca phẩm chất của họ). Tác dụng: - Cụ thể hóa cảm xúc một cách sinh động, gợi cảm.
Câu 9 (1.0 điểm): Ngôn ngữ và giọng điệu của tác phẩm “Chí Phèo”có gì đặc sắc?
Trong tác phẩm của Nam Cao ngôn ngữ không chỉ là công cụ, là phương tiện miêu tả mà còn là đối tượng miêu tả. Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao là ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại. Ông không chỉ sử dụng đắc địa đại từ nhân xưng: nó, hắn, y, thị, gã mà còn có khả năng hóa thân, nhập vai vào tất cả các nhân vật, suy nghĩ và nói năng bằng tiếng nói của nhân vật.
Đó là giọng điệu trần thuật hài hòa có sự kết hợp giữa lời đối thoại và lời độc thoại, giữa trực tiếp và lời nửa trực tiếp. Đọc cả câu chuyện chúng ta có có thể cảm nhận được Nam Cao đang ở trong câu chuyện đó, là người quan sát cả làng Vũ Đại và rồi thi thoảng như vào sâu trong nội tâm nhân vật Chí Phèo. Vì vậy, nhiều đoạn có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ví dụ: đoạn kể về tiếng chửi của Chí, đoạn tả tâm trạng Chí sau cuộc gặp với Thị Nở và khi bị từ chối... Đối thoại Chí với Bá Kiến, Chí với Thị Nở... Giọng điệu trần thuật này là những đóng góp quan trọng của Nam Cao trong quá trình hiện đại hóa của thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
Câu 10 (1.0 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết bát cháo hành trong truyện Chí Phèo (Nam Cao)
* Sự xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở phần giữa truyện. Chí Phèo say rượu, gặp Thị Nở ở vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã đưa đến mối tình Thị Nở – Chí Phèo. Sau hôm đó, Chí Phèo bị cảm. Thị Nở thương tình đã về nhà nấu cháo hành mang sang cho hắn.
* Ý nghĩa:
– Về nội dung:
+ Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí phèo
+ Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng
+ Là liều thuốc giải cảm và giải độc tâm hồn Chí : gây ngạc nhiên, xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. Nó khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo.
+ Là biểu tượng của tình người ấm áp.
+ Đều thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội: Ở “Chí Phèo” là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người [bát cháo hành rất bình di, thậm chí là nhỏ bé, tầm thường nhưng đó là lần đầu tiên Chí được cho mà không phải đi cướp giật]. Ở “Vợ nhặt”, số phận con người cũng trở nên rẻ mạt.
+ Đều thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu thương con người của các nhà văn.
– Về nghệ thuật:
+ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.
+ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người.
+ Là biểu tượng của tình người ấm áp.
+ Đều thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội: Ở “Chí Phèo” là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người [bát cháo hành rất bình di, thậm chí là nhỏ bé, tầm thường nhưng đó là lần đầu tiên Chí được cho mà không phải đi cướp giật]. Ở “Vợ nhặt”, số phận con người cũng trở nên rẻ mạt.
+ Thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu thương con người của các nhà văn.
HS có trả lời theo suy nghĩ về giá trị của thời gian đảm bảo sự thuyết phục với người đọc, người nghe.
2. Đọc hiểu Chí Phèo tự luận
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy, hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết…
(Trích “Chí Phèo” – Nam Cao)
Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?
Phương thức tự sự.
Câu 2. Văn bản trên nói về điều gì?
Văn bản trên nói về tiếng chửi của Chí Phèo, một thằng say rượu.
Câu 3. Tác giả đã sử dụng những kiểu câu nào?
Tác giả đã sử dụng những kiểu câu khác nhau: Câu trần thuật (câu kể, câu miêu tả), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm thán.
Câu 4. Trong văn bản trên, Chí Phèo đã chửi những ai? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì?
Tiếng chửi của Chí Phèo đã tạo ra một màn ra mắt độc đáo cho nhân vật, gợi sự chú ý đặc biệt của người đọc về nhân vật. Tiếng chửi ấy vừa gợi ra một con người tha hóa đến độ lại vừa hé lộ bi kịch lớn nhất trong cuộc đời nhân vật này. Chí dường như đã bị đẩy ra khỏi xã hội loài người. Không ai thèm quan tâm, không ai thèm ra điều. Chí khao khát được giao hòa với đồng loại, dù là bằng cách tồi tệ nhất là mong được ai đó chửi vào mặt mình, nhưng cũng không được.
Câu 5. Nêu 2 thành phần nghĩa trong câu sau:…hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo.
Nghĩa sự việc: nói về hành động của Chí :hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo.
Nghĩa tình thái: thể hiện thái độ của Nam Cao khi miêu tả nhân vật: bề ngoài thì dửng dưng lạnh lùng nhưng trong sâu thẳm là sự cảm thông thương xót.
Câu 6. Từ văn bản trên, em hãy chứng minh từ tiếng việt không biến đổi hình thái.
Từ hắn được lặp lại nhiều lần, giữ nhiều chức vụ khác nhau nhưng không thay đổi về âm đọc và chữ viết.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Phân tích truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó
Soạn văn bài Chí phèo lớp 11 Kết nối tri thức ngắn nhất
Soạn Sóng lớp 11 Cánh Diều ngắn nhất
Tống Trân Cúc Hoa đọc hiểu (3 đề)
Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Chân trời sáng tạo
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
Phân tích, đánh giá nét đặc sắc truyện ngắn Tuổi thơ tôi - Nguyễn Nhật Ánh
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 11 Kết Nối Tri Thức
Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài Tiếng hát con tàu
Đoạn văn nêu cảm nhận của em về con người Hăm-lét trong Sống, hay không sống đó là vấn đề
Phân tích Thuyền và biển của Xuân Quỳnh
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 trang 66
Đoạn văn trình bày suy nghĩ của bạn về chi tiết bát cháo hành của thị Nở
Bộ đề minh họa Ngữ văn 11 cấu trúc mới KNTT (10 đề)