Đọc hiểu Kép Tư Bền (có đáp án)
Đọc hiểu văn bản Kép Tư Bền - Nguyễn Công Hoan
Truyện ngắn Kép Tư Bền được Nguyễn Công Hoan viết năm 1933 trong bối cảnh đất nước có sự du nhập của nền văn hóa phương Tây, nghề hát bội, diễn kịch phát triển. Truyện ngắn Kép Tư Bền là một trong những truyện ngắn đặc sắc trong tuyển tập cùng tên của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan một lần nữa đã chỉ trích xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, vạch trần những bi kịch đằng sau ánh đèn sân khấu và sự hi sinh cao cả của những người nghệ sĩ, từ đó giúp chúng ta trân trọng hơn những người nghệ sĩ. Bài viết dưới đây, Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu đề đọc hiểu văn bản Kép Tư Bền của nhà văn Nguyễn Công Hoan, mời các bạn cùng tham khảo.
Đề đọc hiểu Kép Tư Bền trắc nghiệm (có đáp án)
Đọc hiểu Kép Tư Bền (trắc nghiệm)
Câu 1: Các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn trích là:
A. Tự sự, miêu tả, biểu cảm
B. Biểu cảm, miêu tả, nghị luận
C. Nghị luận, miêu tả, tự sự
D. Miêu tả, thuyết minh, tự sự
Câu 2. Trong đoạn trích, mọi người đến xem kép Tư Bền diễn vì mục đích gì?
A. Vì: Tiếng nhạc hòa trong rạp, du dương trầm bổng, chứa chan biết bao tình tứ ái ân, như câu, như kéo
B. Vì: để được cười, được vỗ tay, được học thêm vào lối pha trò mới, để mai làm nhếch mép người yêu
C. Vì: cửa rạp Kịch trường đèn thắp sáng trưng như ban ngày, chiếu rõ cái cảnh người đứng lô nhô như luống hoa trăm hồng
D. Vì: Trên các hàng ghế, chỗ nọ nhắc lại câu bông lơn của kép Tư Bền, chỗ kia bắt chước điệu bộ của kép Tư Bền
Câu 3. Nhân vật kép Tư Bền không được khắc họa ở phương diện nào?
A. Nội tâm
B. Hành động
C. Lời nói
D. Ngoại hình
Câu 4. Anh kép Tư Bền phải lên sân khấu biểu diễn trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Hoàn cảnh vui vẻ, được tán thưởng: Các khách xem cười vỡ bụng, vỗ rát tay
B. Hoàn cảnh nhốn nháo: Người đứng xem lô nhô không có tôn ti trật tự
C. Hoàn cảnh nhộn nhịp: Hàng nghìn thiếu niên nam nữ túm tụm lại, tìm chỗ để đứng
D. Hoàn cảnh trớ trêu: Cha anh ốm sắp chết, anh phải cố cười vui để diễn cho tròn vai
Câu 5. Tâm trạng, thái độ của anh kép Tư Bền trong đoạn (3) là gì?
A. Đau khổ, dằn vặt, lo lắng, sốt ruột vì cha sắp chết
B. Vui vẻ, hạnh phúc vì mang đến tiếng cười cho khán giả
C. Sung sướng, hãnh diện vì được tán thưởng
D. Bức bối, phẫn nộ vì phải làm vừa lòng người chủ của anh
Câu 6. Nhận xét về ngôi kể, điểm nhìn của đoạn trích?
A. Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn của người kể chuyện
B. Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn của người kể chuyện
C. Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn của nhân vật
D. Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn của nhân vật
Câu 7. Câu văn “Anh phải quên đi, mà bông, mà đùa, mà pha trò trên sân khấu, cho chúng tôi cười, hét lên mà cười, cười đến nỗi lăn ra cả đất chứ” thể hiện điều gì ở kép Tư Bền?
A. Thể hiện niềm vui của anh trong đêm diễn
B. Anh kép Tư Bền là người con ham tiền, hám danh
C. Thể hiện tình cảnh éo le, bi kịch của anh kép Tư Bền
D. Anh kép Tư Bền là một người con bất hiếu
Câu 8. Phương án nào sau đây không phải là thành công về mặt nghệ thuật của tác phẩm?
A. Xây dựng tình huống truyện độc đáo
B. Kết hợp giữa cái bi với cái hài
C. Kết hợp giữa điểm nhìn của tác giả và nhân vật
D. Giọng điệu tâm tình, ngôn ngữ giàu chất thơ
Câu 9. Từ hoàn cảnh trớ trêu của kép Tư Bền trong đoạn trích trên, anh/chị suy nghĩ gì về bi kịch của con người trước Cách mạng tháng Tám?
A. Bi kịch của kiếp người bị cái nghèo đeo bám
B. Bi kịch bị tước đoạt quyền làm người
C. Bi kịch bị mọi người xa lánh, xem thường
D. Bi kịch khi không thực hiện được hoài bão, ước mơ của mình
Câu 10. Qua nhân vật kép Tư Bền, anh/chị suy ngẫm gì về người nghệ sĩ ?
A. Họ đã hi sinh bản thân, hoàn cảnh riêng để cống hiến những màn trình diễn trọn vẹn
B. Họ chỉ cần yêu nghề, không cần quan tâm đến cảm nhận của người khác
C. Họ sống vì những hào quang mà sân khấu mang lại, thỏa mãn nhu cầu vật chất bản thân
D. Họ xem sân khấu là nơi dễ trục lợi, chỉ cần mánh khóe sẽ mang lại lợi ích cho mình
Trả lời câu hỏi Đọc hiểu Kép Tư Bền (trắc nghiệm)
Câu 1. A => Dựa trên ngữ liệu đoạn trích
Câu 2. B => Ai nấy đều nóng ruột sốt lòng, mong cho chóng đến giờ mở màn sân khấu, để được cười, được vỗ tay, được học thêm vào lối pha trò mới, để mai làm nhếch mép người yêu.
Câu 3. C => Không có lời thoại cho nhân vật kép Tư Bền
Câu 4. D => các khán quan được một phen cười vỡ bụng vỗ rát tay kia mà! Nhưng mà cha anh Tư Bền sắp chết!
Câu 5. A => và ở trong buồng trò, anh cũng đương nẫu ruột nhầu gan.
Câu 6. B => Dựa trên góc nhìn, điểm nhìn của người kể truyện
Câu 7. C => Tuy bố anh sắp chết, nhưng anh vẫn buộc phải diễn hài trước mặt khán giả ngồi dưới
Câu 8. D => Đây là câu truyện bi hài, không có lời tâm tình hay suy nghĩ của nhân vật chính
Câu 9. A => Đấy là số phận chung của những người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám
Câu 10. A => Dựa trên những dữ liệu của đoạn trích
Đề đọc hiểu Kép Tư Bền có đáp án chi tiết
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau:
KÉP TƯ BỀN (trích)
- Nguyễn Công Hoan –
...Hẳn chẳng ai là không biết tên Kép Tư Bền, ấy anh ta chỉ nổi tiếng về cái tài bông lơn,…Nhưng hễ rạp nào khéo dùng anh một độ, là cũng đông khách. Cho nên, …bà con Hà thành …thấy kép Tư Bền đóng vai giễu là cũng nô nức đi xem.
Nhưng đã hơn một tháng nay, anh không diễn ở đâu cả. Vì …cha anh ta ốm… Lúc nào trong cái gác tối om.., cái tiếng rên rĩ của ông cụ cũng hoà lẫn với tiếng rầu rĩ của siêu thuốc mà làm anh Tư Bền phải rầu gan nát ruột, chẳng thiết đến sự làm ăn. Bệnh cha anh càng ngày càng nặng,...Cái số tiền để giành của một vai kép dần dần cũng đi bài tẩu mã, … đến nỗi anh phải đi vay trước của các ông chủ rạp hát ít nhiều…
Một hôm, ông chủ rạp Kịch trường đến nhà anh ta chơi. Sau một vài câu hỏi thăm chiếu lệ, ông ta nghiêm sắc mặt, nhắc đến món nợ:
- Thôi, biết bao lần rồi! Cậu không trả lời, tôi sẽ đem ra toà đó…
- Tôi mới nhờ một nhà văn sĩ đại danh soạn cho một vở hài kịch theo lối tuồng cổ. Vậy cậu ra giúp tôi vai chính. Vì phi cậu, không còn ai xứng đáng.
- Diễn vở mới thì phải học, thưa ngài?
- Phải, phải học và tập diễn trong độ nửa tháng…
Cha anh ốm. Trong khi anh vắng nhà, ai trông nom săn sóc thay anh? Nghĩ vậy anh đáp phắt:
- Thôi, xin lỗi ông, tôi bận quá mà! Cha tôi yếu, tôi phải ở nhà…
- Cậu cứ giúp tôi đi. Cậu mà nhận lời, thì món tiền ấy, cậu để đến bao giờ cũng được. Còn tiền khoả hồng …cậu cứ lấy cả để thuốc thang cho ông cụ…
- Nhưng nửa tháng trời! Ai trông nom cho cha tôi?
À, thôi, thế này thì cậu bằng lòng nhé. Cậu cứ ở nhà mà học vở. Ðến hôm diễn thử lần cuối, cậu hãy đến rạp cũng được. Vì tôi biết cậu thông minh và có tài hơn người khác. …Nghe câu nói sau cùng như được ăn miếng bánh thánh, anh Tư Bền có vẻ nghĩ ngợi. Anh nhìn cha… Anh Tư Bền cảm động, nhìn ông chủ rạp Kịch trường và trả lời.
- Vâng!
…Tối đến, cửa rạp Kịch trường đèn thắp sáng trưng như ban ngày,… Rồi cái làn sóng người dần dà tràn vào trong.. ..Vinh dự thay, anh kép Tư Bền! Nhưng mà khốn nạn thân anh! Người ta biết đâu rằng hiện giờ này, ở nhà, cha anh đương dở chứng khò khè, chỉ chờ từng phút để thở một hai hơi nữa là hết nợ, và ở trong phòng trò, anh cũng đang nẫu ruột nhầu gan. …Anh ngồi ủ rũ trước cái gương, bụng thì rối beng, mặt thì nhăn nhó, nhưng tay vẫn phải sờ vào hộp phấn hồng để đánh mặt, quệt vào đĩa mực để bôi nhọ cái mồm..... Chốc nữa, anh còn phải làm cho chủ anh bằng lòng, các bạn trông anh mà gắng sức, các khách quan được một phen cười vỡ bụng, vỗ rát tay kia mà! Nhưng mà cha anh Tư Bền sắp chết! Ban nãy lúc anh ở nhà ra đi, đã thấy nguy lắm rồi...
(1933)
Chú thích:
- Nguyễn Công Hoan (1903- 1977) là nhà văn tiêu biểu của dòng văn chương hiện thực Việt Namn.Truyện ngắn của ông với bút pháp tả thực bằng những lời lẽ mộc mạc, dân dã, đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao khả năng nhận thức và khám phá các hiện tượng xã hội phức tạp.
- “ Kép Tư Bền” Tác phẩm được viết vào năm 1933, giai đoạn nước ta chịu ách đô hộ của thực dân Pháp.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định thể loại văn học của văn bản trên? (1,0 điểm)
Câu 2: Theo văn bản, tại sao anh Kép Tư Bền lại rầu gan nát ruột ? (1,0 điểm)
Câu 3: Anh/ chị có ấn tượng tốt đẹp gì về anh Kép Tư Bền? (1,0 điểm)
Câu 4: Văn bản chủ yếu sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó? (1,0điểm)
Câu 5. Qua văn bản, anh/ chị hiểu gì về công việc lao động của người làm diễn viên, hoạt động sân khấu. (1,0 điểm)
Câu 6. Từ văn bản, anh/ chị cần phải có thái độ, tình cảm, cách ứng xử như thế nào khi được thưởng thức những hoạt động sân khấu nghệ thuật của người diễn viên.(1,0 điểm)
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 3,0 |
1 | Thể loại văn học của văn bản: - Truyện/ Truyện kể/ Tự sự/ Kể chuyện Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời chính xác như đáp án: (1,0 điểm). - Học sinh không trả lời đúng: không cho điểm | 1,0 | |
2 | Tại sao anh Kép Tư Bền lại rầu gan nát ruột : - Cha anh ốm nửa tháng Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: (1,0 điểm) - Học sinh không trả lời đúng : không cho điểm | 1,0 | |
3 | Ấn tượng tốt đẹp về anh Kép Tư Bền: - Người con hiếu thảo/ yêu thương cha - Người diễn viên tài năng./ có tài đem tiếng cười đến cho mọi người Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án (1,0 điểm) - Học sinh trả lời đúng ý 1 của đáp án (0,75 điểm) - Học sinh không trả lời đúng : không cho điểm | 1,0 | |
4 | Văn bản chủ yếu sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của thủ pháp nghệ thuật đó. - Nghệ thuật đối lập (cha ốm nặng -- vẫn phải diễn cười cho thiên hạ) - Tác dụng: tạo sức lôi cuốn, tạo kịch tính cho truyện kể. Từ đó, khắc họa rõ nét tình cảnh và phẩm chất của anh Kép Tư Bền. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương (1,0 điểm). - Học sinh đúng 1 trong các ý trên (0,5điểm) - Học sinh không trả lời đúng : không cho điểm | 1,0 | |
5 | Hiểu về công việc lao động của người làm diễn viên, hoạt động sân khấu: - Vất vả, đòi hỏi niềm đam mê, trách nhiệm cao. - Phải hi sinh niềm riêng cho công việc nghệ thuật. - Nghệ sĩ không chỉ là người biểu diễn trên sân khấu, mà còn là những con người đối mặt với những khó khăn và thách thức trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời 2/ 3 ý đáp án hoặc diễn đạt tương đương, phát hiện mới (1,0 điểm). - Học sinh đúng 1 trong các ý trên (0,5điểm) - Học sinh không trả lời đúng : không cho điểm | ||
6 | Thái độ, tình cảm, cách ứng xử khi được thưởng thức những hoạt động sân khấu nghệ thuật của người diễn viên. - Trân trọng công sức lao động của người diễn viên. - Biểu lộ sự tán thưởng , cổ vũ nhiệt tình. ….. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương (1,0 điểm). - Học sinh đúng 1 trong các ý trên (0,5điểm) - Học sinh không trả lời đúng : không cho điểm |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028
Có thể bạn quan tâm
-
Đọc hiểu Con chó xấu xí có đáp án
-
Đọc hiểu Trẻ con không được ăn thịt chó - Nam Cao (4 đề)
-
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong tác phẩm Lão Hạc
-
Tống Trân Cúc Hoa đọc hiểu (3 đề)
-
Thuyết minh tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
-
Phân tích truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó
-
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
-
Viết bài nghị luận về vẻ đẹp cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Khi con tu hú
-
Đọc hiểu Đời thừa Nam Cao
-
Soạn bài Thời gian (Văn Cao) lớp 11 ngắn gọn
-
Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tràng giang ngắn gọn
-
Đọc hiểu Kép Tư Bền (có đáp án)

Bài viết hay Ngữ văn 11 Kết Nối Tri Thức
Nghị luận tìm hiểu vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Cây tam cúc
Soạn Củng cố mở rộng lớp 11 trang 48 tập 1 KNTT
Soạn Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11 Kết nối tri thức
Đọc hiểu Đời thừa Nam Cao
Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện lớp 11
Tóm tắt Cà Mau quê xứ