Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Trong bài viết này, Hoatieu.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Bộ đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức để bạn đọc cùng tham khảo. Bộ đề được tổng hợp gồm có 3 mã đề thi, mỗi đề thi gồm có 2 phần đọc hiểu và làm văn. Học sinh làm bài trong thời gian 90 phút. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi đề thi dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi giữa học kì 2 lớp 11 tốt hơn.
Đề thi giữa kì 2 Văn 11 Kết nối tri thức - Đề 1
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 03 trang) | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Ngữ văn ; Khối 11 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Các dòng sông trôi đi như thời gian, và cũng như thời gian, trên mặt nước các triền sông biết bao nhiêu là chuyện đời đã diễn ra. Nhất là về đêm, trên làn nước của dòng sông quê hương tôi lấp lánh hằng hà những đốm sáng bí ẩn, có cả điều bí ẩn của đời tôi
(Lược một đoạn: Nhân vật “tôi” là người canh gác vị trí hộ đê , dù nghe tin vợ trở dạ nhưng vẫn vì trách nhiệm mà không thể quay về nhà. Năm ấy, vào đúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, Mỹ ném hàng loạt bom phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng, đê vỡ như cơn đại hồng thủy lấn vào làng. Nhân vật “tôi” chạy lao về làng cứu vợ con. Mái nhà tranh của gia đình nhân vật tôi bị cuốn đi và vướng vào thân cây đa trước đình làng)
… Nhiều giờ trôi qua. Mưa tuôn, gió thổi. Mực nước không dâng cao hơn, nhưng chảy xiết hơn. Cây đa đầy người hơn. Tôi mỏi nhừ. Tay ôm chặt vợ, tay níu mình vào chạc cây. Vợ tôi yếu lả, ướt lướt thướt, lạnh ngắt. Khoảng gần sáng, bỗng có tiếng quẫy nước ngay dưới cành đa của vợ chồng tôi. Một giọng nghẹn sặc với lên:
- Cứu mẹ con tôi mấy… cứu mấy, người ơi…
Một bàn tay nhớt và lạnh như tay ma rờ vào chân tôi đang buông thõng. Tôi vội cúi xuống, đưa tay ra. Nhưng bàn tay của người đàn bà dưới nước truội đi, chìm nghỉm. Cành đa kêu rắc, chao mạnh. Vợ tôi ối lên một tiếng thảng thốt, và “ùm”, con trai tôi, đứa con sơ sinh tôi chưa được nhìn thấy mặt, tuột khỏi bọc ni lông trên tay mẹ nó, sa xuống làn nước tối tăm.
- Con tôi…! Vợ tôi hét rú lên và lao ngay lập tức xuống nước hòng chụp lấy con.
Tôi phóng mình theo. Nước lạnh, bùn ngầu, sâu hút và cuốn mạnh. Tôi với kịp thằng con, nhao vội lên, trao nó cho những bàn tay đang chìa xuống, rồi lặn tiếp ngay để cứu vợ. Nhiều người phi xuống theo để trợ sức tôi…
Tôi tỉnh lại, thấy trời sáng rồi và đã tạnh mưa. Tôi nằm trong khoang một ca nô cứu nạn đầy ắp người. Hồi đêm, tôi đã vật lộn điên dại quyết sống mái một phen với làn nước giết người, nhưng tôi đã thua cuộc. Ứa ra cả máu tai máu mũi mà không những không cứu nổi vợ, đến thi thể cô ấy tôi cũng bất lực không tìm thấy. Khi ca nô quân đội tới, mọi người phải dùng sức để buộc tôi rời mặt nước. Kiệt sức, tôi ngất đi. Khổ đau, tôi tỉnh dậy, nước mắt nóng rực, tê nhói. Một chị phụ nữ chen tới bên tôi, lên lời an ủi:
- Phận chị ấy đã vậy, thôi thì anh phải nén lòng lại, giữ sức khoẻ mà nuôi con. Ơn trời, anh còn kịp cứu được cháu. Chao ôi, vừa kịp khóc chào đời đã trải qua một cơn kinh hoàng hú vía. Anh coi con anh này. Cứ như không. Đã bú, đã ngủ rồi đây này. Ngoan chưa này… Ôi chao, nó tè dầm rồi này.
Chị nựng nịu, và từ từ giở bọc chăn chiên đang ủ kín con tôi. Chị thay tã cho nó. Tôi nhìn, chết lặng.
- Con tôi… - Tôi khóc, đỡ lấy bọc chăn, - Con tôi.
Từ bấy tới nay, thời gian trôi qua và triền nước trôi đi, tôi đã có tuổi và con gái tôi đã thành một thiếu nữ. Nó là đứa con của làn nước, mọi người đều nói thế bởi vì chuyện nó sa xuống dòng nước lụt rồi được cha nó cứu lên thì cả làng ai cũng biết. Nhưng điều bí mật kia thì không ai hay, kể cả con gái tôi cũng không thể biết. Chỉ có dòng sông biết.
Có ngày nào mà tôi không ra sông để ngắm dòng nước trôi. Vợ tôi, con tôi và người đàn bà vô danh nhìn tôi từ đáy nước. Thời gian, năm tháng cứ trôi, dòng sông và lịch sử, tất cả đổi thay nhưng mà niềm đau của đời tôi thì khôn nguôi bởi ấy là niềm đau không thể nói nên lời.
(Bí ẩn của làn nước, Bảo Ninh, trích trong Bảo Ninh – Những truyện ngắn, NXB Trẻ, 2021)
Chú thích:
1. Nhà văn Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh năm 1952, tại Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Bảo Ninh được biết tới với những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh và hậu chiến. Ông là nhà văn có nhiều đóng góp trọng trong công cuộc đổi mới văn xuôi Việt Nam hiện đại giai đoạn từ sau 1975 tới nay.
2. Tác phẩm trích trong Bảo Ninh – Những truyện ngắn, NXB Trẻ, 2021, tr.21-24. Là câu chuyện đầy cảm động về nỗi đau khổ, mất mát của nhân vật tôi khi phải chứng kiến tình cảnh vợ và con trai bị nước lũ cuốn trôi
Chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên ?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 2. Xác định ngôi kể trong đoạn trích ?
A. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ nhất
D. Ngôi thứ nhất và thứ ba
Câu 3. Hình ảnh nào xuất hiện khi nhân vật “tôi” ra sông ngắm dòng nước trôi ở đoạn văn kết thúc?
A. Dòng sông và lịch sử
B. Người vợ, người con và người đàn bà vô danh
C. Người con và cơn lũ
D. Người vợ và quê hương
Câu 4. Xác định tình huống chính của đoạn trích trên?
A. Tình huống bi kịch: nhân vật tôi không cứu được vợ và con trai mới sinh mà lại cứu được con gái của người đàn bà xa lạ
B. Tình huống bi kịch: Nhân vật “tôi” phải giữ kín điều bí mật của mình năm xưa
C. Tình huống bi kịch: Nhân vật “tôi” muốn về cứu vợ con nhưng phải gánh vác trach nhiệm với người dân
D. Tình huống bi kịch: Nhân vật “tôi” muốn cứu vợ con nhưng lại sức cùng lực kiệt.
Câu 5. Đoạn văn: “Tôi mỏi nhừ. Tay ôm chặt vợ, tay níu mình vào chạc cây. Vợ tôi yếu lả, ướt lướt thướt, lạnh ngắt.” cho thấy nhân vật tôi đang ở trong tình cảnh nào?
A. Éo le, trớ trêu
B. Rất nguy kịch
C. Mệt mỏi không thể cứu được vợ con
D. Căng thẳng, khó tập trung
Câu 6. Câu văn: “Khổ đau, tôi tỉnh dậy, nước mắt nóng rực, tê nhói” diễn tả tâm lí nào của nhân vật tôi?
A. Đau đớn, tuyệt vọng
B. Xót xa, ái ngại
C. Tê tái, xót xa
D. Khổ đau, tê tái
Câu 7. Câu văn “Thời gian, năm tháng cứ trôi, dòng sông và lịch sử, tất cả đổi thay nhưng mà niềm đau của đời tôi thì khôn nguôi bởi ấy là niềm đau không thể nói nên lời” nội tâm của nhân vật “tôi” thể hiện qua:
A. Qua hành động, cử chỉ của nhân vật
B. Qua lời của người kể chuyện
C. Qua hình ảnh ẩn dụ
D. Qua tình huống truyện
Trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 8. Nhận xét về phản ứng của nhân vật “tôi” khi nghe tiếng kêu cứu của người đàn bà?
Câu 9. Vì sao nhân vật “tôi” lại khóc, chết lặng khi nhìn thấy người phụ nữ thay tã cho đứa trẻ vừa được cứu?
Câu 10. Anh/chị có đồng tình với sự im lặng và giữ bí mật của nhân vật “tôi” đối với con gái không? Vì sao?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 đến 800 chữ) phân tích, đánh giá về đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Bí ẩn của làn nước (Bảo Ninh).
Đáp án
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | A | 0.5 | |
2 | C | 0.5 | |
3 | B | 0.5 | |
4 | A | 0.5 | |
5 | A | 0.5 | |
6 | A | 0.5 | |
7 | B | 0.5 | |
8 | - Phản ứng của nhân vật “tôi” khi nghe tiếng kêu cứu dưới nước trong tình huống nguy hiểm: Cúi xuống, đưa tay ra kéo người đàn bà dưới nước. - Nhận xét: + Tình huống cấp bách, hiểm nguy, quyết định sinh tử của cả người đàn bà dưới nước, đứa trẻ lẫn gia đình nhân vật “tôi”. + Hành động của nhân vật “tôi” sẵn sàng cứu giúp người khác dù sự sống của mìnhvà gia đình mong manh cho thấy tình yêu thương, lòng dũng cảm, sẵn sàng cứu giúp kẻ yếu gặp nguy hiểm. + Hành động đó khiến chúng ta vô cùng xúc động và trân trọng Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,75 điểm -- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp với 1/3 ý nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,5 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. | 0.25 0.75 | |
9 | - Phản ứng của nhân vật “tôi” khi nhìn người phụ nữ thay tã cho con mình được cứu từ dòng nước lũ: Tôi nhìn, chết lặng; Gọi không thành tiếng: “Con tôi…”; Tôi khóc, đỡ lấy bọc chăn, gọi “Con tôi!” - Vì : + “Tôi” xúc động vì tưởng cứu được con mình + Sau đó, “tôi” bàng hoàng, sửng sốt, đau đớn, chết lặng, vì nhận ra đứa bé không phải con mình, và con mình đã vĩnh viễn bị dòng nước lũ cuốn đi. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,75 điểm - Học sinh trả lời được ½ ý : 0,5 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. | 1.0 | |
10 | HS đồng tình hoặc không đồng tình: - Đồng tình vì(có thể giải thích theo một trong hai cách sau): + Sự mất mát người thân yêu là hoàn cảnh không thể nào thay đổi, cách tốt nhất là sống trọn vẹn với những gì đang có nên hãy để bí mật đó trội theo dòng nước. + Nếu nói ra, người con gái sẽ đau khổ và chịu thêm tổn thương mất mát. Khi im lặng nghĩa là giữ lại hạnh phúc cho con, hãy coi hạnh phúc trao đi để đón lại hạnh phúc. + ….. - Không đồng tình vì(có thể giải thích theo một trong ba cách sau): + Đứa trẻ đã lớn thì cũng cần được biết về sự thật. + Nhân vật “tôi” là người đã hi sinh vì con, người con sẽ hiểu và yêu thương ông hơn. + Khi giữ bí mật, nhưng trong nhân vật “tôi” luôn phải mang nỗi ám ảnh, day dứt. Có thể việc nói ra những bí mật sẽ giúp ông thanh thản, giải thoát khỏi những giằng xé nội tâm trong suốt cuộc đời Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,25 điểm - Học sinh trả lời có đồng ý hay không đồng ý nhưng không giải thích: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm *Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được. | 0.5 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể | 0,5 | |
| b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận | 0.25 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: I. MỞ BÀI - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. - Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: II. THÂN BÀI 1. Tóm tắt cốt truyện - Nhân vật “tôi” nhớ lại kỷ niệm buồn, gắn với những mất mát và bí ẩn của đời mình + Trong hoàn cảnh hiểm nguy, nhân vật “tôi” vì cứu mẹ con người đàn bà mà vợ con của mình đã bị dòng nước cuốn trôi + Nhân vật “tôi” lao xuống nước và cứu được con lên. Khi nhận lại đứa con trai của mình thì nhận ra đó không phải con mình, mà là con gái của người đàn bà kia. + Nhiều năm trôi qua, nhưng bí mật kia thì “tôi” không cho con gái biết, cũng không ai hay, chỉ có dòng sông biết; thời gian trôi nhưng nỗi đau thì khôn nguôi bởi đó là nỗi đau không nói được thành lời => Trong cuộc sống vô tận, thời gian có thể xoá nhoà đi nhiều thứ song có những nỗi đau, mất mát còn đọng mãi, không thể nguôi yên. Hành động cao cả, tình thương và đức hy sinh đôi khi khiến người ta vẫn phải chịu ám ảnh, xót xa, day dứt vì những mất mát từ hành động ấy. => Cốt truyện nhiều biến cố bất ngờ, tình huống éo le, thử thách, việc đảo trật tự thờigian khiến các sự kiện được đồng hiện, đem đến cái nhìn toàn diện. => Chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi, đem đến nhiều cảm xúc đặc biệt là cácchi tiết lặp lại ở phần mở đầu và kết thúc tác phẩm. 2. Đặc sắc nghệ thuật của truyện - Điểm nhìn, ngôi kể: Nghệ thuật trần thuật từ người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, với điểm nhìn từ bên trong đã giúp độc giả đi sâu vào thế giới nội tâm của nhânvật, khiến tác phẩm trở nên chân thực, giàu chất trữ tình. - Mạch kể: Có sự đảo trật tự thời gian khiến các sự kiện được đồng hiện, đem đến cái nhìn toàn diện. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật “tôi”: + Nhân vật “tôi” cũng thể hiện là người hết lòng yêu thương vợ con, không quản ngại sinh mệnh của bản thân để cứu vợ con. Tình yêu thương thể hiện rõ trong sự xót đau mất vợ con không nguôi theo năm tháng. + Nhân vật “tôi” hiện lên là con người có hoàn cảnh éo le, khó có thể giải thoát, luôn phải sống trong sự dày vò bởi sự lựa chọn nào cũng mang đến sự xót đau. + Nhân vật “tôi” là người dũng cảm, giàu tình yêu thương, sự sẻ chia, nhân hậu. -> Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật sâu sắc, kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả… bộc lộ rõ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. III. Kết bài - Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Hướng dẫn chấm: - Bài viết đầy đủ, sâu sắc, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục: 2,5 điểm. - Đủ ý nhưng chưa có độ sâu, lập luận tương đối chặt chẽ, có sức thuyết phục: 2,0 điểm. - Còn thiếu ý, sơ sài , lập luận tương đối chặt chẽ: 1,5 điểm. - Còn thiếu ý, sơ sài , lập luận thiếu chặt chẽ: 1,0 điểm. - Bài viết sơ sài: 0,25 điểm – 0,5 điểm. - Lạc đề: 0 điểm | 2,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | |
| e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | |
Tổng điểm | 10.0 |
Để xem nội dung đầy đủ của bộ đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức, mời các bạn tải file chi tiết về sử dụng.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Cô bé bướng bỉnh
- Ngày:
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
339,3 KB 26/02/2025 2:56:00 CHTham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Ngữ văn
- Toán
- Hóa học
- Sinh học
- Vật lí
- Lịch sử
- Địa lí
- Công nghệ
- Tiếng Anh Global success
- Tiếng Anh Friends Global
- KT & PL
- Tin học
- Hoạt động trải nghiệm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Đề thi lớp 11
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật lớp 11 năm 2024-2025
Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 11 Kết nối tri thức có đáp án (5 đề)
6 Đề thi cuối kì 1 Toán 11 Kết nối tri thức có đáp án
Đề thi học sinh giỏi Hóa học 11 cấp tỉnh năm 2025
Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Văn có đáp án sách mới
Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm học 2023 - 2024