Đề cương ôn tập Ngữ văn giữa học kì 2 lớp 11 Kết nối tri thức
Đề cương ôn tập Ngữ văn giữa học kì 2 lớp 11 Kết nối tri thức năm học 2024-2025 được xây dựng nhằm giúp học sinh hệ thống lại kiến thức trọng tâm và rèn luyện kỹ năng làm bài thi hiệu quả. Tài liệu này bám sát chương trình sách giáo khoa lớp 11, đảm bảo cung cấp đầy đủ nội dung quan trọng để học sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ kiểm tra giữa kỳ. Đặc biệt, đề cương có ma trận đề thi, giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề, phân bổ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em củng cố kiến thức và đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa học kỳ 2.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Ngữ Văn 11 sách Kết nối tri thức
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức.
Ôn tập kiến thức đã được học ở bài 6, 7, SGK Ngữ văn 11, tập hai – Kết nối tri thức với cuộc sống.
1.2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản
- Viết bài thuyết minh một tác phẩm văn học, một sự vật, hiện tượng trong đời sống
- Viết bài nghị luận xã hội
2. NỘI DUNG
2.1. Phạm vi kiến thức, kĩ năng
Đọc:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ Nôm (cốt truyện, nhân vật người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp miêu tả, ngôn ngữ ), các đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm của Nguyễn Du, sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút, tản văn, giữa hư cấu và phi hư cấu trong truyện kí.
- Phân tích và đánh giá được chủ đề (cảm hứng chủ đạo), tư tưởng, thông điệp của văn bản
- Hiểu được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc và biện pháp tu từ đối trong văn bản văn học; Hiểu được hiện tượng phá vỡ qui tắc thông thường, vận dụng vào việc tìm hiểu ngôn ngữ trong văn bản nghệ thuật.
Viết:
- Viết bài văn thuyết minh về tác phẩm văn học có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận
- Viết bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
-Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội (con người với cuộc sống xung quanh, hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại).
2.2. Ma trận
TT | Kĩ năng | Đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Số câu | Tỉ lệ | Tổng điểm | ||||||
Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | ||||||
1 | Đọc hiểu | Thơ Nguyễn Du / tùy bút/ truyện kí | 02 | 15% | 02 | 20% | 02 | 15% | 6 | 50% |
5,0 |
2 | Làm văn | Tạo lập văn bản nghị luận xã hội | 1* | 10% | 1* | 15% | 1* | 25% | 1 | 50% | 5,0 |
3 | 25 | 3 | 35 | 3 | 40 | 7 | 100 | 10 |
2.3. Câu hỏi / yêu cầu và đề minh họa.
a/Câu hỏi phần đọc hiểu (với ngữ liệu là một văn bản/ đoạn trích cho trước)
*/ Với mức độ nhận biết
- Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thể loại ... của văn bản/đoạn trích
- Chỉ ra những hình ảnh, chi tiết cùng thể hiện một nội dung hoặc có chung một đặc điểm nào đó trong văn bản /đoạn trích
- Xác định lời nhân vật, lời người kể chuyện trong truyện thơ Nôm
*/ Với mức độ thông hiểu:
- Nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc hoặc phép đối được sử dụng trong câu/ đoạn
- Nêu ý nghĩa nhan đề, ý nghĩa của một chi tiết nghệ thuật, một câu thơ, ...
- Tại sao tác giả lại nói ...?
- Phân tích biện pháp lặp cấu trúc, phép đối
- Phân tích biện pháp tu từ trong văn bản, đoạn trích
...
*/ Với mức độ vận dụng:
- Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị sau khi đọc văn bản /đoạn trích trên.
- Bài học anh/ chị rút ra được từ văn bản/đoạn trích là gì?
- Nhận xét về nhân vật trong đoạn trích/văn bản
- Anh/chị có đồng ý với quan điểm ...hay không? Vì sao?
- Viết đoạn văn về vẻ đẹp ngôn từ của đoạn trích/ văn bản
b/Câu hỏi tạo lập văn bản:
(Câu hỏi thể hiện cả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao)
- Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học mà em yêu thích (có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận)
- Vấn đề xã hội nào hiện nay đang khiến bạn quan tâm nhiều nhất? Hãy viết một văn bản thuyết minh về vấn đề đó.
- Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến “ Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng( Lỗ Tấn)
- Cuộc sống thường có những khó khăn, thử thách: đối mặt hay bỏ cuộc là lựa chọn của mỗi người.
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600) chữ bày tỏ ý kiến của anh/ chị về những khó khăn thử thách đối với tuổi trẻ.
Xem nội dung chi tiết Đề cương ôn thi giữa kì 2 Ngữ Văn 11 sách Kết nối tri thức trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:
Phạm Huyền Trang
- Ngày:
Đề cương ôn tập Ngữ văn giữa học kì 2 lớp 11 Kết nối tri thức
105,5 KB 06/03/2025 3:19:00 CHTham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Mẫu hợp đồng góp vốn
Có thể bạn quan tâm
-
(6 đề) Nhà mẹ Lê đọc hiểu có đáp án
-
Đọc hiểu Áo tết có đáp án
-
Tổ quốc nhìn từ biển đọc hiểu
-
Đọc hiểu Một bữa no
-
Phân tích và đánh giá đoạn trích Tổ quốc nhìn từ biển
-
Cơm mùi khói bếp đọc hiểu
-
Đọc hiểu bài thơ Xó bếp
-
Đọc hiểu Con chó xấu xí có đáp án
-
(5 đề) Đọc hiểu Hoa cỏ may có đáp án
-
Phân tích bài thơ Cây chuối
-
Phân tích tác phẩm Nghèo của Nam Cao hay
-
Phân tích Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn

Bài viết hay Lớp 11
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
Soạn bài Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI
Văn bản Chiếu cầu hiền hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?
Đọc hiểu Kép Tư Bền (có đáp án)
Tóm tắt tác phẩm Thề nguyền và vĩnh biệt
Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo