Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Tải về

Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức được Hoatieu chia sẻ đến các bạn học sinh trong bài viết này mẫu đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 sách mới Kết nối tri thức có ma trận và đáp án chi tiết sẽ giúp các em củng cố kiến thức thật tốt trước khi đi thi. Đề thi cuối học kì 1 Văn 11 KNTT file word bao gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 KNTT

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc

Thợ, Kịch, Truyện, Văn bản nghị luận...

4

0

3

1

0

1

0

1

60

2

Viết

Viết văn bản NL về một vấn đề xã hội

0

1

0

1

0

1

0

1

40

Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi

20%

10%

15%

25%

0

20%

0

10%

100%

Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức

30%

40%

20%

10%

Tổng % điểm

70%

30%

2. Đề thi Văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống HK 1

Phần I: Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Con bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:

- Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.

Nó nghĩ và nó muốn chia sẽ với con Bích, bạn nó.

Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo, má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được. Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá quá trời nên tính trước, nếu mùng một con bé Em đi về Ngoại thì mùng Hai hai đứa đi tới nhà cô giáo. Bây giờ con bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn.

Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi sách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:

- Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?

- Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được.

- Vậy mầy được mấy bộ?

- Có một bộ hà. Con bé Em trợn mắt:

- Ít quá vậy?

- Con Út Mót với Con Út Hết được hai bộ. Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó.

- Vậy à? Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không. Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó:

- Còn mầy?

- Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng Một tới mùng Bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn.

- Mầy sướng rồi.

Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn. Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại. Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách. Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới, má nó nói hoài, Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho. Con bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng:

- Bộ đồ mầy mai chắc đẹp lắm, bữa mùng Hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen?

Rồi tới mùng một, mùng hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen:

- Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.

Hai đứa cười. Lúc đó con bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý bé em. Thiệt đó.

(Áo Tết, Nguyễn Ngọc Tư, in trong Bánh trái mùa xưa, Nxb Văn học)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định đề tài của truyện.

Câu 2. Xác định ngôi kể của truyện ngắn trên?

Câu 3: Truyện được kể chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật nào?

Câu 4. Tóm tắt cốt truyện ngắn gọn trong 2 - 3 câu văn.
Câu 5. Xác định chủ đề chính, chủ đề phụ của truyện.

Câu 6: Nhân vật bé Em cuối cùng đã mặc trang phục như thế nào khi đến nhà cô giáo, lựa chọn đó thể hiện bé Em là người như thế nào?

Câu 7: Bài học sâu sắc em rút ra từ truyện ngắn trên là gì?

Câu 8 : Liên hệ với truyện ngắn “ Gió lạnh đầu mùa” và chỉ ra điểm tương đồng trong cách xây dựng nhân vật

Phần II : Viết (4,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong trong bài thơ “Áo trắng”của Huy Cận.

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,

Hôm xưa em đến, mắt như lòng

Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,

Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng.

Em đẹp bàn tay ngón ngón thon;

Em duyên đôi má nắng hoe tròn.

Em lùa gió biếc vào trong tóc

Thổi lại phòng anh cả núi non.

Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời;

Hồn em anh thở ở trong hơi.

Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,

Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.

Đôi lứa thần tiên suốt một ngày.

Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.

Dịu dàng áo trắng trong như suối

Toả phất đôi hồn cánh mộng bay.

(Áo trắng, Huy Cận, in trong Lửa thiêng, Nxb Hội Nhà Văn)

..................... Hết .....................

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6.0

1

Đề tài: Tình bạn

0.5

2

Ngôi kể thứ ba

0.5

3

Điểm nhìn: Nhân vật bé Em

0.5

4

Bé Em được mẹ mua cho chiếc váy hồng mới để diện Tết. Bé Em dự định sẽ mặc chiếc váy lộng lẫy ấy để cùng bạn Bích đến thăm nhà cô giáo. Khi biết bạn Bích chỉ được sắm bộ quần áo bình thường, bé Em đã không mặc váy mà chọn mặc một bộ bình thường giống bạn.

1.0

5

- Chủ đề chính: Ca ngợi tình bạn đẹp và sự tinh tế, nhân văn trong cách ứng xử với bạn bè.

- Chủ đề phụ: Đồng cảm với hoàn cảnh nghèo khó của con người.

1.0

6

- Nhân vật bé Em cuối cùng đã không mặc chiếc váy mày hồng lộng lẫy mà mặc mặc "áo thun có in hình mèo bự" khi đến nhà cô giáo.

- Lựa chọn đó thể hiện bé Em là người nhạy cảm, tinh tế, quan tâm đến xúc cảm của bạn, thấu hiểu cho hoàn cảnh của bạn, tự hạ mình để bạn khỏi buồn.

1.0

7

Bài học sâu sắc em rút ra từ truyện ngắn trên là: Trong tình bạn, chúng ta cần phải đối với nhau bằng sự chân thành. Bởi chỉ có tình cảm chân thành mới gắn kết lâu bền tình bạn ấy và mang đến cho chúng ta những xúc cảm đẹp của tình bạn.

1.0

8

- Điểm tương đồng trong cách xây dựng chi tiết: Đều có chi tiết "áo" : Trong truyện "Gió lạnh đầu mùa" là chiếc áo hai chị em Sơn cho Hiên vì thương bạn rét; trong truyện "Áo Tết" là chiếc váy bé Em rất thích nhưng quyết định không mặc để hòa đồng với bạn.

- Điểm tương đồng trong cách khắc họa nhân vật: Nhân vật bé Em và chị em Sơn đều là những đứa trẻ con nhà khá giả nhưng có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, giàu tình yêu thương, biết đồng cảm, chia sẻ với bạn nghèo.

0.5

II

Làm văn

4.0

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong bài thơ “Áo trắng”của Huy Cận.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25

b. Xác định đúng vấn đề

Chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong bài thơ “Áo trắng”của Huy Cận.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu tác giả và bài thơ “Áo trắng”

0.5

* Phân tích, đánh giá chủ đề

- Chủ đề về tình yêu thơ mộng, trong sáng của tuổi học trò.

+ Tình yêu tuổi học trò là một chủ đề khá quen thuộc trong thơ ca hiện đại.

+ Chàng trai trong bài thơ quả là đang ngập tràn hạnh phúc ngất ngây, và niềm hạnh phúc ấy khiến cho hình ảnh người yêu hiện lên trong bài thơ thật lung linh, thơ mộng, cảnh trí cũng nhân đó mà trở nên lung linh.

+ Khoảnh khắc gặp gỡ với người yêu đã làm thăng hoa cuộc đời, biến cuộc đời thành một cõi thần tiên.

* Phân tích, đánh giá nghệ thuật:

- Cấu tứ của bài thơ: Bài thơ được triển khai theo cấu tứ gặp gỡ: cô gái đến thăm chàng trai mình yêu.

- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh:

+ Hình tượng trung tâm của bài thơ là cô gái, qua cái nhìn say đắm của chàng trai.

+ Kết cấu vòng tròn: mở đầu và kết thúc bài thơ là hình ảnh “áo trắng”.

2.0

* Đánh giá chung:

Bài thơ mang những nét đặc sắc về chủ đề và nghệ thuật : Với cấu tứ độc đáo và hệ thống hình ảnh đẹp đẽ, “Áo trắng” xứng đáng được coi là bài thơ tình yêu tuổi học trò hay nhất của Huy Cận nói riêng và thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung viết về tình yêu thơ mộng, lãng mạn và trong sáng của tuổi học trò.

0.5

* Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.25

* Sáng tạo

Vận dụng hợp lý các thao tác nghị luận; thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

0.25

TỔNG ĐIỂM (I + II)

10.0

3. Đề kiểm tra cuối kì 1 môn văn 11 Kết nối tri thức

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Ngữ văn 11 – Thời gian 60 phút

I: Đọc-hiểu (5 điểm)

Đọc văn bản:

Cửa sổ hai nhà cuối phố

Không hiểu vì sao không khép bao giờ.

Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp

Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.

Giấu một chùm hoa sau chiếc khăn tay,

Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,

Bên ấy có người ngày mai ra trận

Họ ngồi im không biết nói năng chi

Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi,

Nào ai đã một lần dám nói?

Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy…)

Rồi theo từng hơi thở của anh

Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực

Anh lên đường

Hương thơm sẽ theo đi khắp

Họ chia tay

Vẫn chẳng nói điều gì

Mà hương thầm thơm mãi bước người đi.

(Hương thầm, Phan Thị Thanh Nhàn, Trường Sơn – đường khát vọng, NXB Chính trị quốc gia)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của bài thơ.

Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình của bài thơ.

Câu 3. Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật cô gái trong bài thơ.

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được thể hiện ở trong hai câu thơ:

Họ ngồi im không biết nói năng chi

Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi.

Câu 5. Từ tâm trạng của nhân vật cô gái trong bài thơ, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu (nam nữ) chân chính (trình bày khoảng 5-7 dòng).

II. VIẾT (5.0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lối sống biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6.0

1

Số chữ trong các dòng thơ không đồng nhất/không bằng nhau là cơ sở để xác định thể thơ tự do của văn bản.

0.75

2

nhân -Nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình của bài thơ: Đôi bạn

-(HS trả lời: cô gái hoặc chàng trai – 0,5 điểm)

0.75

3

Sự vận động cảm xúc của nhân vật cô gái trong bài thơ:

- Chàng trai lên đường ra trận, cô gái e lệ “giấu chùm hoa trong chiếc khăn tay” để tặng chàng trai.

- Khi cô gái tặng chiếc khăn tay cho chàng trai, họ rụt rè không dám nói gì. Đến lúc chia tay, cô gái và chàng trai “vẫn chẳng nói điều gì”, chỉ có hương bưởi thơm ngan ngát lặng lẽ, âm thầm “thơm mãi bước người đi”.

1.0

4

Biện pháp tu từ hoán dụ/ẩn dụ được thể hiện ở những từ ngữ: mắt chợt tìm nhau.

+ Làm cho lời thơ trở giàu giá trị gợi hình, biểu cảm.
+ Thể hiện tình yêu thầm kín, e lệ, trong sáng của đôi bạn học cùng lớp dành cho nhau.
+ Thể hiện tâm trạng nhà thơ: .

1.0

5

Từ tâm trạng của nhân vật cô gái trong bài thơ, học sinh bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu (nam nữ) chân chính. Có thể theo hướng:

- Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ xã hội.

- Một tình yêu chân chính đặt nền tảng trên sự quan tâm, chăm sóc, nâng đỡ và hi sinh cho nhau - tình yêu vị tha, bao dung.

- Tình yêu chân chính có khả năng cảm hóa con người, nó có thể mang lại cho con người tất cả sự cao thượng, làm cho người xấu trở nên tốt hơn.

- Tình yêu chân chính là tình yêu mang trong đó tình thương. Thương yêu sâu sắc, nó giúp con người biết cố gắng, phấn đấu và sống tốt hơn.

1.5

2

Viết:

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lối sống biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống.

5.0

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Đoạn văn nghị luận xã hội

0.5

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lối sống biết trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống.

0,5

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

- Xác định được các ý chính của bài viết

- Sắp xếp được các ý hợp lý theo bố cục của đoạn văn nghị luận:

* Giới thiệu được vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề

* Triển khai vấn đề nghị luận:

** Giải thích:

- Trân trọng: thái độ nâng niu, coi trọng, điều bình dị: những điều nhỏ bé, giản dị xung quanh cuộc sống mỗi con người.

- Trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống là thái độ coi trọng, nâng niu, trân quý những điều nhỏ bé, giản dị xung quanh cuộc sống mỗi con người.

-> Mỗi con người chỉ có duy nhất một lần để sống trên cõi đời, bởi vậy cần trân trọng cuộc sống, mà trước hết là những điều nhỏ bé bình dị xung quanh.

** Ý nghĩa của sự trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống

+ Những điều bình dị xung quanh ta có thể là một nhành cây, ngọn cỏ, một ánh mắt thân thương, một nụ cười ấm áp, một cuộc gặp gỡ bạn bè, một bữa cơm gia đình, một câu nói quan tâm,... Đó là những điều rất giản đơn, bình dị mà con người có thể gặp ở bất cứ đâu trong cuộc sống hàng ngày.

+ Những điều nhỏ bé là cơ sở, là nền tảng tạo nên những điều lớn lao (muôn triệu giọt nước tạo nên biển cả, muôn vạn cây xanh tạo nên cánh rừng bạt ngàn, những cử chỉ quan tâm tạo nên tình yêu thương gắn kết, những thành tựu vĩ đại được kiến tạo từ những suy nghĩ, hành động… chi tiết, giản đơn nhất...).

+ Trân trọng những điều bình dị là cách chúng ta thể hiện lòng biết ơn đối với cuộc sống, tạo thêm yêu thương và sự kết nối với cuộc sống đang diễn ra xung quanh, nhìn nhận cuộc đời tích cực, biết mở rộng tâm hồn, đón nhận cảm giác gần gũi, bình yên .…

+ Khi làm được những điều binh dị nhỏ bé, con người thêm tự tin vào bản thân mình; có động lực để vượt qua khó khăn, thử thách, phát huy hết khả năng tiềm ẩn trong mình để vươn tới những điều lớn lao, cao cả. Đó là khi con người được sống ý nghĩa, nhân văn...

** Mở rộng:

- Không trân trọng những điều bình dị xung quanh, thờ ơ với thế giới muôn màu sắc của cuộc sống, chúng ta dần trở nên lạc lõng trong chính cuộc sống của bản thân mình. Xem thường những điều bình dị nhỏ bé, chúng ta dần đánh mất đi giá trị của cuộc sống.

- Phê phán những người quá mải mê chạy theo những gì lớn lao mà quên mất những điều nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày.

- Tuy nhiên, trân trọng những điều bình dị không có nghĩa là bằng lòng với những gì vụn vặt, tầm thường hoặc không bao giờ biết mơ ước tới những điều lớn lao, kì vĩ, có ảnh hưởng tích cực cho cuộc sống của tất cả mọi người.

**Bài học:

- Nhận thức: cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ. Đừng thờ ơ, cũng đừng vì chạy theo những điều lớn lao mà quên mất những điều bình dị quanh mình.

- Biết tìm niềm vui trên cõi sống ngay từ những gì thân quen, trân trọng những gì nhỏ bé, lấy đó làm cơ sở để thực hiện những ước mơ, khát vọng lớn.

- Làm điều nhỏ bé: Học tập, rèn luyện, nỗ lực phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội...

(Học sinh có thể trình bày quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật)

2.5

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Triển khai được ít nhất hai ý để làm rõ quan điểm của cá nhân.

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đứcvà pháp luật

0.75

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết văn bản

0.25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5

Tổng điểm

10.0

4. Đề thi Văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

CON YÊU MẸ - Xuân Quỳnh

– Con yêu mẹ bằng ông trời

Rộng lắm không bao giờ hết

– Thế thì làm sao con biết

Là trời ở những đâu đâu

Trời rất rộng lại rất cao

Mẹ mong, bao giờ con tới!

– Con yêu mẹ bằng Hà Nội

Để nhớ mẹ con tìm đi

Từ phố này đến phố kia

Con sẽ gặp ngay được mẹ

– Hà Nội còn là rộng quá

Các đường như nhện giăng tơ

Nào những phố này phố kia

Gặp mẹ làm sao gặp hết!

– Con yêu mẹ bằng trường học

Suốt ngày con ở đấy thôi

Lúc con học, lúc con chơi

Là con cũng đều có mẹ

– Nhưng tối con về nhà ngủ

Thế là con lại xa trường

Còn mẹ ở lại một mình

Thì mẹ nhớ con lắm đấy

Tính mẹ cứ là hay nhớ

Lúc nào cũng muốn bên con

Nếu có cái gì gần hơn

Con yêu mẹ bằng cái đó

– À mẹ ơi có con dế

Luôn trong bao diêm con đây

Mở ra là con thấy ngay

Con yêu mẹ bằng con dế

Câu 1: Văn bản “Con yêu mẹ” được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Tự do

C. Sáu chữ

D. Năm chữ

Câu 2: Biện pháp tu từ chính nào được sử dụng trong hai câu thơ?

“Con yêu mẹ bằng Hà Nội

Để nhớ mẹ con tìm đi”

A. So sánh.

B. Nhân hoá

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ.

Câu 3: Tình yêu của đứa con dành cho mẹ được tác giả so sánh với hình ảnh nào?

A. Ông trời, Mặt trăng, con dế.

B. Hà Nội, đường đi, ông mặt trời.

C. Con dế, mặt trời, con đường đi.

D. Ông trời, Hà Nội, trường học, con dế.

Câu 4: Văn bản là tình cảm của ai dành cho ai?

A. Tình cảm của mẹ dành cho con.

B. Tình cảm của con dành cho mẹ.

C. Tình cảm của mẹ dành cho thiên nhiên.

D. Tình cảm của con dành cho trường học.

Câu 5: Nghệ thuật điệp ngữ với cụm từ “Con yêu mẹ bằng…” được lặp lại năm lần có tác dụng gợi nên ý nghĩa nào sau đây?

A. Thể hiện sức mạnh của tình mẫu tử đối với cuộc đời mỗi con người

B. Tạo mối liên hệ gắn bó giữa người mẹ với con

C. Khẳng định ý nghĩa lớn lao của người mẹ trong cuộc đời người con

D. Tạo giọng điệu thủ thỉ tâm tình, nhấn mạnh tình cảm yêu thương mẹ của người con

Câu 6: Dòng nào sau đây nêu đúng chủ đề bài thơ?

A. Tình mẫu tử.

B. Thiên nhiên tươi đẹp.

C. Hình ảnh ông trời và trường học.

D. Tình phụ tử.

Câu 7: Câu thơ: “Con yêu mẹ bằng ông trời/ Rộng lắm không bao giờ hết” gợi điều gì?

A. Ông trời bao la, rộng lớn.

B. Hình dáng của mẹ.

C. Thể hiện tình yêu rộng lớn, bao la của con dành cho mẹ.

D. Sự lo lắng của mẹ dành cho con.

Trả lời câu hỏi:

Câu 8 (0.5 điểm): Đọc xong văn bản “Con yêu mẹ” của Xuân Quỳnh, anh/chị sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình với cha mẹ?

Câu 9 (1.0 điểm): Anh/chị hãy nêu nội dung chính của văn bản “Con yêu mẹ”.

Câu 10 (1.0 điểm): Với bài thơ “Con yêu mẹ”, nhà thơ Xuân Quỳnh đã bộc lộ niềm thích thú trước tình cảm mẫu tử trong trẻo hồn nhiên mà không kém phần thắm thiết của trẻ thơ. Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Lí giải vì sao?

PHẦN II: VIẾT (4.0 ĐIỂM)

Anh/chị hãy phân tích những nét đặc sắc về cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ “Con yêu mẹ” của Xuân Quỳnh.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

A

0,5

3

D

0,5

4

B

0,5

5

D

0,5

6

A

0,5

7

C

0,5

8

Yêu thương không chỉ được thể hiện bằng hành động, mà còn bằng lời nói. Vì thế học sinh có thể thể hiện tình cảm với cha mẹ bằng cách:

– Dành thời gian cho bố mẹ nhiều hơn, vì thời gian là thứ quý giá nhất, mà con cái có thể dành cho bố mẹ.

– Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bố mẹ.

– Giúp đỡ bố mẹ, kể cả những việc đơn giản nhất.

– Nói lời yêu thương bố mẹ mỗi ngày.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

0,5

9

Nội dung bài thơ nói lên tình yêu to lớn, lòng kính trọng mà người con dành cho mẹ của mình. Đó là một tình yêu thương chân thành, thấu hiểu được những vất vả của mẹ, quan tâm mẹ của người con. Một thứ tình mẫu tử thiêng liêng và trong sáng, đáng được quý trọng!

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0

10

Anh/ chị có thể đồng tình với quan điểm trên và lí giải phù hợp.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời thuyết phục: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm.

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

1.0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

0,5

2,0

Hướng dẫn chấm:

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm.

- Phân tích về cấu tứ trong bài thơ:

+ Bài thơ “Con yêu mẹ”, có cấu tứ vô cùng độc đáo thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng giữa mẹ và con. Tình yêu bao la, rộng lớn của người con dành cho mẹ như trải dài vô tận, đây cũng là mạch cảm xúc chính xuyên suốt bài thơ, là thứ tình cảm không gì đong đếm được.

+ Bài thơ có cấu tứ được triển khai ở không gian từ xa đến gần, từ những điều bao la rộng lớn trở về với những điều giản dị, nhỏ bé. Bài thơ mở đầu ngay bằng câu hỏi của lời con trẻ “Con yêu mẹ bằng ông trời”. Bởi trong mắt người con thơ lúc này cái rộng lớn nhất chính là ông trời, không có gì lớn lao hơn thế nữa. Trẻ con thường lấy hình ảnh đó để chứng tỏ mức độ tột cùng của so sánh. Câu trả lời ngây thơ, vừa chân thực, đó là lời thủ thỉ của con khi trả lời mẹ ngay lập tức chạm đến bao trái tim của mỗi độc giả. Tình cảm ấy còn được so sánh “sánh “bằng ông trời”, “bằng Hà Nội”, “bằng trường học”, “bằng con dế” . Hà Nội thành phố nhỏ của con có những con đường đã trở nên quen thuộc, con sẽ sánh với lòng yêu của mẹ. Hay trường học là nơi con đến mỗi ngày, là nơi con được học những điều mới mẻ, nơi cho con những tri thức,…Con sẽ gắn nó với tình yêu của con dành cho mẹ.

- Phân tích nghệ thuật xây dựng hình ảnh trong bài thơ:

+ Tình yêu mẹ của con gắn với các hình ảnh so sánh “bằng ông trời”, “bằng Hà Nội”, “bằng trường học”, “bằng con dế” => từ không gian bao la đến những điều nhỏ bé, quen thuộc

+ Kết thúc bài thơ với hình ảnh “ bằng con dế” => ngộ nghĩnh, đáng yêu => đây mới chính là tình cảm thực của con trong cách hình dung của trẻ nhỏ

+ Những hình ảnh đó biểu hiện những cung bậc cảm xúc giàu giá trị và nó mang những lời thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu tạo lên tình mẫu tử thiêng liêng, thắm thiết

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

- Đánh giá chung:

Cấu tứ và hình ảnh đã được Xuân Quỳnh sử dụng một cách đắc địa, làm cho bài thơ “Con yêu mẹ” trở nên hấp dẫn và gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Bài thơ chính là tình mẫu tử thiêng liêng, tình cảm mẹ con cao quý, tình cảm không gì thay thế được. Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

- Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

I + II

10.0

5. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11 KNTT

ĐỀ THAM KHẢO MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC....

(Đề thi gồm 02 trang)

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

(…)Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.

Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (…)

Cuộc đời của gia đình bác Lê cứ như thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đói. Tuy vậy, cũng có những ngày vui vẻ. Những ngày nắng ấm trong năm, hay những buổi chiều mùa hạ, mẹ con bác Lê cùng nhau ngồi chơi ở trước cửa nhà. Các người hàng xóm cũng làm như thế. Các bà mẹ ngồi rủ rỉ với nhau những câu chuyện kín đáo, các trẻ con nô đùa dưới quán chợ, còn các bà già thì ngồi rũ tóc tìm chấy ngoài bóng nắng. Bác Lê đem thằng Hi, con Phún ra gọt tóc cho chúng nó bằng một cái mảnh chai sắc. Thằng cả ngồi đan lại cái lờ, còn những đứa khác chơi quanh gần đấy. Trong ngày hè nóng nực, con bác Lê đứa nào cũng lở đầu - bác ta bảo là một cái bệnh gia truyền từ đời ông tam đại - nên bác lấy phẩm xanh bôi cho chúng nó. Trông mẹ con bác lại giống mẹ con đàn gà, mà những con gà con người ta bôi xanh lên đầu cho khỏi lẫn. Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:

- Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.

Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu:

- Mất bớt đi cho nó đỡ tội!

Nhưng mọi người biết bác Lê quí con lắm. Tuy bác hết sức công bằng, người ta cũng thấy bác yêu thằng Hi hơn cả, nó là con thứ chín, và ốm yếu xanh xao nhất nhà. Bác thường bế nó lên lòng, hôn hít, rồi khoe với hàng xóm: nội cả nhà chỉ có nó là giống thầy cháu như đúc. Rồi bác ôm con ngồi lặng yên một lát, như để nhớ lại chuyện gì đã lâu lắm.

(Thạch Lam – Trích Nhà mẹ Lê - Truyện ngắn Thạch Lam – NXB Hội Nhà văn 2008)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?

A.Truyện vừa C.Tiểu thuyết

B.Truyện ngắn D.Truyện dài

Câu 2: Một số phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn bản là:

A.Tự sự, miêu tả C.Miêu tả, biểu cảm

B.Tự sự, nghị luận D.Nghị luận, miêu tả

Câu 3: Truyện được kể theo ngôi

A.Thứ nhất

C.Thứ ba

B.Thứ hai

D.Không có ngôi kể

Câu 4: Đề tài của văn bản là gì?

A.Số phận người nông dẫn

B.Hủ tục xã hội

C.Tình yêu thiên nhiên

D.Cuộc sống của người trí thức

Câu 5: Đoạn văn bản “ Người phố chợ vẫn thường nói đùa bác Lê về đàn con đông đúc ấy. Bác Đối, kéo xe, người vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo: “Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại con không quên mất.”” cho anh/chị hiểu gì về những con người lao động phố chợ:

A.Họ thích buôn chuyện và có nhiều thời gian rảnh rỗi.

B.Họ có cuộc sống nghèo khổ, đói rách.

C.Họ sống lạc quan, quan tâm tới những người xung quanh.

D.Họ sống chật chội, chen chúc ở phố chợ.

Câu 6: Từ “gia truyền” được hiểu là

A.Truyền nhiều đời trong một nhà/một họ.

B.Truyền từ nhà này sang nhà kia.

C.Lưu truyền trong một gia đình nhất định.

D.Bí quyết được truyền qua nhiều đời.

Câu 7: Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn bản trên?

A. Truyện không có cốt truyện

B. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giàu chất thơ.

C. Có những hình ảnh so sánh độc đáo

D. Sử dụng nghệ thuật biếm họa, khoa trương

Trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu:

Câu 8: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết”.

Câu 9: Cảm nhận về nhân vật bác Lê trong đoạn văn bản (trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5-6 câu).

Câu 10: Thông điệp sâu sắc nhất anh/chị rút ra được từ đoạn văn trên là gì? Vì sao?

II.VIẾT (4.0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử ở một bộ phận học sinh hiện nay.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

A

0,5

3

C

0,5

4

A

0,5

5

C

0,5

6

A

0,5

7

D

0,5

8

-Biện pháp tu từ: so sánh: da thịt thâm tím vì rét như thịt con trâu chết.

-Tác dụng:

+Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo lối diễn đạt mới mẻ cho câu văn.

+Khắc họa rõ cuộc sống đói rách cùng cực của gia đình bác Lê. Qua đó, cũng cho thấy sự cảm thương, chia sẻ của nhà văn với cuộc sống của người nông dân.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

-Học sinh chỉ nêu được biện pháp tu từ/ tác dụng: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời sai biện pháp tu từ hoặc không trả lời: 0,0 điểm

*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

0,5

9

- Yêu cầu về hình thức: viết thành đoạn văn hoàn chỉnh (không xuống dòng, đảm bảo đủ số câu).

- Yêu cầu về nội dung:

HS có thể trình bày theo cách cảm nhận riêng. Nên hướng vào một số ý chính sau sau:

Một người mẹ nghèo, đông con, cả đời vất vả, lam lũ, khổ cực.

Một người mẹ yêu thương, chăm sóc, hết lòng vì con cái.

Hình ảnh tiêu biểu cho số phận của người nông dân lao động nghèo khổ

Hướng dẫn chấm:

Học sinh làm như đáp án (chấp nhận các cách diễn đạt khác nhau); 1,0 điểm

Học sinh đảm bảo yêu cầu về hình thức, đảm bảo 2/3 nội dung: 0,75 điểm

Học sinh đảm bảo yêu cầu về hình thức, đảm bảo 1/3 nội dung: 0,5 điểm

Học sinh đảm bảo yêu cầu về hình thức, nội dung lan man, không rõ ràng: 0,25 điểm

Học sinh không đảm bảo yêu cầu về hình thức: trừ 0,25 điểm

Học sinh không làm bài/ làm lạc đề: không cho điểm.

1,0

10

-Thí sinh trình bày được 01 thông điệp sâu sắc nhất theo quan điểm cá nhân,

-Thí sinh lí giải hợp lí, thuyết phục.

Một số thông điệp gợi ý:

+Cần biết sống lạc quan, yêu thương, chia sẻ

+Cần biết yêu thương, quý trọng gia đình.

+Sống là không ngừng nỗ lực, cố gắng

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời 01 thông điệp và lí giải hợp lí thuyết phục: 1,0 điểm.

- Học sinh nêu thông điệp và lí giải chưa thuyết phục: 0,75 điểm.

- Học sinh chỉ nêu thông điệp/ nêu thông điệp chung chung và lí giải lan man: 0,5 điểm.

-Học sinh nêu thông điệp không rõ ràng, không có lí giải: 0,25 điểm.

- Học sinh không trả lời: không cho điểm

*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

1,0

II

VIẾT

4.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử ở một bộ phận học sinh

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý hướng tới:

2.5

-Tình trạng hút thuốc lá điện tử đang có xu hướng gia tăng và có diễn biến phức tạp ở một bộ phận các bạn học sinh. Nguyên nhân là do thói a dua, đua đòi, thích khám phá; do sự thiếu quan tâm của cha mẹ; quản lí chưa chặt chẽ tại một số Nhà trường…

- Tình trạng này đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, gây tác động tới sức khỏe, thể chất học sinh; gây ảnh hưởng tới an ninh, trật tự trường học; kéo theo nhiều tệ nạn khác…

-Để giải quyết vấn nạn cần nhiều giải pháp đồng bộ: nâng cao ý thức của các bạn học sinh; tăng cường quản lí của cha mẹ, của Nhà trường, tăng cường các hoạt động tuyên truyền bổ ích, lí thú...

-Liên hệ rút ra bài học cho bản thân.

Hướng dẫn chấm:

- Lập luận đầy đủ, chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu: 2..0-2.5 điểm.

- Lập luận tương đối đầy đủ, chưa chặt chẽ, thuyết phục; dẫn chứng tiêu biểu: 1.5-1.75 điểm

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục; có dẫn chứng: 0.75 -1.25 điểm.

-Bài viết lan man, chưa đúng trọng tâm, không có dẫn chứng: 0.25-0.5 điểm

-Không làm bài/làm lạc đề: không cho điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5

I+II

10

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 5.240
Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Chọn file tải về :
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng