Đoạn văn bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng Giang siêu hay

Viết đoạn văn (khoảng 150) chữ bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang. Đây là nội dung câu hỏi Kết nối đọc viết bài Tràng giang Ngữ văn 11 Kết nối tri thức trang 60. Sau đây là một số mẫu đoạn văn bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng Giang siêu hay đã được Hoatieu tổng hợp xin chia sẻ đến bạn đọc.

Đoạn văn bày tỏ sự tâm đắc về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang - mẫu 1

Đoạn văn bày tỏ sự tâm đắc về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang

Đoạn văn bày tỏ sự tâm đắc về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang - mẫu 2

Trong bài thơ Tràng Giang, yếu tố cổ điển đã được Huy Cận sử dụng kết hợp với nhau để khẳng định cái tôi buồn bã, cô đơn trước cuộc đời qua một nguồn cảm hứng bất tận với không gian của vũ trụ bao la. Trước hết, yếu tố cổ điển được thể hiện ở đề tài, đề tài sông nước đã xuất hiện phổ biến trong thi ca cổ. Người đọc còn cảm nhận được yếu tố ấy qua nhan đề “Tràng giang”. Tràng giang là từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng, cổ kính phảng phất phong vị Đường thi. Nhưng độc đáo nhất có lẽ phải kể đến yếu tố cổ điển trong tứ thơ. Mượn không gian hùng vĩ, đượm buồn khi chiều xuống, nhà thơ gửi gắm tâm sự của mình. Không gian càng mênh mông, rợn ngợp, con người càng nhỏ bé, cô đơn, kiếp người lênh đênh giữa dòng đời không biết đi đâu về đâu. Đây là tứ thơ quen thuộc trong thơ cổ. Đọc bài thơ, ta bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc trở đi trở lại trong áng văn thơ cổ điển. Dòng sông dài mênh mông vắt ngang bầu trời cao rộng; bến vắng cô liêu; con thuyền lênh đênh xuôi ngược; cánh chim nhỏ chao nghiêng dưới ánh hoàng hôn... Hình ảnh thơ chia thành hai hệ thống đối lập: một bên là thiên nhiên rộng lớn cao rộng, một bên là kiếp người bé nhỏ, cô đơn. Cuối cùng nhà thơ sử dụng bút pháp “họa vân hiển nguyệt” của Đường thi để bày tỏ nỗi lòng của mình trước cảnh thiên nhiên dợn ngợp.

Đoạn văn bày tỏ sự tâm đắc về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang - mẫu 3

Ở khổ thứ nhất bài thơ "Tràng Giang", người đọc có thể cảm nhận được đặc sắc nghệ thuật độc đáo của Huy Cận. Tác giả sử dụng từ láy "điệp điệp" để gợi nỗi buồn thương da diết, miên man không dứt. Đặc biệt, sự đối lập giữa "củi một cành khô" với "lạc mấy dòng" đã nhấn mạnh sự chìm nổi, cô đơn của một cái tôi mất phương hướng. Quan trọng hơn, khổ thơ đầu còn nổi bật với cấu trúc đăng đối được tác giả sử dụng triệt để: "buồn điệp điệp" đối với "nước song song", "thuyền về" đối với "nước lại", "một cành khô" đối với "lạc mấy dòng". Tất cả những dụng ý nghệ thuật đó đã góp phần diễn tả nỗi buồn trầm lắng của tác giả trước thiên nhiên. Không gian càng rộng lớn thì Huy Cận càng thấy rợn ngợp. Trong hoàn cảnh đó, nhà thơ hướng tìm sự đồng cảm của con người. Thế nhưng hình ảnh con người cũng hiện lên rất thưa thớt. Vậy nên, đứng không gian bao la, thi nhân cảm thấy bị mất phương hướng và không biết rồi sẽ đi đâu về đâu.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 10.264
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm