Soạn bài Trang Giang trang 59 ngắn nhất

Tràng giang là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Huy Cận được in trong tập Lửa thiêng. Cảm hứng sáng tác bài Tràng giang được khơi dậy từ những buổi chiều ngồi ngắm sông Hồng mênh mông ở vùng Chèm - Kẻ Vẽ. Trong chương trình Ngữ văn 2018, Tràng giang đã được đưa vào giảng dạy trong sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức tập 1. Sau đây là mẫu soạn bài Tràng giang lớp 11 Kết nối tri thức ngắn nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn bài Tràng giang lớp 11 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1. Theo bạn, vì sao người đọc lại có thể rung động trước bài thơ được viết bởi một người xa lạ, có những trải nghiệm khác biệt với mình?

Người đọc có thể rung động trước bài thơ được viết bởi một người xa lạ, có những trải nghiệm khác biệt với mình bởi bài thơ ấy thể hiện cảm xúc chân thật của người viết, người đọc hiểu và đồng cảm với tình cảm, cảm xúc ấy.

Câu hỏi 2. Bạn có cho rằng cảnh trời đất mênh mông trong buổi chiều tà thường có một ý nghĩa đặc biệt đối với tâm hồn của mỗi người? Hãy đọc một số câu thơ mà bạn biết nói về cảnh ấy, thời điểm ấy.

- Cảnh trời đất mênh mông trong buổi chiều tà thường có một ý nghĩa đặc biệt đối với tâm hồn của mỗi người.

- Một số câu thơ về buổi chiều tà:

+ Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

(Bà Huyện Thanh Quan – Qua Đèo Ngang)

+ Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

(Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm nhớ nhà)

Đọc hiểu văn bản Tràng giang

1. Chú ý điều được gợi mở từ câu thơ đề từ

Lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài

- Bâng khuâng: thể hiện được nỗi lòng của nhà thơ, thấy mênh mông, vô định, khó tả nổi cảm xúc trước không gian rộng lớn

- Trời rộng, được nhân hóa “nhớ sông dài” cũng chính là ẩn dụ nỗi nhớ của nhà thơ

- Tràng Giang thể hiện, triển khai tập trung cảm hứng ở câu đề từ

2. Hình ảnh xuất hiện ở câu cuối khổ thơ có thể gợi lên những cảm nhận gì?

Hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng” gợi lên nỗi cô đơn, lạc lõng gần như “khô héo” và thiếu sức sống. Đây cũng là tâm trạng của tác giả, nhiều người bịn rịn vì mất nước.

3. Thế nào là “sâu chót vót”?

“Sâu chót vót” là không gian được mở rộng đến hai lần: có cả chiều cao (từ mặt nước lên bầu trời) và cả chiều sâu (bầu trời dưới đáy sông sâu).

4. Chú ý đặc điểm chính tả và ngữ âm của từ láy “dợn dợn”

Từ “dợn” chuyển động uốn lên uốn xuống rất nhẹ khi bị xao động; gợn. Mặt hồ dợn sóng. Sóng dợn. Trong Tiếng Việt không có từ “dợn dợn”, đây là một chữ mới do nhà thơ chế tác.

Trả lời câu hỏi bài Tràng giang trang 60

Câu 1 trang 60 SGK Ngữ Văn 11 tập một KNTT

Bạn có cảm nhận gì về nhan đề Tràng giang? Nhan đề và lời đề từ liên quan thế nào với nội dung cảm xúc của bài thơ.

Trả lời

Nhan đề “Tràng giang” theo em hiểu đó là một con sông dài vô tận. Đồng thời, từ Tràng giang còn gợi cho em cảm giác về chiều cảm nhận được mở rộng trong không gian và thời gian. Nhờ vậy, hình ảnh con sông trong bài thơ mới hiện lên một cách rộng lớn, mênh mông hơn.

→ Nhan đề và lời đề từ đã góp một phần quan trọng giúp người đọc phần nào định hình được nội dung của tác phẩm ngay từ những dòng đầu tiên và nó giúp cho việc đọc, hiểu văn bản trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Câu 2 trang 60 SGK Ngữ Văn 11 tập một KNTT

Có thể dùng những từ ngữ nào để chỉ tính chất của khung cảnh được "vẽ" ra trong bài thơ?

Trả lời

Từ ngữ để chỉ tính chất của khung cảnh trong bài thơ như: điệp điệp, song song, đìu hiu, sâu chót vót, dợn dợn, xuống – lên, mênh mông, lớp lớp…

Câu 3 trang 60 SGK Ngữ Văn 11 tập một KNTT

Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Bạn dựa vào đầu để xác định như vậy?

Trả lời

- Bài thơ được cấu tứ theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với nhịp thơ 4/3. Lời thơ miêu tả từ ngoài vào trong, từ xa đến gần gợi cho người đọc về một không gian rộng lớn của vùng sông nước.

- Để xác định được điều đó, đầu tiên em dựa vào số từ trong mỗi dòng thơ, nhịp điệu của mỗi câu thơ, từ kết thúc của mỗi dòng thơ để xác định thể thơ của bài thơ. Tiếp đến là dựa vào các hình ảnh được sử dụng trong bài thơ: tác giả mở đầu từ hình ảnh con sóng xa xôi rồi tiến vào gần hơn đó là hình ảnh làng quê lúc chiều tà… theo thứ tự như vậy có thể xác định các ý được sắp xếp theo trình tự từ ngoài vào trong, từ xa đến gần.

Câu 4 trang 60 SGK Ngữ Văn 11 tập một KNTT

Chỉ ra sự tương phản giữa các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai. Sự tương phản đó có ý nghĩa gì và tiếp tục được triển khai ở các khổ thơ kế tiếp như thế nào?

Trả lời

- Hình ảnh tương phản trong khổ thơ thứ 2: nắng xuống – trời lên, sông dài – trời rộng – bến cô liêu.

→ Sự tương phản đó gợi lên cảm nhận về một không gian rộng lớn của vũ trụ, có nắng, có trời, có sông gợi lên một sự hùng vĩ, bao la, mênh mông của vũ trụ mà ở đó, con người trở lên thật nhỏ bé, cô đơn.

Câu 5 trang 60 SGK Ngữ Văn 11 tập một KNTT

Bài thơ có những điểm khác lạ nào trong cách sử dụng ngôn ngữ. Hãy làm rõ hiện tượng này qua phân tích một ví dụ bạn cho là tiêu biểu.

Trả lời

Tác giả đã rất khéo léo trong việc sử dụng từ ngữ bằng cách đảo tính từ lên đầu câu để nhấn mạnh sự việc, cảnh vật. Điều đó ta có thể thấy rõ qua câu thơ “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Theo bình thường, câu thơ sẽ là “Bờ xanh lặng lẽ tiếp bãi vàng”. Tác giả đã khéo léo đảo từ láy “lặng lẽ” lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sự yên ắng, đìu hiu, một không gian hiu quạnh tại những bãi nương dọc bờ sông. Qua đó, giúp người đọc thấy được sự vắng vẻ, hiu quạnh của cảnh vật hay của lòng người đang hiện hữu qua hình ảnh của cảnh vật.

Câu 6 trang 60 SGK Ngữ Văn 11 tập một KNTT

Nếu một số thi liệu truyền thống xuất hiện trong văn bản. Việc tác giả sử dụng những thi liệu ấy cho biết thêm điều gì về cầu tử của bài thơ?

Trả lời

- Thi liệu truyền thống có thể kể đến trong bài thơ: đề tài sông nước quen thuộc của thi sĩ xưa; sử dụng từ Hán Việt (tràng giang); thể thơ thất ngôn, tỏ rõ sự suy tư, cảm xúc mênh mông của con người; tứ thơ quen thuộc của thơ cô lấy cảnh vật để nói về nỗi niềm của con người.

- Tác dụng: việc sử dụng những thi liệu truyền thống giúp bài thơ mang không khí cổ điển, trầm mặc, thể hiện sự trang nhã trong lời thơ, câu từ của tác giả. Đồng thời, nó cũng góp phần trong việc thể hiện tâm tư, cảm xúc thầm kín của tác giả mang đậm một tấm lòng yêu quê hương, đất nước.

Câu 7 trang 60 SGK Ngữ Văn 11 tập một KNTT

Tràng giang thường được nhìn nhận là bài thơ giàu yếu tố tượng trưng. Bạn suy nghĩ về vấn đề đó như thế nào?

Trả lời

Theo em, bài thơ “Tràng giang” là một bài thơ giàu yếu tố tượng trưng bởi chỉ bằng những nét chấm phá đơn giản qua những hình ảnh giản dị như sóng, trời, làng xa, mây… người đọc đã có thể dễ dàng hiểu được ý đồ tác giả muốn truyền tải. Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của cảnh vật quê hương, đất nước mà ẩn sâu trong đó là tâm trạng man mác buồn, cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình trước sự hùng vĩ, bao la, mênh mông của vũ trụ. Đó là tâm hồn của một người chiến sỹ, một người thanh niên tràn ngập tình yêu quê hương, đất nước.

Câu 8 trang 60 SGK Ngữ Văn 11 tập một KNTT

Bài thơ đã giúp bạn có thêm được cảm nhận gì về đời sống, về mối quan hệ giữa con người cá nhân với vũ trụ và biển?

Trả lời

Bài thơ giúp em nhận ra thế giới này thật bao la, rộng lớn. Con người chỉ là một phần rất nhỏ bé trong vũ trụ nhưng lại không thể thiếu. Sự có mặt của chúng ta là một phần của tạo hóa, là những đóa hoa nở rộ điểm xuyến trong vũ trụ rộng lớn. Ở đó, đôi khi ta sẽ cảm thấy rất cô đơn, cô độc nhưng cũng có lúc lại cảm thấy hạnh phúc, tràn ngập tình yêu. Dù biển và vũ trụ có lớn đến đâu, con người vẫn là độc nhất, là sinh vật duy nhất trong vũ trụ có thể cảm nhận được nó.

Kết nối đọc viết bài Trang giang trang 60

Viết đoạn văn (khoảng 150) chữ bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng giang.

Kết nối đọc viết bài Trang giang trang 60

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 272
0 Bình luận
Sắp xếp theo